Bản án 08/2021/HS-ST ngày 29/01/2021 về tội tham ô tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

BẢN ÁN 08/2021/HS-ST NGÀY 29/01/2021 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Trong các ngày 28, 29/01/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 37/2020/TLST-HS ngày 22/10/2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 04/2021/QĐXXST-HS ngày 14/01/2021 đối với các bị cáo:

1. Lý Tiến B, sinh năm 1986 tại huyện C, tỉnh T; nơi cư trú: Tổ 1, thị trấn M, huyện M, tỉnh Hà Giang; khi phạm tội là nhân viên hợp đồng Ban quản lý dự án bảo vệ & phát triển rừng huyện M, tỉnh H; là Đảng viên Đảng CSVN (bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo quyết định số 57-QĐ/UBKTHU ngày 16/5/2019 của UBKT huyện ủy M); trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Dao; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; con ông Lý Kim S (đã chết) và bà Đặng Thị M (đã chết); vợ là Hoàng Thị L, sinh năm 1984; có 02 con, con lớn sinh năm 2011, con nhỏ sinh năm 2019; tiền án, tiền sự: Không; bị bị bắt ngày 15/5/2019, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

2. Nguyễn Đình T, sinh năm 1978, tại thành phố T, tỉnh T; nơi cư trú: Tổ 14, phường N, thành phố H, tỉnh Hà Giang; khi phạm tội là Phó Ban quản lý dự án bảo vệ & phát triển rừng huyện M, tỉnh Hà Giang; là Đảng viên Đảng CSVN (bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo quyết định số 27-QĐ/UBKTĐUK ngày 22/02/2019 của UBKT Đảng ủy khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh Hà Giang);

trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; con ông Nguyễn Đình D (đã chết) và bà Nguyễn Thị N sinh năm 1954; vợ là Nguyễn Thị L, sinh năm 1981; có 02 con, con lớn sinh năm 2008, con nhỏ sinh năm 2019; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt ngày 20/11/2019, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

3. Trương Văn S, sinh năm 1981, tại huyện C, tỉnh T; nơi cư trú: Tổ 2, thị trấn M, huyện M, tỉnh Hà Giang; khi phạm tội là Phó Ban quản lý dự án bảo vệ & phát triển rừng huyện M, tỉnh Hà Giang; là Đảng viên Đảng CSVN (bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo quyết định số 05-QĐ/UBKTHU ngày 25/10/2020 của UBKT huyện ủy M); trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Dao; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; con ông Trương Đình K (đã chết) và bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1947; vợ là Nguyễn Thị Ngọc B, sinh năm 1983; có 02 con, con lớn sinh năm 2008, con nhỏ sinh năm 2016; tiền án, tiền sự: Không; bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

4. Nông Thị Lâm N, sinh năm 1992, tại huyện L, tỉnh Y; nơi cư trú: Thôn H, xã T, huyện M, tỉnh Hà Giang; khi phạm tội là nhân viên hợp đồng Ban quản lý dự án bảo vệ & phát triển rừng huyện M, tỉnh Hà Giang; trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nữ; con ông Nông Đức L, sinh năm 1959 và bà Thiều Thị T, sinh năm 1960; chồng, con: Chưa có; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt ngày 06/02/2020, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình T: Bà Viên Thị Vân - Luật sư của Văn phòng luật sư Phạm Thị Loan và các cộng sự thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Hà Giang; có mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo Lý Tiến B: Ông Nguyễn Xuân Giang - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Giang; có mặt.

- Bị hại: Ủy ban nhân dân huyện M, tỉnh Hà Giang. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Cao C - Chủ tịch UBND huyện M, tỉnh Hà Giang. Người được ủy quyền: Ông Tề Văn L - Phó ban quản lý dự án bảo vệ & phát triển rừng huyện M, tỉnh Hà Giang; địa chỉ: Tổ 3, thị trấn M, huyện M, tỉnh Hà Giang; có mặt.

- Người làm chứng có mặt tại phiên tòa: Ông Ma Quốc T, ông Cao Xuân T, ông Nguyễn Văn L, ông Đinh Văn T, ông Bùi Nguyên N, ông Hoàng Văn C, ông Nguyễn Gia V, ông Nông Văn N, ông Sùng Mí S, ông Vàng Mí S, ông Nguyễn Văn H, ông Phàn Lão U, ông Thào Minh T, ông Hoàng Văn H, ông Nùng Xuân V (Nùng A V), ông Nguyễn Quốc H, ông Hoàng Văn C, ông Trần Văn M, ông Lò Ngọc H, ông Thào Mí S, ông Hoàng Văn T.

- Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa: Ông Phùng Quang H, bà Trần Thị H, ông Bùi Duy T, ông Nông Văn S, ông Sùng Mí C, ông Thò Mí D, ông Vàng Mí C, ông Sùng Mí S, bà Lầu Thị M, ông Mò Văn T, ông Ly Mí C, ông Chảo Chỉn S, ông Sùng Mí N, ông Phàn Quầy C, ông Vừ Mí H.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Hồi 08 giờ 30 phút, ngày 14/5/2019 Cơ quan CSĐT Công an huyện M, tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của ông Trương Văn S, chức vụ: Phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiêm Phó trưởng ban chuyên trách Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện M (sau đây viết tắt là BQLDA), tố giác hành vi tham ô tài sản của Lý Tiến B - Thủ quỹ của BQLDA xâm tiêu tiền hỗ trợ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng năm 2018.

Quá trình triển khai thực hiện dự án: Căn cứ Quyết định số 57/QĐ -TTg, ngày 09/01/2012, của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16/6/2017, của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”; Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng.

Tại các giai đoạn trên, chương trình bảo vệ và phát triển rừng và chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững có mục tiêu là: “Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; nâng độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2020; tăng năng xuất chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng giá trị gia tăng; đáp ứng nhu cầu gỗ lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Nhiệm vụ là bảo vệ và phát triển rừng…” Để thực hiện triển khai dự án, UBND tỉnh Hà Giang đã ra các Quyết định số 671/QĐ-UBND, ngày 27/4/2012; Quyết định số 31/QĐ-UB ngày 05/01/2018, về việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, để tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, tỉnh đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm: Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối Nông, Lâm nghiệp; Ủy viên Thường trực là Chi cục kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp; các thành viên là 14 sở, ngành của tỉnh, trong đó có Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012) và Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 886/ QĐ-TTg, ngày 16/06/2017) của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ công văn số 3062/UBND-NNTN ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc kiện toàn BQLDA bảo vệ và phát triển rừng các cấp. Đối với Ban quản lý dự án bảo vệ &phát triển rừng huyện M là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND huyện M, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện M. Với chức năng làm chủ đầu tư các dự án bảo vệ và phát triển rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, BQLDA chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả đầu tư của dự án. Xây dựng kế hoạch phương án trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng phòng hộ, triển khai thực hiện các khu rừng giống chuyển hóa, hướng dẫn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng… đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của BQLDA.

Theo Quyết định số: 770/QĐ-UB, ngày 24/4/2014 của UBND huyện M về việc kiện toàn BQLDA, bị cáo Nguyễn Đình T được giao nhiệm vụ làm Phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiêm Phó trưởng ban thường trực BQLDA, từ ngày 24/4/2014 đến ngày 23/02/2018.

Theo Quyết định số: 399/QĐ-UB, ngày 05/4/2018 của UBND huyện M, bị cáo Trương Văn S được giao nhiệm vụ làm Phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, kiêm Phó trưởng ban chuyên trách BQLDA, từ ngày 05/4/2018 đến tháng 12/2019.

Từ năm 2013 đến ngày 20/4/2019, bị cáo Lý Tiến B là nhân viên hợp đồng được giao nhiệm vụ là cán bộ kỹ thuật, kiêm thủ quỹ của BQLDA.

Từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2019, bị cáo Nông Thị Lâm N là nhân viên hợp đồng được giao nhiệm vụ là kế toán của BQLDA.

Kết quả điều tra đã xác định: Từ năm 2016, 2017, 2018, các bị cáo nguyên là Phó ban chuyên trách BQLDA và các nhân viên BQLDA đã không thực hiện đúng quy trình của dự án, lập hồ sơ quyết toán khống, lập chứng từ khống để rút tiền chiếm đoạt, cụ thể như sau:

Năm 2016: BQLDA đã thực hiện 09 công trình lâm sinh.Trong đó:

- Có 03 công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và Hợp đồng bảo vệ, gồm:

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 1 năm 2016, diện tích 1.991,5 ha, số tiền đã rút là 163.802.867đ;

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 2 năm 2016, diện tích 4.926,2 ha, số tiền đã rút là 1.215.847.600đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 3 năm 2016, diện tích 72,7ha, số tiền đã rút là 10.654.600đ;

- Có 05 công trình lâm sinh đã hết niên hạn bảo vệ theo hồ sơ thiết kế và hết thời hạn Hợp đồng bảo vệ từ năm 2015, gồm:

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 4 năm 2016, diện tích 2.535,8 ha; số tiền đã rút là 625.828.400đ;

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 5, năm 2016 diện tích 1.010,7 ha; số tiền đã rút là 249.478.600đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 4 năm 2016, diện tích 190,7 ha; số tiền đã rút là 28.018.600đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 6 năm 2016, diện tích 154,3 ha; số tiền đã rút là 22.691.400đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 7 năm 2016, diện tích 100,3 ha, số tiền đã rút là 14.699.400đ;

- Đối với công trình bảo vệ rừng tự nhiên năm 6, diện tích 157,1ha: Có hồ sơ thiết kế đến năm 2017, nhưng đã hết thời hạn Hợp đồng bảo vệ từ năm 2015, số tiền đã rút là 38.785.800đ.

