Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Số hiệu: 84/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sẽ công khai thông tin đơn vị gây lãng phí ngân sách

Ngày 08/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2014/NĐ-CP để hướng dẫn Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.

Theo Nghị định này, các Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí thì tùy vào quy mô, mức độ ảnh hưởng sẽ bị công khai thông tin theo một trong các hình thức sau:

- Công bố tại cuộc họp và niêm yết tại trụ sở;
- Đưa lên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của đơn vị;
- Thông báo trên các ấn phẩm báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Nội dung công khai bao gồm tên, địa chỉ của đơn vị gây lãng phí; hành vi gây lãng phí; biện pháp đã xử lý với người có hành vi lãng phí.

Việc công khai thông tin này phải thực hiện chậm nhất là 3 ngày làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.

Nghị định 84/2014/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2014, thay thế Nghị định 68/2006/NĐ-CP và một phần nội dung của Nghị định 84/2006/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 84/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về công khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý thông tin phát hiện lãng phí và biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định và sử dụng nguồn tiền thưởng từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước.

2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.

3. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc phối hợp trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý và phối hợp giữa các cấp, các ngành để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. CÔNG KHAI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 4. Nội dung, nguyên tắc thực hiện công khai

1. Nội dung công khai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định pháp luật có liên quan đến yêu cầu thực hiện công khai. Trường hợp nội dung công khai có liên quan đến bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Nguyên tắc thực hiện công khai:

a) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin phải công khai và phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin công khai;

b) Cập nhật thường xuyên các thông tin đã công khai;

c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về nội dung, thời hạn và hình thức công khai.

3. Công khai về hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí phải có đủ các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí;

b) Hành vi lãng phí; biện pháp đã xử lý đối với người có hành vi lãng phí.

Điều 5. Hình thức công khai

1. Hình thức công khai thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định của pháp luật có liên quan đến yêu cầu thực hiện công khai.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn hình thức công khai phù hợp với nội dung công khai, đối tượng công khai; tổ chức thực hiện việc công khai trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định bắt buộc về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó.

3. Tùy theo quy mô cơ quan, tổ chức, phạm vi ảnh hưởng của lĩnh vực, địa bàn hoạt động, việc công khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí thực hiện theo một trong các hình thức sau:

a) Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;

b) Đưa lên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức;

c) Thông báo trên các ấn phẩm báo chí của cơ quan, tổ chức hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 6. Thời điểm công khai

1. Thời điểm công khai đối với các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, h, i Khoản 2 Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thời điểm công khai đối với lĩnh vực quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện như sau:

a) Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm được công khai chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày Chương trình, Báo cáo được ban hành;

b) Hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí phải được công khai chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.

Mục 2. XỬ LÝ THÔNG TIN PHÁT HIỆN LÃNG PHÍ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN PHÁT HIỆN LÃNG PHÍ

Điều 7. Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

1. Khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thuộc thẩm quyền giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi nhận được thông tin có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi lãng phí và thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra (nếu có). Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí phải chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh, xử lý.

2. Việc xác minh thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:

a) Tình hình quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động có liên quan đến thông tin phát hiện lãng phí tại cơ quan, tổ chức;

b) Làm rõ sự việc lãng phí theo thông tin phát hiện;

c) Xác định hành vi lãng phí, mức độ lãng phí.

3. Căn cứ kết quả xác minh:

a) Trường hợp có lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, khắc phục; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả xử lý hành vi lãng phí; thực hiện giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.

Thời hạn xử lý không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí; trường hợp cần thiết có thể gia hạn xử lý thông tin một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với nội dung phức tạp thì không quá 60 ngày.

b) Trường hợp chưa có cơ sở để xác định có lãng phí xảy ra hoặc thông tin không đúng sự thật thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xác minh, cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận thông tin phát hiện lãng phí có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi có yêu cầu.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp do chậm ngăn chặn, khắc phục để tiếp tục xảy ra lãng phí gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Điều 8. Trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp

Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí có trách nhiệm:

1. Yêu cầu, chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí:

a) Tổ chức kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin phát hiện lãng phí;

b) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, khắc phục hành vi lãng phí; xử lý hành vi lãng phí và báo cáo kết quả xử lý (nếu có);

c) Giải trình về việc để xảy ra lãng phí tại cơ quan, tổ chức;

d) Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo thẩm quyền.