Tổng số tiền BQLDA đã lập hồ sơ rút vốn để chi tiền công bảo vệ rừng đối với 09 công trình lâm sinh trên là 2.369.807.267đ. Sau khi rút số tiền trên, bị cáo B đã cấp phát cho các hộ dân tổng số tiền là 957.463.403đ, trong đó:

Số tiền cấp phát cho các hộ dân đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 584.191.012đ; số tiền đã phát cho các hộ dân đứng tên trong danh sách nhận tiền đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 373.272.391đ.

Số tiền đã chiếm đoạt năm 2016 là 1.412.343.864đ, trong đó: Số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 806.114.055đ; số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 606.229.809đ.

Bị cáo Nguyễn Đình T và bị cáo Nông Thị Lâm N không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thời hạn Hợp đồng đối với các hộ dân tham gia dự án và niên hạn hồ sơ thiết kế của một số công trình lâm sinh từ những năm trước, nên mặc dù đã hết thời hạn Hợp đồng và hết niên hạn bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế đối với một số công trình lâm sinh, nhưng các bị cáo đã sử dụng số liệu của những năm trước đăng ký bảo vệ rừng với sở Nông nghiệp để được cấp vốn; sau khi được giao vốn, các bị cáo và cán bộ kỹ thuật của BQLDA lập Biên bản nghiệm thu và biên bản xác định khối lượng hoàn thành theo Hợp đồng khống để làm hồ sơ rút tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện M.

Bị cáo N là kế toán BQLDA, không đi nghiệm thu thực tế đã ký khống biên bản nghiệm thu để làm hồ sơ rút vốn, do không nắm được danh sách các hộ dân, diện tích bảo vệ của từng hộ, từng xã nên việc lập danh sách phát tiền cho các hộ dân bảo vệ rừng do bị cáo B là thủ quỹ của BQLDA thực hiện.

Trước Cơ quan điều tra bị cáo B thừa nhận toàn bộ số tiền 2.369.807.267đ rút về quỹ của BQLDA, bị cáo là người được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện việc cấp phát tiền cho các hộ dân tham gia dự án; nguyên nhân chưa phát tiền cho một số hộ dân là do bị cáo T đã nhiều lần vay quỹ cơ quan với số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng, khi nhận tiền bị cáo B có cho T ký xác nhận số tiền vay vào sổ tay của bị cáo B nhưng quyển sổ này bị thất lạc. Theo chỉ đạo của T, bị cáo B đã sử dụng quỹ cơ quan để chi tiếp khách, ngoại giao không có chứng từ với tổng số tiền khoảng 150.000.000đ nên không có tiền phát cho các hộ dân.

Quá trình phát tiền bị cáo B cho các hộ dân ký nhận trên danh sách phát tiền và cho đại diện UBND xã ký, đóng dấu xác nhận, sau đó mang về cất tại tủ của BQLDA, không đưa vào hồ sơ quyết toán. Đối với hồ sơ quyết toán, do còn một số hộ dân chưa được nhận tiền nên bị cáo đã lập khống toàn bộ danh sách phát tiền, ký mạo chữ ký các hộ nhận tiền (không có đại diện UBND xã ký, đóng dấu xác nhận), sau đó chuyển cho bị cáo N, bị cáo T ký hoàn tất chứng từ đưa vào hồ sơ quyết toán; về lý do không sử dụng danh sách phát tiền có xã xác nhận vào hồ sơ quyết toán, vì B cho rằng đưa vào sẽ không đồng bộ với danh sách số tiền chưa phát, dễ bị phát hiện khi duyệt quyết toán.

Bị cáo B khai việc làm khống chứng từ nêu trên bị cáo T biết vì trên danh sách cấp phát tiền (có xác nhận của UBND xã) và danh sách cấp phát tiền trong hồ sơ quyết toán bị cáo T đều ký xác nhận. Cơ quan điều tra đã thu giữ tài liệu gồm các danh sách phát tiền có xác nhận của UBND xã như trên, khớp với lời khai của bị cáo B. Tuy nhiên, bị cáo T không thừa nhận việc vay quỹ cơ quan; không thừa nhận đã chỉ đạo B sử dụng quỹ cơ quan để tiếp khách ngoại giao; không biết việc B làm khống chứng từ.

Năm 2017: BQLDA đã thực hiện 09 công trình lâm sinh. Trong đó:

- Có 03 công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và Hợp đồng bảo vệ, gồm:

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 2 năm 2017, diện tích 1.991,5 ha, số tiền đã rút là 796.600.000đ;

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 3 năm 2017, diện tích 4.926,2 ha, số tiền đã rút là 1.970.480.000đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 4, diện tích 136,9 ha; số tiền đã rút là 54.759.900đ;

- Có 05 công trình lâm sinh đã hết niên hạn bảo vệ theo hồ sơ thiết kế và hết thời hạn Hợp đồng bảo vệ từ năm 2015, gồm:

Bảo vệ rừng tự nhiên năm 5, diện tích 5.438,5ha, số tiền đã rút là 2.175.400.000đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 5, diện tích 400 ha, số tiền đã rút là 160.000.000đ; Bảo vệ rừng tự nhiên năm 6, diện tích 1.316,3 ha, số tiền đã rút là 526.520.000đ;

Bảo vệ rừng trồng năm 6, diện tích 300 ha, số tiền đã rút là 120.000.000đ; Bảo vệ rừng trồng năm 7, diện tích 154,3ha, số tiền vốn đã rút là 61.720.000đ - Đối với công trình Bảo vệ rừng tự nhiên năm 7, diện tích 1.000 ha: Có hồ sơ thiết kế đến năm 2017, nhưng hợp đồng hết niên hạn từ năm 2015 số tiền đã rút là 400.000.000đ.

BQLDA lập hồ sơ rút vốn để chi tiền công bảo vệ rừng là: 6.265.480.000đ. Sau khi rút vốn, bị cáo B lập danh sách phát tiền và đã phát 2.067.640.000đ, trong đó: Số tiền đã phát cho các hộ dân đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là: 214.720.000đ; số tiền đã phát cho các hộ dân đứng tên trong danh sách nhận tiền đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là:1.852.920đ.

Số tiền đã chiếm đoạt năm 2017 là 4.197.840.000đ, trong đó: Số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 2.607.120.000đ; số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là: 1.590.720.000đ.

Quá trình điều tra xác định: Bị cáo T và bị cáo N thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thời hạn hợp đồng của các hộ dân tham gia dự án và niên hạn thiết kế bảo vệ rừng của một số công trình lâm sinh từ những năm trước, nên mặc dù đã hết hợp đồng và hết niên hạn bảo vệ rừng đối với một số công trình lâm sinh, nhưng các bị cáo vẫn đăng ký bảo vệ rừng với Sở nông nghiệp để được cấp vốn. Sau khi được giao vốn các bị cáo lập Biên bản nghiệm thu khống để rút tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện M.

Trước Cơ quan điều tra, bị cáo B khai: Ngày 23/11/2017, sau khi rút vốn theo Quyết định số 821/QĐ-UBND, ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Hà Giang, với tổng số tiền là 3.827.727.111đ, bị cáo B quản lý tiền tại quỹ BQLDA nhưng bị cáo T không chỉ đạo giải ngân ngay; thời gian này bị cáo T có vay quỹ cơ quan nhiều lần với tổng số tiền khoảng 500.000.000đ, khi cho bị cáo T vay tiền, bị cáo T có ký nhận vào sổ tay của bị cáo B, hiện nay quyển sổ này bị thất lạc.

Ngày 28/12/2017, sau khi rút vốn theo Quyết định số 2680, ngày 13/12/2017, của UBND tỉnh Hà Giang tổng số tiền 2.619.399.900đ (gồm các khoản tiền rút vốn để chi cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng là 2.437.752.889đ; chi phí phục vụ là 13.647.011đ; chăm sóc bảo vệ rừng trồng là 168.000.000đ), bị cáo T đã chỉ đạo chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của bị cáo T, đến nay chưa trả nên không có tiền để phát cho các hộ dân.

Khoảng tháng 2/2018, sau khi có một số hộ dân đòi tiền bảo vệ rừng năm 2017, bị cáo T đã chỉ đạo bị cáo B dùng nguồn đã rút từ Quyết định số 821/QĐ- UBND còn khoảng trên 3 tỷ đồng, để phát cho các hộ dân. Khi lập danh sách phát tiền bị cáo T chỉ đạo bị cáo B lập lồng ghép cả Quyết định 821/QĐ-UBND và 2680/QĐ-UBND, trên cùng một danh sách phát tiền và thực hiện việc cấp phát như sau: Phát số tiền 711.622.079đ cho các hộ dân được nhận tiền từ Quyết định 821/QĐ-UBND; phát số tiền 1.559.857.921đ cho các hộ dân được nhận tiền từ Quyết định 2680/QĐ-UBND. Tổng số tiền công bảo vệ rừng đã cấp phát cho các hộ dân là 2.311.480.000đ.