2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi lãng phí.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí

1. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền:

a) Gửi văn bản hoặc trực tiếp cung cấp thông tin liên quan đến lãng phí tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc xử lý thông tin phát hiện lãng phí do mình cung cấp;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

đ) Được khen thưởng theo quy định tại Điều 77 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định tại Điều 29 Nghị định này.

2. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác;

b) Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc làm rõ các hành vi lãng phí đã phát hiện;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cung cấp;

d) Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí

1. Các trường hợp phát sinh trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí:

a) Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí chính thức yêu cầu được bảo vệ;

b) Cơ quan, tổ chức nơi có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí có căn cứ cho rằng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;

c) Các trường hợp phát sinh khác.

2. Cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí, cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp, bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi phát sinh các trường hợp cần phải bảo vệ quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí:

a) Bảo vệ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;

b) Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí với cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí cư trú, làm việc, học tập; cơ quan, tổ chức có liên quan khác để bảo vệ;

c) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người cung cấp thông tin;

d) Trường hợp cấp bách thực hiện di chuyển tạm thời người cung cấp thông tin đến nơi an toàn.

Mục 3. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 11. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn, bao gồm:

1. Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương.

3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước.

Điều 12. Nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có các nội dung chủ yếu sau:

1. Các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí, trong đó có mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

3. Biện pháp bảo đảm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đề ra.

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 13. Trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan, căn cứ theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm được Quốc hội thông qua, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, căn cứ Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thông qua.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thông qua.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước có trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách theo hướng dẫn của Bộ, ngành, địa phương chủ quản.

5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức.

Điều 14. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình; chỉ đạo cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã xây dựng;

b) Bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đề ra;

c) Kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

d) Xử lý theo thẩm quyền đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về xây dựng, ban hành, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xử lý theo thẩm quyền đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện đúng quy định về xây dựng, ban hành và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 15. Trách nhiệm báo cáo

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm sau.

Điều 16. Hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo

1. Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện bằng văn bản theo các hình thức sau:

a) Báo cáo năm;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

2. Kỳ báo cáo:

a) Đối với báo cáo năm: Số liệu báo cáo từ 01/01 đến 31/12 hàng năm;

b) Đối với báo cáo đột xuất: Số liệu báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Báo cáo kết quả năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề năm báo cáo;

b) Thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.

Điều 17. Nội dung báo cáo

1. Nội dung báo cáo năm bao gồm:

a) Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực được giao quản lý theo các lĩnh vực quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đặt ra trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

c) Xác định phương hướng, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm tiếp theo;

d) Đề xuất, kiến nghị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Nội dung báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.

Điều 18. Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo

1. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;

b) Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Yêu cầu kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:

a) Việc kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, kế hoạch rõ ràng, đồng thời với việc chấn chỉnh công tác báo cáo tại nơi kiểm tra;

b) Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo phải đồng thời với kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm rõ kết quả đạt được, các mặt yếu kém cần khắc phục;

c) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai kết quả xử lý theo quy định;

b) Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm và công khai kết quả xử lý theo quy định.

Mục 5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 19. Trách nhiệm thực hiện bồi thường trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định tại các Điều 27, 32, 45, 53 và 58 của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61, 62 của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, để xảy ra lãng phí, gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định này.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức mà không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân khác vi phạm quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 20. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi lãng phí gây thiệt hại, mức độ lãng phí, thiệt hại thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại; bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.

2. Trách nhiệm bồi thường được xác định tương ứng với mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người. Trường hợp không xác định được mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người thì trách nhiệm bồi thường được chia đều cho từng người.

3. Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại có trách nhiệm thành lập Hội đồng xử trách nhiệm bồi thường thiệt hại để xem xét, giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp ngay sau khi phát hiện có hành vi lãng phí, gây thiệt hại phải bồi thường, người có nghĩa vụ bồi thường có đơn xin tự nguyện bồi thường, hoàn trả thiệt hại và được người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại đồng ý bằng văn bản về mức, phương thức và thời hạn bồi thường thì không phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không được thấp hơn giá trị thiệt hại sơ bộ được đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này. Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 21. Xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải tiến hành xác minh sơ bộ đánh giá giá trị thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm gây lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm tổ chức tiến hành xác minh sơ bộ giá trị thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2. Xác định giá trị thiệt hại:

a) Thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại) trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra thiệt hại;

b) Thiệt hại là tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định bằng số tiền thực tế bị thiệt hại;

c) Các thiệt hại khác xác định trên cơ sở chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả (nếu có).