Tại Cơ quan điều tra, bị cáo T khai: Ngày 28/12/2017 ông Vũ T là Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh M thông báo không có đủ tiền mặt để BQLDA rút số tiền 2.619.399.900đ nên bị cáo T chỉ đạo bị cáo B chuyển số tiền 2.619.399.900đ vào tài khoản cá nhân của T. Đến ngày 10/01/2018, bị cáo T đã rút toàn bộ số tiền trên giao cho bị cáo B nhập quỹ cơ quan, khi rút tiền có bà Nguyễn Thị Thanh A, cán bộ thủ quỹ Ngân hàng nhìn thấy bị cáo B cùng đến quầy giao dịch Ngân hàng để nhận tiền.

Kết quả điều tra xác định: Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc của bị cáo B, Cơ quan điều tra thu giữ 01 giấy chuyển tiền với nội dung: Ngày 28/12/2017, bị cáo B chuyển vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Đình T 2.619.399.900đ. Theo chứng từ của BQLDA, số tiền này là các khoản tiền do BQLDA đã lập hồ sơ rút vốn để thanh toán tiền trả công bảo vệ rừng tự nhiên cho các hộ dân tham gia dự án trong kế hoạch vốn đợt 2 năm 2017. Sau khi Kho bạc huyện M có các lệnh thanh toán gửi đến Agribank - Chi nhánh M, thì bị cáo B đi rút tiền tại Ngân hàng nhưng không mang tiền về quỹ, mà chuyển vào tài khoản cá nhân của bị cáo T. Cơ quan điều tra đã đề nghị Ngân hàng Agribank cung cấp tài liệu, tiến hành ghi lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh A - Nguyên thủ quỹ Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện M, bà A xác nhận bị cáo T đến Ngân hàng rút số tiền 2.619.399.900đ vào ngày 10/1/2018, bà A chi đủ số tiền T rút nhưng không nhìn thấy ai đi cùng T đến Ngân hàng nhận tiền.

Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, ông Nguyễn T là Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh M khẳng định: Ngày 28/12/2017, ông T không trao đổi với bị cáo T về việc chuyển tiền của BQLDA vào tài khoản cá nhân của T như nội dung T khai tại cơ quan điều tra. Ngân hàng Agribank tỉnh Hà Giang cung cấp số liệu tồn quỹ tiền mặt cuối ngày 28/12/2017 của đơn vị là 7.348.000.000đ.

Trên chứng từ thể hiện ngày 28/12/2017 sau khi rút số tiền trên, bị cáo T đã ký phiếu thu để nhập số tiền 2.619.399.900đ vào quỹ của BQLDA, nhưng trên thực tế số tiền này T đã chỉ đạo B chuyển vào tài khoản cá nhân của T. Ngày 10/01/2018, bị cáo T thực hiện giao dịch rút số tiền 2.620.000.000đ, từ tài khoản cá nhân của T tại Ngân hàng AgriBank chi nhánh M. Trong hồ sơ quyết toán, danh sách phát tiền cho các hộ dân được lập lồng ghép các Quyết định số 821/QĐ-UBND và Quyết định số 2680/QĐ-UBND, như lời khai của bị cáo B.

Quá trình điều tra không có đủ căn cứ xác định bị cáo T vay quỹ cơ quan khoảng 500.000.000đ từ nguồn tiền của Quyết định 821/QĐ-UBND như lời khai của bị cáo B. Không có căn cứ xác định bị cáo T đã trả vào quỹ của BQLDA số tiền 2.619.399.900đ.

Kết quả xác minh đối với các hộ dân bị cáo B khai đã phát tiền, họ đều xác nhận được nhận tiền và ký nhận trên danh sách phát tiền, danh sách phát tiền của các hộ dân được nhận tiền có xác nhận của đại diện UBND xã.

Ngày 30/09/2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang tiến hành làm việc với bị cáo T, bị cáo đã thừa nhận vào ngày 28/12/2017 thời điểm đó gần tết dương lịch nên đã chỉ đạo B chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của bị cáo, bị cáo biết việc làm đó là sai quy định. Bị cáo cho rằng, ngày 10/1/2018 bị cáo đến Ngân hàng AgriBank chi nhánh M rút tiền ra và đưa lại cho B, tuy nhiên không có tài liệu gì chứng minh nên bị cáo T chịu trách nhiệm về số tiền 2.619.399.900đ.

Tổng số tiền 4.197.840.000đ, bị cáo B và T đã chiếm đoạt không phát cho các hộ dân năm 2017, bị cáo T phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt số tiền 2.619.399.900đ; bị cáo B phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt số tiền 1.578.440.000đ.

Như vậy, tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt năm 2016; năm 2017 là 5.610.183.864đ. Trong đó, bị cáo T chiếm đoạt 2.619.399.900đ, bị cáo B chiếm đoạt 2.990.783.874đ.

Việc khắc phục hậu quả của các bị cáo trước khi khởi tố vụ án: Bị cáo B khai, vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019 Cơ quan Công an khởi tố điều tra 02 vụ án tại huyện B và V liên quan đến hành vi chiếm đoạt tiền bảo vệ rừng đáng lẽ người dân là đối tượng được thụ hưởng nên chiều ngày 17/2/2019, bị cáo B từ thành phố T, tỉnh T về huyện M, trên đường bị cáo T gọi điện hẹn gặp B tại đối diện tòa nhà Viettel (thuộc tổ 14, Phường N, TP H) và đưa cho B 900.000.000đ để B đi cấp phát trả lại tiền cho các hộ dân từ năm 2017 chưa được nhận tiền bảo vệ rừng. Khoảng 02 tuần sau, bị cáo B sử dụng số tiền này cùng Đinh Văn T là cán bộ kỹ thuật BQLDA đi phát tiền bảo vệ rừng năm 2017 cho các hộ dân xã L 313.600.000đ, xã T 316.600.000đ. Khoảng tháng 3/2019 bị cáo B cho bị cáo S vay 60.000.000đ; còn lại 209.800.000đ, B khai đã cùng T đến thị trấn M sử dụng chi trả cho các hộ dân 174.994.903đ, số còn lại trả tiền chi tiếp khách cho đơn vị.

Kết quả điều tra xác định vào khoảng thời gian đầu năm 2019, các hộ dân xã L và xã T đã được nhận số tiền bảo vệ rừng năm 2017 như bị cáo B khai báo; tài liệu thu giữ tại BQLDA thể hiện trên danh sách phát tiền có xác nhận của đại diện UBND xã; ông Đinh Văn T thừa nhận được đi cùng bị cáo B phát tiền, bị cáo S không thừa nhận vay bị cáo B 60.000.000đ.

Bị cáo B khai tháng 4/2019, sau khi có đoàn Thanh tra của sở Tài chính lên làm việc với BQLDA, bị cáo S chỉ đạo bị cáo B cùng với Đinh Văn T đi phát tiền cho các hộ dân từ những năm 2016, 2017 chưa được nhận tiền. Bị cáo chỉ biết nguồn tiền mang đi phát là do bị cáo T đưa cho bị cáo S nhưng không biết rõ số tiền bao nhiêu, vì Đinh Văn T là người quản lý và trực tiếp phát tiền, khi đi phát tiền bị cáo B đã dùng tiền T đưa còn thừa từ trước phát thêm 65.674.903đ, để cùng Đinh Văn T chi tiền cho các hộ dân chưa được nhận tiền năm 2016 thuộc các xã N là 52.749.161đ, xã T là 146.365.943đ. Các hộ dân chưa được nhận tiền năm 2017 tại các xã C 172.960.000đ, xã N 85.480.000đ, xã T 237.200.000đ. Bị cáo B khai việc bị cáo T đưa tiền cho bị cáo S là để nhờ S chỉ đạo cán bộ BQLDA đi phát tiền cho các hộ dân chưa được nhận tiền công bảo vệ rừng từ năm 2017, vì cán bộ của BQLDA không biết danh sách các hộ dân chưa được nhận tiền nên mới chỉ đạo bị cáo B đi phát cùng.

Bị cáo S khai, được T đưa tổng số tiền 630.000.000đ, để nhờ S chỉ đạo nhân viên BQLDA đi phát tiền cho các hộ dân chưa được nhận tiền năm 2016, 2017. Khi đưa tiền T không nói rõ là tiền do T nhờ khắc phục hậu quả hay tiền T cho B vay để khắc phục hậu quả, S đã chỉ đạo ông Đinh Văn T cùng với bị cáo B đi cấp phát tiền cho các hộ dân chưa được nhận tiền năm 2016 - 2017 như nội dung B đã khai báo. Ngày 30/09/2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang tiến hành làm việc với Nguyễn Đình T, bị cáo T đã thừa nhận việc đưa cho B số tiền 900.000.000đ để khắc phục hậu quả như lời khai của B và đưa cho S 630.000.000đ nhờ S chỉ đạo nhân viên đi khắc phục hậu quả trả lại tiền cho các hộ dân.

Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh về lời khai của bị cáo B về việc phát tiền bảo vệ rừng năm 2016-2017 cho các hộ dân vào thời gian đầu năm 2019 (từ nguồn tiền do bị cáo T đưa), kết quả xác định: Các hộ dân được nhận tiền do bị cáo B và ông Đinh Văn T phát vào tháng 02 và tháng 4/2019, phù hợp với lời khai của bị cáo B nêu trên.

Số tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả vào đầu năm 2019 bằng việc chi trả cho các hộ dân nhận khoán năm 2016 - 2017 là 1.434.275.104đ. Số tiền các bị cáo chiếm đoạt, chưa phát cho các hộ dân năm 2016 - 2017 là 4.175.908.761đ, cụ thể như sau:

- Năm 2016: Số tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả là 199.115.104đ, trong đó đã cấp phát cho các hộ dân đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 85.594.565đ; đã cấp phát cho các hộ dân đứng tên trong danh sách nhận tiền đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 113.520.538đ. Tổng số tiền chưa khắc phục năm 2016 là 1.213.228.760đ.

- Năm 2017: Số tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả là 1.235.160.000đ, trong đó đã cấp phát cho các hộ dân đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 528.120.000đ; cấp phát cho các hộ dân đứng tên trong danh sách nhận tiền đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 707.040.000đ. Tổng số tiền phải khắc phục năm 2017 là 2.962.680.000đ.

Năm 2018: BQLDA đã thực hiện 11 công trình lâm sinh. Trong đó:

- 04 công trình lâm sinh bảo vệ rừng tự nhiên có hồ sơ thiết kế và Hợp đồng bảo vệ, gồm: Bảo vệ rừng tự nhiên năm 1 năm 2018, diện tích 311,4 ha; Bảo vệ rừng tự nhiên năm 3 năm 2018, diện tích 1991,5 ha; Bảo vệ rừng tự nhiên năm 4 năm 2018, diện tích 4.926,2ha; Bảo vệ rừng trồng năm 5 năm 2018, diện tích 70,5 ha;

- 02 công trình lâm sinh hồ sơ thiết kế đã hết hạn, không có hợp đồng bảo vệ, gồm: Bảo vệ rừng tự nhiên năm 6 năm 2018, diện tích 2.535,8 ha; Bảo vệ rừng tự nhiên năm 7 năm 2018, diện tích 1.010,7 ha;

- Đối với bảo vệ rừng trồng năm 6 năm 2018, diện tích 190,7 ha: Có hồ sơ thiết kế đến năm 2017 nhưng hợp đồng đã hết niên hạn từ năm 2015;

- 04 công trình lâm sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng với tổng diện tích là 444,8ha: Có hồ sơ thiết kế và Hợp đồng bảo vệ.

Tổng số tiền BQLDA lập hồ sơ rút vốn để chi cho các hộ dân tham gia dự án đối với 11 công trình lâm sinh trên là 4.672.405.000đ, trong đó: Tiền công chăm sóc và bảo vệ rừng trồng là 844.975.000đ; tiền công bảo vệ rừng tự nhiên 3.827.430.000đ. Sau khi rút tiền, bị cáo B đã phát cho đại diện các hộ nhận chăm sóc và bảo vệ rừng trồng là 515.990.000đ, đại diện các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên là 16.020.975đ; còn lại 4.140.394.025đ, không phát cho các hộ dân, gồm: Tiền công bảo vệ rừng tự nhiên là 3.811.409.025đ và tiền công chăm sóc, bảo vệ rừng trồng là 328.985.000đ. Trong đó: Số tiền chiếm đoạt của các hộ dân có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 2.847.415.000đ; số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng là 1.292.979.025đ.

Kết quả điều tra xác định: bị cáo Trương Văn S và bị cáo Nông Thị Lâm N đã thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thời hạn hợp đồng với các hộ dân tham gia dự án và niên hạn hồ sơ thiết kế của một số công trình lâm sinh từ những năm trước; nên mặc dù đã hết hợp đồng và hết niên hạn hồ sơ thiết kế đối với một số công trình lâm sinh, nhưng các bị cáo vẫn đăng ký bảo vệ rừng với Sở nông nghiệp để được cấp vốn; sau khi được giao vốn đã lập biên bản nghiệm thu khống để rút tiền tại Kho bạc Nhà nước huyện M như năm 2016, 2017.

Trước Cơ quan điều tra bị cáo B khai: Số tiền đã rút về quỹ của BQLDA chưa thực hiện giải ngân là 4.672.405.000đ. Số tiền này do bị cáo quản lý, tuy nhiên bị cáo đã chi ngoài theo chỉ đạo của bị cáo S (chi tiếp khách, ngoại giao) khoảng 150.000.000đ; Đưa cho bị cáo S vay quỹ cơ quan nhiều lần với tổng số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng; cho cán bộ trong cơ quan vay từ nguồn tiền chưa phát cho các hộ dân trên, gồm: Đinh Văn T số tiền là 50.000.000đ; Phùng Quang H số tiền là 100.000.000đ, Nông Thị Lâm N số tiền là 100.000.000đ; Trần Thạch H số tiền là 160.000.000đ, còn lại bị cáo B khai đã sử dụng chi tiêu cá nhân khoảng 2.380.000.000đ nên không có tiền để phát cho các hộ dân. Khi cho S vay tiền quỹ cơ quan, bị cáo có ghi vào sổ tay và cho bị cáo S ký xác nhận, quyển sổ này hiện đã bị thất lạc. Bị cáo S không thừa nhận việc chỉ đạo bị cáo B sử dụng tiền quỹ của cơ quan để chi ngoài, không vay tiền quỹ cơ quan, quá trình điều tra không thu giữ được tài liệu gì chứng minh cho lời kh ai của B. Ông Đinh Văn T, Phùng Quang H, không thừa nhận được vay quỹ cơ quan như lời khai của bị cáo B; đối với ông Trần Thạch H đã vắng mặt tại địa phương từ trước khi bị cáo B bị bắt, kết quả xác minh chưa xác định được hiện ông H đang ở đâu; bị cáo Nông Thị Lâm N thừa nhận có vay tiền cá nhân của bị cáo B chứ không vay quỹ cơ quan, việc vay mượn thực hiện nhiều lần, mỗi lần vài triệu nên không nhớ số tiền đã vay. Cơ quan điều tra đã tiến hành đối chất giữa bị cáo B với bị cáo N, ông T, ông H, nhưng không có kết quả, nên lời khai của bị cáo B về việc sử dụng số tiền chiếm đoạt như trên là không có căn cứ.

Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt năm 2016, 2017, 2018 là 9.750.577.889đ, trong đó: Số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng bảo vệ là: 6.260.649.055đ; số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng bảo vệ là: 3.489.928.834đ, cụ thể:

Năm

Có hồ sơ và hợp đồng bảo vệ

 

Tổng

 

 

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Không có hồ sơ Rừng tự nhiên

 

2016

806.114.055

 

606.229.809

1.412.343.864

2017

2.607.120.000

 

1.590.720.000

4.197.840.000

2018

2.518.430.000

328.985.000

1.292.979.025

4.140.394.025

Tổng cộng

6.260.649.055

3.489.928.834

9.750.577.889

Năm 2019 các bị cáo đã khắc phục hậu quả cấp phát trả cho các hộ dân tham gia dự án với tổng số tiền là 1.434.275.103đ. Tổng số tiển chưa khắc phục là 8.316.302.785đ, trong đó: Số tiền chiếm đoạt từ các công trình lâm sinh có hồ sơ thiết kế và hợp đồng bảo vệ là: 5.646.934.490đ; số tiền chiếm đoạt đối với các công trình lâm sinh không có hồ sơ thiết kế và hợp đồng bảo vệ là: 2.669.368.295đ, cụ thể:

Năm

Có hồ sơ

Không có hồ sơ Rừng tự nhiên

Tổng số

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

2016

720.519.490

 

492.709.271

1.213.228.761

2017

2.079.000.000

 

883.680.000

2.962.680.000

2018

2.518.430.000

328.985.000

1.292.979.025

4.140.394.025

Tổng cộng

5.646.934.490

2.669.368.295

8.316.302.785

 [ Kết quả điều tra về số tiền chiếm đoạt: Bị cáo Lý Tiến B khai trong thời gian đầu năm 2018 đã sử dụng số tiền chiếm đoạt của BQLDA để chuyển cho ông Trần Đình T, sinh năm 1968; địa chỉ: Cụm 2, Thôn T, xã S, huyện Đ, Thành phố H nhiều lần tiền với tổng số tiền là 930.000.000đ. Ban đầu bị cáo B khai là chuyển tiền để cùng chung mua đất ở thành phố H, nhưng do không có tài liệu chứng minh nên bị cáo đã thay đổi lời khai là cho ông T vay tiền. Khi cho ông T vay tiền, bị cáo B đã chuyển 500.000.000đ vào tài khoản của bà Nguyễn Thị T sinh năm 1981; địa chỉ: Thôn N, xã Đ, huyện H, thành phố H và chuyển qua bưu điện cho bà Phan Thị địa chỉ Thôn L, xã Đ, huyện H, Thành phố H, số tiền 430.000.000. Tuy nhiên, quá trình làm việc với cơ quan điều tra ông T không thừa nhận nội dung trên mà khai là tiền do B chuyển nhờ mua ô tô nhãn hiệu KIA màu đen, đến nay B đã bán chiếc xe này.

Cơ quan điều tra tiến hành triệu tập bà Phan Thị P là người có liên quan đến việc bị cáo B đã chuyển 430.000.000đ qua bưu điện cho ông Trần Đình T, nhưng hiện nay bà P vắng mặt tại địa phương. Do lời khai của ông T có nhiều mâu thuẫn với lời khai của bị cáo B, nên Cơ quan điều tra đã triệu tập ông T đến cơ quan điều tra nhiều lần để tiếp tục làm rõ và thực hiện việc đối chất với bị cáo B. Tuy nhiên, ông T không có mặt theo giấy triệu tập và hiện nay chưa xác định được bà Phan Thị P đang ở đâu nên chưa đủ căn cứ để xác định việc sử dụng số tiền chiếm đoạt theo lời khai của bị cáo B, chưa có khả năng truy thu, nên chưa đề cập xử lý trong vụ án này.