3. Số tiền bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam và xác định căn cứ vào:

a) Bản tường trình trách nhiệm của người có hành vi gây lãng phí;

b) Kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

Điều 22. Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

Điều 23. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trong vòng 15 ngày, kể từ khi có quyết định xử lý hành vi lãng phí hoặc nhận được kiến nghị xử của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước nếu rơi vào trường hợp phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại (sau đây gọi là Hội đồng), người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại có trách nhiệm thành lập Hội đồng để xem xét, giải quyết việc bồi thường thiệt hại. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Thành phần Hội đồng gồm:

a) Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 22 Nghị định này làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp làm Ủy viên;

c) Người phụ trách bộ phận tài chính, kế toán của cơ quan, tổ chức làm Ủy viên;

d) Người phụ trách đơn vị trực tiếp của người phải bồi thường làm Ủy viên (nếu có);

đ) Một chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật làm Ủy viên (nếu cần);

e) Chủ tịch Hội đồng cử một Ủy viên làm nhiệm vụ Thư ký Hội đồng để giúp việc cho Hội đồng.

3. Không bố trí những người có quan hệ gia đình đối với người có hành vi lãng phí, gây thiệt hại vào thành phần Hội đồng. Những người có quan hệ gia đình bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), vợ (hoặc chồng), con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại.

4. Hội đồng làm việc theo các nguyên tắc:

a) Hội đồng họp khi có đủ từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó bắt buộc có Chủ tịch Hội đồng, đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp, người phụ trách bộ phận tài chính, kế toán của cơ quan, tổ chức;

b) Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị của Hội đồng về mức, thời hạn và phương thức bồi thường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số và hợp lệ; trường hợp số phiếu đồng ý bằng số phiếu không đồng ý thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định;

d) Cuộc họp của Hội đồng phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị mức, thời hạn và phương thức bồi thường;

đ) Các cuộc họp của Hội đồng phải có sự tham dự của người có nghĩa vụ bồi thường. Trường hợp người có nghĩa vụ bồi thường vng mặt sau 02 lần được Hội đồng triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 03, sau khi Hội đồng triệu tập, nếu người đó tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng vẫn họp và người gây ra thiệt hại phải thi hành quyết định về bồi thường thiệt hại.

5. Chậm nhất sau 07 ngày, kể từ khi Hội đồng được thành lập, Chủ tịch Hội đồng phải tổ chức cuộc họp để xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra. Hội đồng có trách nhiệm xem xét và đưa ra kiến nghị về:

a) Xác định hành vi lãng phí;

b) Đánh giá mức độ thiệt hại thực tế do hành vi lãng phí gây ra;

c) Xác định trách nhiệm của từng cá nhân có hành vi lãng phí gây ra thiệt hại;

d) Kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại về mức, thời hạn và phương thức bồi thường thiệt hại cụ thể đối với từng cá nhân.

Điều 24. Hồ sơ xử lý

1. Khi xem xét, giải quyết việc bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường của vụ việc, bao gồm:

a) Quyết định xử lý hành vi lãng phí hoặc kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có) về hành vi vi phạm pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Bản tường trình của người có hành vi lãng phí gây thiệt hại;

c) Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật (nếu có) của trang bị, thiết bị hoặc tài sản bị mất, hư hỏng hoặc thiệt hại;

d) Biên bản đánh giá sơ bộ giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;

đ) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ xử lý trách nhiệm bồi thường phải được gửi các thành viên Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường trước khi họp Hội đồng 05 ngày làm việc.

Điều 25. Trình tự họp Hội đồng

1. Hội đồng họp xem xét giải quyết việc bồi thường theo trình tự sau:

a) Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia;

b) Ủy viên được cử làm nhiệm vụ Thư ký Hội đồng báo cáo về hành vi lãng phí gây thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại;

c) Hội đồng nghe giải trình của người có hành vi lãng phí gây thiệt hại và ý kiến của các thành viên Hội đồng;

d) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức, thời hạn và phương thức bồi thường;

đ) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;

e) Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên được giao nhiệm vụ làm Thư ký Hội đồng ký biên bản cuộc họp.

2. Trong thời hạn 05 ngày m việc, kể từ ngày Hội đồng bỏ phiếu thông qua mức, thời hạn và phương thức bồi thường, Chủ tịch Hội đồng phải hoàn thành hồ sơ cuộc họp và kiến nghị của Hội đồng gửi tới người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

Điều 26. Ra quyết định về bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp có thành lập Hội đồng thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp không thành lập Hội đồng thì trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm gây lãng phí, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp sau khi đã ra quyết định về bồi thường thiệt hại mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi lỗi, mức độ vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại đã kết luận trước đó thì tổng thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện những tình tiết mới, người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức họp lại Hội đồng để xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường hoặc xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường thiệt hại theo thẩm quyền.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về bồi thường thiệt hại, người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại phải gửi cho người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để thi hành.

5. Trường hợp người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu trước ngày ra quyết định về việc bồi thường thiệt hại thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Điều 27. Thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường

1. Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phải thực hiện bồi thường một lần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về bồi thường thiệt hại.

Trường hợp số tiền bồi thường không thể nộp một lần thì sau khi trừ phần đã nộp ngay, số tiền còn lại được trả dần trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường không đủ khả năng bồi thường thì phải trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.

2. Người chưa hoàn thành bồi thường mà chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi ra quyết định bồi thường thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu người đó phải bồi thường phần còn thiếu trước khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu. Trường hợp người có nghĩa vụ bồi thường chưa có điều kiện trả ngay phần còn thiếu hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh việc thực hiện bồi thường thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi ra quyết định bồi thường thiệt hại có thể phối hợp với cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện bồi thường.

3. Các cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người có nghĩa vụ bồi thường chưa có điều kiện chi trả hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức nơi người đó trước đây công tác trong việc yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện trách nhiệm bồi thường.

4. Tạm hoãn thực hiện bồi thường:

a) Người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường được tạm hoãn thực hiện bồi thường trong các trường hợp sau:

- Đang điều trị tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản;

- Gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận;

- Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận về hành vi vi phạm pháp luật khác.

b) Thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:

- Tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản; gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận;

- Tối đa bằng thời gian tạm giam, tạm giữ đối với trường hợp đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận về hành vi vi phạm pháp luật khác.

c) Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại xem xét quyết định việc tạm hoãn thực hiện bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều này.

Điều 28. Thu, nộp, quản và sử dụng tiền, tài sản bồi thường

1. Cơ quan, tổ chức của người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại có trách nhiệm thu đủ số tiền bồi thường thiệt hại và xác định việc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức trực tiếp chịu thiệt hại hoặc nộp vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều này.

2. Tiền bồi thường thiệt hại do người có nghĩa vụ bồi thường nộp phải được thu, theo dõi chi tiết cho từng lần nộp (nếu nộp nhiều lần) và quản lý theo chế độ tài chính hiện hành.

3. Tiền bồi thường thiệt hại được sử dụng để chi cho việc xác định số tiền bồi thường, phần còn lại được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức trực tiếp chịu thiệt hại. Trường hợp đã có nguồn kinh phí khác bù đắp thiệt hại hoặc việc bồi thường phát sinh sau khi đã quyết toán ngân sách thì nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước theo quy định.

Việc nộp tiền bồi thường thiệt hại vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức trực tiếp chịu thiệt hại phải được lập đầy đủ chứng từ theo quy định.

Mục 6. XÁC ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TIỀN THƯỞNG TỪ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 29. Khen thưởng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì được khen thưởng.

2. Hình thức khen thưởng:

a) Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng;

b) Các hình thức khen thưởng theo quy chế của cơ quan, đơn vị.