Cáo trạng số 13/CT-VKS-P1 ngày 20/10/2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố bị cáo Lý Tiến B về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Nguyễn Đình T bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự. Các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang giữ nguyên quan điểm truy tố, sau khi phân tích đánh giá chứng cứ, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo đã đề nghị Hội đồng xét xử:

- Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Lý Tiến B phạm tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Nguyễn Đình T phạm các tội “Tham ô tài sản” "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", theo điểm a khoản 4 Điều 353 và điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự. Các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

- Về hình phạt chính: Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm g khoản 1 Điều 52; điểm b, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Lý Tiến B 20 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 15/5/2019.

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm c khoản 3 Điều 360; điểm b, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 55 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T từ 12 đến 14 năm tù về tội "Tham ô tài sản" và từ 03 đến 04 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội, buộc bị cáo T phải chấp hành từ 15 đến 18 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 20/11/2019.

Áp dụng điểm c khoản 3 Điều 360; điểm a, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54, Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Trương Văn S từ 02 năm 06 tháng đến 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo S cho cơ quan nơi bị cáo công tác giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Áp dụng điểm c khoản 3 Điều 360; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nông Thị Lâm N từ 03 đến 04 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 06/02/2020.

- Hình phạt bổ sung: Áp dụng khoản 5 điều 353 BLHS, cấm các bị cáo Nguyễn Đình T, Lý Tiến B đảm nhiệm chức vụ quản lý và có liên quan đến công tác tài chính tại các cơ quan Nhà Nước từ 01 đến 02 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù; áp dụng khoản 4 điều 360 BLHS cấm các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N đảm nhiệm chức vụ quản lý và có liên quan đến công tác tài chính tại các cơ quan Nhà Nước từ 01 đến 02 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù - Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 589 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo Nguyễn Đình T phải bồi thường cho UBND huyện M tỉnh Hà Giang số tiền 949.399.900đ. Bị cáo Lý Tiến B phải bồi thường cho UBND huyện M tỉnh Hà Giang số tiền 7.216.902.795đ. Đối với số tiền 150.000.000đ các bị cáo đã khắc phục trong các giai đoạn tố tụng (trong đó bị cáo T bồi thường 140.000.000đ, bị cáo B bồi thường 10.000.000đ), hiện nay đang được giữ tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang, đề nghị trả lại cho UBND huyện M.

- Về án phí: Các bị cáo Nguyễn Đình T, Trương Văn S, Nông Thị Lâm N phải chịu án phí theo quy định của pháp luật. Đối với bị cáo Lý Tiến B, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự có giá ngạch theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Trong phần tranh luận các bị cáo nhất trí với tội danh, điều luật áp dụng như Cáo trạng đã truy tố, không bị cáo nào tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo chỉ xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt.

Ngưi bào chữa cho bị cáo Lý Tiến B trình bày: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố bị cáo Lý Tiến B về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong quá trình điều tra bị cáo Lý Tiến B thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; ngoài số tiền 10.000.000đ bị cáo tự nguyện giao nộp như đại diện Viện kiểm sát đã nhận định, bị cáo B còn bỏ ra 65.000.000đ chi trả cho người dân khắc phục hậu quả, được ông Đinh Văn T xác nhận tại phiên tòa là người đi cùng; bị cáo là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên đại diện Viện kiểm sát cho bị cáo B được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự là đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra bị cáo B còn khai báo về hành vi phạm tội tham ô của bị cáo Nguyễn Đình T, nhưng Kiểm sát viên không đề nghị áp dụng thêm điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự là không đảm bảo quyền lợi cho bị cáo B. Vì bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, do vậy người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Lý Tiến B mức án từ 16 đến 18 năm tù. Về trách nhiệm dân sự: Đề nghị ghi nhận thêm cho bị cáo đã khắc phục hậu quả số tiền 65.000.000đ trước khi khởi tố vụ án. Về án phí: Bị cáo Lý Tiến B là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tại phiên tòa bị cáo có đơn xin miễn án phí. Vì vậy, người bào chữa nhất trí với ý kiến của Kiểm sát viên, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ quốc hội, miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự có giá ngạch cho bị cáo Lý Tiến B.

Ngưi bào chữa cho bị cáo T trình bày: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố bị cáo Nguyễn Đình T về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, giai đoạn truy tố và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

trước khi vụ án được khởi tố bị cáo đã khắc phục hậu quả phần lớn số tiền chiếm đoạt, các giai đoạn tố tụng bị cáo đã tác động gia đình tiếp tục thay bị cáo bồi thường thiệt hại; gia đình bị cáo có công với cách mạng. Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình được áp dụng và trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với cả 02 tội là phù hợp với chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Đại diện theo ủy quyền của bị hại trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo với mức thấp nhất để các bị cáo cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Về trách nhiệm dân sự: Buộc các bị cáo phải bồi thường cho UBND huyện M toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.

Bị cáo Lý Tiến B nói lời sau cùng: Bị cáo hối hận về hành vi phạm tội của mình, bị cáo xin lỗi Đảng, các đồng chí Lãnh đạo huyện M, xin lỗi nhân dân, xin lỗi các đồng chí cán bộ các xã, thị trấn huyện M, vì hành vi phạm tội của mình mà bị cáo đã làm liên lụy, ảnh hưởng đến nhiều người. Hoàn cảnh gia đình bị cáo rất khó khăn chưa có tiền để khắc phục, bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm trở về với gia đình, vì con bị cáo còn rất nhỏ.

Bị cáo Nguyễn Đình T nói lời sau cùng: Bị cáo biết việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật, bị cáo rất hối hận, bị cáo xin lỗi đảng, các đồng chí Lãnh đạo, xin lỗi nhân dân. Bị cáo đã cố gắng bồi thường, khắc phục hậu quả, kính mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, để các bị cáo sớm trở về với cộng đồng, là công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Bị cáo Trương Văn S nói lời sau cùng: Bị cáo rất ân hận về những hạn chế của mình trong công tác quản lý, gây thất thoát số tiền lớn cho Nhà Nước. Bị cáo xin lỗi Đảng, xin lỗi các đồng chí Lãnh đạo huyện M, xin lỗi nhân dân, kính mong Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng lượng khoan hồng, cho bị cáo được giáo dục, cải tạo tại đơn vị công tác để bị cáo có cơ hội sửa chữa lội lầm của mình.

Bị cáo Nông Thị Lâm N nói lời sau cùng: Do trình độ, năng lực công tác của bị cáo còn nhiều hạn chế, vì tin tưởng vào đồng nghiệp nên bị cáo đã thiếu trách nhiệm trong nghiệp vụ tài chính, kế toán để các bị cáo khác chiếm đoạt số tiền lớn, bản thân bị cáo không được hưởng lợi ích vật chất gì, bị cáo rất ân hận, kính mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm trở về với gia đình.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên; người bào chữa cho các bị cáo đều thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, không bị khiếu nại và đều hợp pháp.

[2]. Tại phiên tòa các ông, bà: Phùng Quang H, Trần Thị H, Bùi Duy T, Nông Văn S, Sùng Mí C, Thò Mí D, Vàng Mí C, Sùng Mí S, Lầu Thị M, Mò Văn T, Ly Mí C, Chảo Chỉn S, Sùng Mí N, Phàn Quầy C, Vừ Mí H có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa, căn cứ Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định tiến hành xét xử theo thủ tục chung.

[3]. Trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố, Tòa án đã triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án gồm các ông, bà: Ma Quốc T, Cao Xuân T, Nguyễn Văn L, Đinh Văn T, Bùi Nguyên N, Hoàng Văn C, Nguyễn Gia V, Nông Văn N, Sùng Mí S, Vàng Mí S, Nguyễn Văn H, Phàn Lão U, Thào Minh T, Hoàng Văn H, Nùng Xuân V (Nùng A V), Nguyễn Quốc H, Hoàng Văn C, Trần Văn M, Lò Ngọc H, Thào Mí S, Hoàng Văn T, Phùng Quang H, Trần Thị H, Bùi Duy T, Nông Văn S, Sùng Mí C, Thò Mí D, Vàng Mí C, Sùng Mí S, Lầu Thị M, Mò Văn T, Ly Mí C, Chảo Chỉn S, Sùng Mí N, Phàn Quầy C, Vừ Mí H. Tuy nhiên, tại phiên tòa Hội đồng xét xử xác định lại tư cách tham gia tố tụng của họ là người làm chứng trong vụ án vì ông Ma Quốc T - Phó Chủ tịch UBND huyện M; các ông, bà là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; nhân viên BQLDA huyện M tuy rằng có liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo theo chức trách, nhiệm vụ được giao trong từng lĩnh vực khác nhau, nhưng việc giải quyết vụ án không liên quan đến tài sản, quyền lợi cũng như nghĩa vụ họ phải thực hiện nên họ không thuộc trường hợp là người có quyền lợi, nghiã vụ liên quan theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với người dân tham gia ký Hợp đồng với BQLDA theo các dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng là đối tượng được thụ hưởng tùy theo mức độ hoàn thành của mỗi công trình lâm sinh trên diện tích rừng được giao khoán, nhưng thực tế trong các năm 2016, 2017, 2018 bị cáo Lý Tiến B và BQLDA không tiến hành nghiệm thu trên thực địa theo Điều 9 "Quy định chung về nghiệm thu công trình lâm sinh" hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 23/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên chưa có cơ sở xác định khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc hoàn thành của hộ nhận khoán, hơn nữa số tiền bị cáo Lý Tiến B và bị cáo Nguyễn Đình T chiếm đoạt là tài sản của Nhà Nước nên trong vụ án này không xem xét, giải quyết đến số tiền cụ thể từng hộ dân sẽ được cấp phát là bao nhiêu, vì vậy Hội đồng xét xử xác định lại tư cách tham gia tố tụng của đại diện các hộ dân được triệu tập đến phiên tòa là người làm chứng trong vụ án mới phù hợp với quy định của pháp luật.

[4]. Căn cứ định tội, định khung hình phạt đối với các bị cáo: Tại phiên tòa các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T, Trương Văn S, Nông Thị Lâm N đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang. Lời khai nhận tội của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của các bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố; lời khai của đại diện bị hại; những người làm chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.

[5]. Hội đồng xét xử có đủ căn cứ để kết luận: Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa bàn huyện M do BQLDA Bảo vệ và phát triển rừng được giao là đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã tiến hành lập hồ sơ, ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng với đại diện các thôn thuộc 16 xã, thị trấn gồm (xã SM, NB, L, ST, T, NT, LC, KV, TN, NS, SV, TP, XC, C, P, Thị Trấn M). Số tiền vốn đầu tư được cấp trong 3 năm 2016, 2017, 2018 là 13.307.692.267đ; đã cấp phát cho các hộ dân: 3.557.114.378đ.

Tổng số tiền các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T đã chiếm đoạt trong năm 2016, 2017, 2018 là 9.750.577.889đ.

[6]. Bị cáo Lý Tiến B với chức trách, nhiệm vụ là cán bộ kỹ thuật kiêm thủ quỹ của BQLDA, trong các năm từ năm 2016, 2017, 2018, bị cáo được phân công nhiệm vụ đi phát tiền cho các hộ dân tham gia dự án, lợi dụng sự buông lỏng trong công tác quản lý của bị cáo Nguyễn Đình T và bị cáo Trương Văn S, bị cáo B đã lập khống biên bản nghiệm thu trong các chứng từ rút vốn và ký khống tên các hộ dân trong danh sách cấp phát tiền, trong đó có cả những người dân không còn sinh sống tại địa bàn hoặc đã chết tại thời điểm ký nhận tiền làm chứng từ trong hồ sơ quyết toán để chiếm đoạt tổng số tiền là 7.131.177.899đ. Hành vi phạm tội của bị cáo Lý Tiến B cấu thành tội "Tham ô tài sản" theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

[7]. Bị cáo Nguyễn Đình T với chức vụ là Phó ban chuyên trách BQLDA giai đoạn 2016 - 2017, ngày 28/12/2017 bị cáo đã chỉ đạo bị cáo Lý Tiến B chuyển số tiền 2.619.399.900đ vào tài khoản cá nhân của bị cáo để chiếm đoạt. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Đình T cấu thành tội "Tham ô tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

[8]. Ngoài ra, với trách nhiệm là Phó trưởng ban chuyên trách, trong 2 năm 2016, 2017 bị cáo T còn có hành vi thiếu trách nhiệm để BQLDA thực hiện 07 công trình lâm sinh đã hết hợp đồng bảo vệ và 06 công trình lâm sinh hết niên hạn bảo vệ; không tổ chức tuyên truyền cho nhân dân và chính quyền địa phương biết về quyền và nghĩa vụ của người dân khi tham gia thực hiện các công trình lâm sinh; cán bộ kỹ thuật không đi nghiệm thu nhưng vẫn ký vào biên bản nghiệm thu trên mục Thủ trưởng đơn vị làm chứng từ rút tiền; bị cáo B ký khống tên người dân trong danh sách cấp phát tiền, trong khi thực tế không phát tiền cho đối tượng được thụ hưởng nhưng bị cáo T không kiểm tra, giám sát mà vẫn ký vào các chứng từ trong hồ sơ quyết toán với cương vị Thủ trưởng đơn vị. Buông lỏng quản lý chỉ đạo điều hành hoạt động của BQLDA tạo kẽ hở để trong các năm 2016, 2017, bị cáo Lý Tiến B chiếm đoạt số tiền 2.675.010.198đ. Hành vi phạm tội của bị cáo T thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

[9]. Đối với bị cáo Trương Văn S, từ tháng 4/2018 bị cáo được giao nhiệm vụ làm Phó ban chuyên trách BQLDA, là chủ tài khoản của BQLDA thay bị cáo T, bị cáo S đã không thực hiện đúng quy định về chế độ tài chính, kế toán, thiếu kiểm tra, giám sát đối với bị cáo N và bị cáo B trong quá trình rút vốn, giải ngân và quản lý quỹ tiền mặt của BQLDA. Hành vi thiếu trách nhiệm của bị cáo S là kẽ hở và điều kiện để bị cáo B thực hiện hành vi Tham ô tài sản năm 2018 với số tiền là 4.140.394.025đ. Hành vi phạm tội của bị cáo S thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

[10]. Đối với bị can Nông Thị Lâm N với chức trách, nhiệm vụ là kế toán BQLDA từ năm 2016 đến năm 2018, khi thực hiện công vụ bị cáo không kiểm tra hồ sơ, hợp đồng của các hộ dân theo các chỉ tiêu lâm sinh thực hiện hàng năm để lập hồ sơ nghiệp vụ kế toán, nên không phát hiện đã hết thời hạn Hợp đồng bảo vệ và niên hạn bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế đối với 07 chỉ tiêu lâm sinh; không trực tiếp phối hợp với cán bộ kỹ thuật đi nghiệm thu bảo vệ rừng tự nhiên nhưng vẫn ký khống các Biên bản nghiệm thu, làm hồ sơ rút vốn tại Kho bạc. Bị cáo N đã không tham mưu cho bị cáo T và bị cáo S về kế hoạch sử dụng nguồn vốn và nguyên tắc kế toán của BQLDA trong việc quản lý nguồn kinh phí bảo vệ rừng, không thực hiện việc giám sát thu, chi và chế độ quản lý quỹ tiền mặt của BQLDA. Hành vi thiếu trách nhiệm của bị cáo N là nguyên nhân, điều kiện để các bị cáo B, bị cáo T thực hiện hành vi Tham ô tài sản với tổng số tiền là 9.750.577.889đ. Hành vi phạm tội của bị cáo N thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

[11]. Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Các bị cáo Nguyễn Đình T, Trương Văn S, Nông Thị Lâm N không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo Lý Tiến B có 01 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự với tình tiết "Phạm tội từ 02 lần trở lên".

[12]. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Lý Tiến B: Trong các giai đoạn tố tụng bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án; đã khắc phục hậu quả được 10.000.000đ; bị cáo là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bố đẻ bị cáo là ông Lý Kim S được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì, là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

[13]. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Nguyễn Đình T: Trong quá trình điều tra bị cáo chưa thành khẩn khai báo, đến giai đoạn truy tố, xét xử bị cáo thừa nhận được chiếm đoạt số tiền 2.619.399.900đ; bị cáo tự nguyện và tác động gia đình khắc phục, bồi thường phần lớn số tiền đã chiếm đoạt (trước khởi tố là 1.530.000đ; giai đoạn truy tố là 100.000.000đ; chuẩn bị xét xử là 30.000.000đ, tại phiên tòa là 10.000.000đ. Tổng số tiền bị cáo T đã khắc phục, bồi thường là 1.670.000.000đ; bố vợ bị cáo là ông Nguyễn Xuân Đ được hưởng chế độ bệnh binh, mẹ vợ bị cáo là bà Phạm Thị L được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất, là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với cả 02 tội.

[14]. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Trương Văn S: Bị cáo S là người tố giác tội phạm, ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm; trong các giai đoạn tố tụng đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực phối hợp với cơ quan điều tra bảo quản và giao nộp tài liệu, chứng cứ, góp phần quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Bố đẻ của bị cáo là ông Trương Đình K được tặng thưởng Huân chương chiến sỹ vẻ vang, Huân chương kháng chiến hạng ba. Trong quá trình công tác bị cáo đều được tặng danh hiệu “Lao động tiến tiến”, “chiến sỹ thi đua cơ sở” trước thời điểm bị cáo được điều động về công tác tại BQLDA, là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm a, s, t khoản 1 khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

[15]. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Nông Thị Lâm N: Trong các giai đoạn tố tụng bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án, là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm s, t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

[16]. Đánh giá tình chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án: Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của cơ quan Nhà nước được pháp luật hình sự bảo vệ, làm mất niềm tin của nhân dân gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Tuy nhiên, trong vụ án này hành vi phạm tội của các bị cáo độc lập với nhau, không có sự bàn bạc, phân công vai trò nên không thuộc trường hợp đồng phạm, phạm tội có tổ chức theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự.

[17]. Đối với bị cáo Lý Tiến B, với chức trách nhiệm vụ được phân công là cán bộ kỹ thuật kiêm thủ quỹ của BQLDA, lợi dụng sự buông lỏng công tác quản lý của bị cáo T và bị cáo S, bị cáo B đã lập khống biên bản nghiệm thu các công trình lâm sinh trong hồ sơ rút vốn trong các năm 2016, 2017, 2018; lập khống danh sách nhận tiền của các hộ dân trong hồ sơ quyết toán các năm 2016, 2017 để chiếm đoạt tổng số tiền là 7.131.177.899đ. Hội đồng xét xử thấy rằng, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, diễn ra trong thời gian dài, số tiền bị cáo chiếm đoạt rất lớn, gấp hơn 06 lần số tiền khởi điểm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự và nhiều hơn 3,5 lần so với số tiền bị cáo T chiếm đoạt trong cùng vụ án. Trong khi đó, về cơ bản bị cáo chưa khắc phục được hậu quả, gây thất thoát lớn cho Nhà nước. Do đó cần phải xử lý bị cáo mức án thật nghiêm khắc, mới có tác dụng giáo dục đối với bị cáo, đồng thời có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa chung. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và 03 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, trong đó đặc biệt bị cáo đã chủ động khai báo về hành vi Tham ô tài sản của bị cáo T để điều tra, xử lý; tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ số tiền BQLDA được cấp vốn trong các năm, số tiền thực tế bị cáo đã cấp phát cho người dân, số tiền chưa cấp phát theo từng công trình lâm sinh, đối chiếu với các chứng cứ được thu giữ... do đó cần áp dụng tinh thần hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 "Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng..." Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao "không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử", theo đó xử phạt bị cáo Lý Tiến B mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn là thỏa đáng.