3. Nguồn khen thưởng:

a) Nguồn tiền thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng;

b) Nguồn kinh phí tiết kiệm do áp dụng giải pháp, sáng kiến, rút ngắn tiến độ mang lại;

c) Nguồn kinh phí do ngăn chặn được lãng phí khi được phát hiện và khắc phục kịp thời (nếu có);

d) Nguồn kinh phí được giao tự chủ của cơ quan, tổ chức.

4. Việc tính toán, xác định khen thưởng từ nguồn khen thưởng theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này được căn cứ vào:

a) Thời gian hoàn thành vượt tiến độ;

b) Chi phí tiết kiệm được do hoàn thành vượt thời gian, áp dụng giải pháp, sáng kiến, rút ngắn tiến độ.

5. Sử dụng nguồn khen thưởng:

a) Việc sử dụng nguồn khen thưởng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng;

b) Đối với nguồn khen thưởng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải xây dựng quy chế sử dụng trên nguyên tắc xác định rõ các tiêu chí được khen thưởng để đảm bảo việc khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời động viên, nêu gương tốt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.

Điều 30. Quản lý, sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động để khen thưởng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm từ nguồn kinh phí được giao tự chủ của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 29 Nghị định này để khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Mức thưởng do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014. Bãi bỏ Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bãi bỏ các quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật tại Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 32. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 84/2014/ND-CP

Hanoi, September 8, 2014

 

DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2013 Law on Thrift Practice and Waste Combat;

At the proposal of the Minister of Finance,

The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Law on Thrift Practice and Waste Combat.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree details a number of articles of the Law on Thrift Practice and Waste Combat regarding publicity of thrift practice and waste combat; processing of information on waste detection and measures to protect information providers; implementation of thrift practice and waste combat programs; reporting on results of thrift practice and waste combat; compensation for damage in thrift practice and waste combat; and determination and use of reward money sources from thrift practice and waste combat.

Article 2. Subjects of application

1. Agencies, organizations and individuals that manage and use state budget funds, state capital, state property, or labor and working time in the state sector.

2. Agencies, organizations, households and individuals that manage, exploit and use natural resources.

3. Other organizations, households and individuals.

Article 3. Coordination responsibility in thrift practice and waste combat

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of other central agencies and organizations, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall direct and organize coordination in the scope, fields and areas under their management and coordination among different levels and sectors to raise the effectiveness of thrift practice and waste combat.

2. Heads of agencies and organizations shall organize and perform coordination among units of their agencies and organizations in thrift practice and waste combat.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. PUBLICITY OF THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 4. Contents and principles of publicity

1. The contents to be publicized must comply with Clause 2, Article 5 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat and regulations concerning requests for publicity. In case the contents of publicity are related to state secrets, the regulations on protection of state secrets shall apply.

2. Principles of publicity:

a/ Provision of sufficient and accurate information subject to publicity suitable to information recipients;

b/ Regular updating of publicized information;

c/ Full compliance with regulations on the contents, time limit and forms of publicity.

3. Publicity of wasteful acts and results of handling wasteful acts must fully cover the following contents:

a/ Names and addresses of agencies or organizations where wasteful acts occur;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Forms of publicity

1. The forms of publicity must comply with Clause 3, Article 5 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat and regulations concerning requests for publicity.

2. Heads of agencies and organizations shall select forms of publicity suitable to the contents and recipients of publicized information; and organize publicity in the scope, fields and areas under their management. In case compulsory forms of publicity are specified in relevant laws, such forms shall be complied with.

3. Depending on the size of agencies or organizations and the scope of influence of the fields and areas of their operation, thrift practice and waste combat programs; results of thrift practice; and wasteful acts and results of handling wasteful acts shall be publicized in one of the following forms:

a/ Being publicized at meetings or posted up at working offices of agencies or organizations;

b/ Being uploaded onto websites or e-portals (if any) of agencies or organizations;

c/ Being published in press publications of agencies or organizations or in the mass media.

Article 6. Time for publicity

1. The time for publicity for the fields prescribed at Points a, b, c, d, dd, e, h and i, Clause 2, Article 5 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat must comply with relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Thrift practice and waste combat programs and reports on the results of thrift practice shall be publicized within 2 working days after they are issued;

b / Wasteful acts and results of handling wasteful acts shall be publicized within 3 working days after competent agencies issue handling decisions.