[18]. Đối với bị cáo Nguyễn Đình T, đã lợi dụng, chức vụ Phó ban chuyên trách BQLDA giai đoạn 2016 - 2017 để tham ô số tiền 2.619.399.900đ. Ngoài ra, trong 2 năm 2016 - 2017 bị cáo còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của BQLDA, tạo kẽ hở để bị cáo B tham ô số tiền 2.675.010.198đ. Tuy nhiên, sau khi phạm tội bị cáo tự nguyện và tác động gia đình khắc phục phần lớn số tiền chiếm đoạt với tổng số tiền là 1.670.000.000đ. Số tiền bị cáo đã bồi thường khắc phục hậu quả mặc dù chưa đủ ba phần tư số tiền chiếm đoạt, nhưng ngay từ giai đoạn trước khởi tố vụ án bị cáo đã rất tích cực nhờ bị cáo B, bị cáo S giúp bị cáo thực hiện chi trả cho các hộ dân nhận khoán các năm 2016, 2017, trong các giai đoạn truy tố, chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa gia đình bị cáo vẫn có trách nhiệm tiếp tục bồi thường thay cho bị cáo, thể hiện thái độ và tinh thần tích cực khắc phục hậu quả. Do bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, nên cần áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự cho bị cáo được hưởng mức án dưới khung hình phạt của cả 02 tội, để bị cáo nhận thức được chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự đối với người phạm tội về tham nhũng biết ăn năn, hối cải và có ý thức trách nhiệm bồi thường phần lớn thiệt hại xảy ra theo tinh thần hướng dẫn tại Điều 5 "Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng..." Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, từ đó bị cáo có ý thức cải tạo tốt để sớm được trở về giúp ích cho gia đình và xã hội.

[19]. Đối với bị cáo Trương Văn S, với chức trách nhiệm vụ làm Phó ban chuyên trách BQLDA năm 2018, hành vi của bị cáo S đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo cán bộ BQLDA phối hợp với UBND các xã thực hiện công tác tuyên truyền về mục tiêu của dự án, quyền lợi của các hộ dân khi tham gia dự án; thiếu kiểm tra, giám sát nhân viên thực hiện dự án, tạo kẽ hở cho nhân viên không nghiệm thu trực tiếp trên diện tích rừng của các hộ nhận khoán mà vẫn lập biên bản nghiệm thu khống để rút tiền. Không thực hiện đúng quy định về chế độ tài chính, kế toán, thiếu kiểm tra, giám sát đối với bị cáo N và bị cáo B trong quá trình rút vốn, giải ngân, quản lý quỹ tiền mặt của BQLDA. Hành vi thiếu trách nhiệm của bị cáo S là điều kiện để bị cáo B thực hiện hành vi Tham ô tài sản, với số tiền là 4.140.394.025đ. Tuy nhiên, năm 2018 chưa lập hồ sơ quyết toán, mà ngay tại thời điểm đang triển khai cấp phát tiền các công trình lâm sinh cho các hộ dân, bị cáo đã nghi ngờ và phát hiện ra hành vi Tham ô tài sản của bị cáo Lý Tiến B để kịp thời báo cáo cơ quan chức năng. Do đó, Hội đồng xét xử thấy rằng, trong vụ án này bị cáo là người tố giác tội phạm, kịp thời ngăn chặn làm giảm bớt tác hại tội phạm, bị cáo không có tư lợi cá nhân; có trách nhiệm bảo quản chứng cứ của BQLDA để giao nộp cho Cơ quan điều tra phục vụ công tác, là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đáng kể. Do bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có 3 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự nên cần cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt của pháp luật hình sự theo tinh thần dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 5 "Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng..." Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, việc áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự để xử lý bị cáo mức án thấp nhất của khung hình phạt liền kề là phù hợp. Do bị cáo có nơi cư trú, công tác ổn định, rõ ràng, đối chiếu quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo nên cần giao bị cáo cho cơ quan nơi bị cáo công tác giám sát cũng đủ để giáo dục đối với bị cáo.

[20]. Đối với bị cáo Nông Thị Lâm N với chức trách nhiệm vụ là Kế toán của BQLDA từ năm 2016 đến năm 2018, không phối hợp với cán bộ kỹ thuật đi nghiệm thu các công trình lâm sinh, nhưng vẫn ký khống các biên bản nghiệm thu, làm hồ sơ rút vốn tại Kho bạc. Thực tế bị cáo B chưa phát tiền cho chủ hộ nhận khoán nhưng vẫn lập danh sách phát tiền, ký khống chữ ký các hộ dân nhận tiền, sau đó chuyển cho bị cáo N ký để làm hồ sơ quyết toán. Bị cáo N đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của kế toán trong việc tham mưu cho bị cáo T và bị cáo S về kế hoạch sử dụng nguồn vốn và nguyên tắc kế toán của BQLDA trong việc quản lý nguồn kinh phí bảo vệ và phát triển rừng, không thực hiện việc giám sát thu, chi, quản lý quỹ tiền mặt của BQLDA. Những hành vi thiếu trách nhiệm trên của bị cáo N là điều kiện để các bị cáo B, bị cáo T thực hiện hành vi Tham ô tài sản với tổng số tiền là 9.750.577.889đ. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng thấy rằng, bị cáo tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công tác kế toán, do tin tưởng vào đồng nghiệp nên đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lập, kiểm soát tính hợp pháp của chứng từ rút vốn, chứng từ quyết toán, bản thân bị cáo không có tư lợi cá nhân, là cấp dưới lệ thuộc, quá trình điều tra bị cáo đã chủ động khai báo về hành vi phạm tội của các bị cáo khác trong vụ án nên cần cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự theo tinh thần dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 5 "Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng..." Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, việc áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự để xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật, với mức án thấp hơn mức án của bị cáo T là phù hợp.

[21]. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng điều 48 Bộ luật Hình sự, Điều 589 Bộ luật Dân sự, các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T có trách nhiệm bồi thường cho UBND huyện M tổng số tiền 8.316.302.785đ. Trong đó: Bị cáo Lý Tiến B phải bồi thường số tiền 7.226.902.795đ - 10.000.000đ đã tự nguyện giao nộp trong giai đoạn điều tra. Số tiền bị cáo Lý Tiến B còn phải bồi thường là: 7.216.902.795đ (số tiền bị cáo B phải bồi thường lớn hơn số tiền bị cáo đã chiếm đoạt là vì khi được bị cáo T đưa số tiền 900.000.000đ nhờ khắc phục hậu quả cho các hộ dân nhưng bị cáo B đã không chi hết). Bị cáo Nguyễn Đình T phải bồi thường số tiền 989.399.900 - 40.000.000đ đã tác động gia đình giao nộp trước khi xét xử và tại phiên tòa. Số tiền bị cáo Nguyễn Đình T còn phải bồi thường là 949.399.900đ.

[22]. Trả lại cho UBND huyện M số tiền 150.000.000đ do gia đình các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T đã nộp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang để bồi thường thiệt hại. UBND huyện M có trách nhiệm rà soát và cấp phát cho các hộ gia đình thuộc đối tượng được thụ hưởng các công trình lâm sinh, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng các năm 2016, 2017, 2018 theo quy định.

[23]. Từ những phân tích đánh giá trên đây, Hội đồng xét xử không nhất trí với quan điểm của VKSND tỉnh Hà Giang và người bào chữa cho bị cáo Lý Tiến B về việc áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo B. Vì tại phiên tòa bị cáo thừa nhận ngoài số tiền 10 triệu đồng vợ bị cáo đã giao nộp cho cơ quan điều tra, bị cáo không bỏ ra số tiền nào khác để khắc phục hậu quả, toàn bộ số tiền bị cáo được cùng ông Đinh Văn T đi cấp phát cho các hộ dân thuộc các xã LC, xã T, thị trấn M để khắc phục hậu quả đều là tiền của bị cáo Nguyễn Đình T giao cho bị cáo. So với số tiền bị cáo đã tham ô, số tiền khắc phục hậu quả là quá nhỏ nên không thỏa mãn điểu kiện được áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51, mà tình tiết đó được Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự cho bị cáo là phù hợp. Chấp nhận đề nghị của người bào chữa cho bị cáo Lý Tiến B về việc áp dụng cho bị cáo B được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, như đã phân tích tại đoạn [10], đoạn [15]. Vì bị cáo có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 nhưng có 1 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự nên không đủ điều kiện được áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự. Mặt khác, số tiền bị cáo tham ô rất lớn, cơ bản chưa khắc phục được nên người bào chữa đề nghị xử phạt bị cáo mức án từ 16 năm đến 18 năm tù là không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[24]. Đối với những tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ án: Để xảy ra vụ án có một phần lỗi thiếu trách nhiệm của các cán bộ hiện đang công tác tại Sở tài chính, sở Nông nghiệp, Kho bạc Nhà nước huyện M, trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ, tham mưu cấp vốn, kiểm soát chi và duyệt quyết toán. Cơ quan điều tra đã có các văn bản đề nghị Sở nông nghiệp, Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước tỉnh phối hợp xác định trách nhiệm để làm căn cứ xử lý theo quy định. Do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra tách hành vi của các đối tượng nêu trên, để điều tra và xử lý sau nên chưa đề cập xử lý trong vụ án này.

[25]. Đối với ông Ma Quốc T, là Phó chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng BQLDA huyện M từ tháng 4/2016 đến nay. Căn cứ quy chế làm việc của BQLDA, ông T với vai trò là Trưởng ban phụ trách chung đối với BQLDA; việc chỉ đạo thực hiện trong quá trình triển khai dự án thông qua Phó ban chuyên trách, tại các cuộc họp của UBND huyện và giao ban khối Nông lâm nghiệp. Về công tác tài chính, kế toán, giải ngân, chỉ đạo công tác chuyên môn cũng do Phó ban là bị cáo T và bị cáo S trực tiếp chỉ đạo và làm chủ tài khoản qua các thời kỳ. Khi thực hiện dự án, ông T không tổ chức họp Ban quản lý dự án định kỳ để nghe báo cáo và chỉ đạo, kiểm tra công tác thực hiện dự án, mà việc chỉ đạo được lồng ghép vào các buổi họp sơ, tổng kết thuộc lĩnh vực nông nghiệp của huyện; quá trình điều tra ông T thành khẩn khai báo, hợp tác với Cơ quan điều tra, nhận thức rõ hành vi thiếu trách nhiệm của mình. Kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa cũng cho thấy, không có tài liệu, chứng cứ nào trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo thể hiện ông T được nhận tiền do các bị cáo phạm tội mà có, ông T không chỉ đạo, không biết việc các bị cáo tham ô tài sản, không ký các chứng từ kế toán của BQLDA. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn đang tiếp tục điều tra, xác minh, nếu đủ căn cứ sẽ xem xét xử lý ở giai đoạn sau của vụ án nên Hội đồng xét xử không xem xét trách nhiệm pháp lý của ông T.

[26]. Đối với các nhân viên của BQLDA gồm: Ông Cao Xuân T, ông Phùng Quang H, ông Nguyễn Văn L, ông Đinh Văn T, khi được phân công phụ trách các xã có dự án bảo vệ và phát triển rừng, mặc dù không trực tiếp đi nghiệm thu bảo vệ rừng tại địa bàn phân công nhưng vẫn lập khống biên bản nghiệm thu sau đó cho đại diện UBND các xã ký xác nhận và chuyển cho kế toán làm thủ tục rút tiền. Tuy nhiên, hành vi sai phạm của họ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi tham ô tài sản của các bị cáo Lý Tiến B và Nguyễn Đình T; quá trình điều tra cũng xác định ông Cao Xuân T, ông Phùng Quang H, ông Nguyễn Văn L, ông Đinh Văn T không có vai trò đồng phạm với các bị cáo trong vụ án, không có yếu tố vụ lợi nên xét tính chất mức độ sai phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp hình sự. Ngày 11/5/2020, Chi bộ Phòng Nông nghiệp đã ra quyết định số 10-QĐ/CB thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách là thỏa đáng.

[27]. Đối với cán bộ lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện M đã ký khống biên bản nghiệm thu cho BQLDA để rút tiền, gồm: Ông Bùi Nguyên N - Chủ tịch UBND xã T; ông Hoàng Văn C - Chủ tịch UBND xã SV; ông Hoàng Văn C - Phó chủ tịch UBND xã SV; ông Bùi Duy T - Phó chủ tịch UBND xã NS; ông Sùng Mí S - Chủ tịch UBND xã NT; ông Vàng Mí S - Chủ tịch UBND xã LC; ông Nông Văn N - Chủ tịch UBND xã KV; ông Nguyễn Gia V - Chủ tịch UBND xã ST; bà Trần Thị H - Chủ tịch xã ST; ông Thào Minh T - Phó chủ tịch UBND xã TN; ông Hoàng Văn H - Phó chủ tịch UBND xã TN; ông Nùng Văn V - Phó chủ tịch UBND xã NB; ông Nguyễn Quốc H - Phó chủ tịch UBND xã NB; ông Nguyễn Văn H - Phó chủ tịch UBND xã L; ông Phàn Lão U - Phó chủ tịch UBND xã SM; ông Nông Văn S - Phó chủ tịch UBND xã SM. Hành vi của các ông, bà trên là thiếu trách nhiệm và làm trái quy định, tuy nhiên sai phạm đó là do nể nang, không vì mục đích vụ lợi, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, nên chưa đến mức phải xử lý bằng pháp luật hình sự.

Ngày 16/01/2020 và ngày 28/02/2020 Huyện ủy M, UBND huyện M đã ban hành các quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, điều động công tác đến đơn vị khác hoặc chưa giới thiệu ứng cử tham gia Ủy viên BCH Đảng bộ xã đối với từng cá nhân nói trên là phù hợp (theo Báo cáo số 853/BC-UBND ngày 28/9/2020 của UBND huyện M về Kết quả xử lý hình thức thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người lao động vi phạm khuyết điểm liên quan đến vụ án tại BQLDA bảo vệ và phát triển rừng huyện M).

[28]. Về án phí: Các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N phải chịu án phí hình sự sơ thẩm 200.000đ. Bị cáo Nguyễn Đình T phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đ và 40.480.000đ án phí dân sự có giá ngạch. Bị cáo Lý Tiến B là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, theo đề nghị của bị cáo và người bào chữa cho bị cáo, Hội đồng xét xử miễn toàn bộ án phí cho bị cáo B theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố:

- Bị cáo Lý Tiến B, phạm tội "Tham ô tài sản".

- Bị cáo Nguyễn Đình T phạm các tội "Tham ô tài sản" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

- Các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

2. Về hình phạt - Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm s, t khoản 1, khoản 2 điều 51, điểm g khoản 1 điều 52 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Lý Tiến B 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt giam (ngày 15/5/2019).

* Hình phạt bổ sung: Áp dụng khoản 5 điều 353 Bộ luật Hình sự. Cấm bị cáo Lý Tiến B đảm nhiệm chức vụ liên quan đến công tác tài chính tại các cơ quan, tổ chức trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s khoản 1, khoản 2 điều 51, điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T 13 (mười ba) năm tù về tội "Tham ô tài sản".

- Áp dụng điểm c khoản 3 điều 360 điểm b, s khoản 1, khoản 2 điều 51, Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T 04 (bốn) năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Áp dụng Điều 55 Bộ luật Hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Nguyễn Đình T phải chấp hành hình phạt chung của 02 tội là 17 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt giam (ngày 20/11/2019).

* Hình phạt bổ sung: Áp dụng khoản 5 điều 353 Bộ luật Hình sự, cấm bị cáo Nguyễn Đình T đảm nhiệm chức vụ quản lý tại các cơ quan, tổ chức trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Áp dụng điểm c khoản 3 Điều 360; điểm s, t khoản 1, Điều 51; Điều 54 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nông Thị Lâm N 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt giam (ngày 6/2/2020).

* Hình phạt bổ sung: Áp dụng khoản 4 điều 360 Bộ luật Hình sự, cấm bị cáo Nông Thị Lâm N đảm nhiệm chức vụ liên quan đến công tác tài chính tại các cơ quan, tổ chức trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Áp dụng điểm c khoản 3 Điều 360; điểm a, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Trương Văn S 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Trương Văn S cho Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi công tác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về Thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự.

* Hình phạt bổ sung: Áp dụng khoản 4 điều 360 Bộ luật Hình sự, cấm bị cáo Trương Văn S đảm nhiệm chức vụ quản lý tại các cơ quan, tổ chức trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

3. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng điều 48 Bộ luật Hình sự, Điều 589 Bộ luật Dân sự, các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T có trách nhiệm bồi thường cho UBND huyện M tổng số tiền 8.166.302.785đ, cụ thể như sau:

- Bị cáo Lý Tiến B phải bồi thường số tiền là 7.216.902.795đ.

- Bị cáo Nguyễn Đình T phải bồi thường số tiền là 949.399.900đ.

Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang có trách nhiệm trả cho UBND huyện M tổng số tiền 150.000.000đ (một trăm năm mươi triệu đồng) theo các Biên lai thu số 00035 ngày 28/01/2021; Biên lai thu số 00031 ngày 08/01/2021; Ủy nhiệm chi số 01 năm NS:2020 ngày 22/10/2020; Ủy nhiệm chi số 01/201022_1009383_2511003 ngày 23/10/2020.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, các bị cáo Lý Tiến B, Nguyễn Đình T còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo theo mức lãi suất quy định tại Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 23, Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ- UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Buộc các bị cáo Trương Văn S, Nông Thị Lâm N mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo Nguyễn Đình T phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm và 40.481.000đ (làm tròn) án phí dân sự có giá nghạch.

Bị cáo Lý Tiến B được miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự có giá nghạch theo quy định tại điểm đ khoản 1 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

5. Quyền kháng cáo: Các bị cáo, đại diện bị hại có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

483
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 08/2021/HS-ST ngày 29/01/2021 về tội tham ô tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Số hiệu:08/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 29/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về