Section 2. PROCESSING OF INFORMATION ON WASTE DETECTION AND MEASURES TO PROTECT INFORMATION PROVIDERS

Article 7. Responsibility of heads of agencies and organizations to process information on waste detection

1. When receiving information on waste detection within their competence, heads of agencies or organizations shall direct the examination, verification and clarification of such information and wasteful acts and damage (if any) caused by wasteful acts. If the information falls beyond their competence, within 5 working days after receiving it, heads of agencies or organizations shall transfer such information to competent agencies or organizations for verification and processing.

2. Verification of information on waste detection covers:

a/ Management and use of money, property and labor related to such information in agencies or organizations;

b/ Clarification of the waste case based on such information;

c/ Identification of wasteful acts and level of waste.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Heads of agencies or organizations where waste occurs shall immediately take measures to stop and redress waste; handle wasteful acts within their competence or submit them to competent authorities for handling and publicize the results of handling wasteful acts; and explain the occurrence of waste to functional agencies.

Information on waste detection shall be processed within 90 days after it is received; when necessary, this time limit may be extended once for not more than 30 days, or 60 days for complicated cases.

b/ In case there are no grounds to conclude that waste has occurred or the received information is untruthful, within 5 working days after receiving verification results, the information-receiving agencies or organizations shall notify in writing such to the information providers upon request.

4. Heads of agencies or organizations and persons who are responsible for receiving and processing information on waste detection but fail to comply or improperly comply with this Decree and other relevant regulations shall, depending on their severity of violations, be disciplined or examined for penal liability. If they are late in stopping and redressing waste, letting it continue to occur and cause damage, they shall pay compensation in accordance with the law on handling of material responsibilities of cadres and civil servants or the law on disciplining of public employees and their compensation and reimbursement responsibilities.

Article 8. Responsibility of inspection and examination agencies, the State Audit Office and heads of immediate higher-level agencies to process information on waste detection

When receiving information on waste detection, inspection and examination agencies, the State Audit Office or heads of immediate higher-level agencies shall:

1. Request and direct heads of agencies or organizations where waste occurs to:

a/ Conduct examination and verification to clarify information on waste detection;

b/ Take measures to stop and redress wasteful acts; handle wasteful acts and report on handling results (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Protect the information providers within their competence.

2. Conduct inspection, examination and audit within their competence to promptly stop and handle wasteful acts.

Article 9. Rights and obligations of providers of information on waste detection

1. Providers of information on waste detection have the following rights:

a/ To send information about waste in writing or personally provide such information to competent agencies, organizations or persons in accordance with law;

b/ To have their full names, addresses and other personal information kept confidential;

c/ To request competent agencies, organizations or persons to notify the processing of their provided information;

d/ To request competent agencies, organizations or persons defined in Clause 2, Article 10 of this Decree to protect them when they face intimidation, revenge or retardation;

dd/ To be commended and rewarded under Article 77 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat and Article 29 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To provide truthful and accurate information;

b/ To collaborate with and assist agencies, organizations and individuals in clarifying detected wasteful acts;

c/ To take responsibility before law for their provided information;

d/ To be handled in accordance with law if they intentionally provide untruthful information or provide false information, thus affecting the operation of agencies or organizations or the reputation of other persons.

Article 10. Protection of providers of information on waste detection

1. Cases in which arises the responsibility to protect providers of information on waste detection:

a/ When the information providers make official requests for protection;

b/ When agencies or organizations in charge of receiving and processing information on waste detection have grounds to believe that the life, health and property of the information providers are in danger;

c/ Other cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Measures to protect providers of information on waste detection:

a/ Keeping confidential personal information relating to the information providers;

b/ Coordination protection activities of agencies or organizations processing information on waste detection and police offices of places where the information providers reside, work or study, and other competent agencies and organizations;

c/ Arranging forces, equipment and tools to ensure safety for the life and property of the information providers;

d/ Temporarily transferring the information providers to safe shelters in urgent cases.

Section 3. IMPLEMENTATION OF THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT PROGRAMS

Article 11. Thrift practice and waste combat programs

Thrift practice and waste combat programs shall be formulated on an annual basis and for a long term, including:

1. The Government’s thrift practice and waste combat master programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Thrift practice and waste combat programs of provinces and centrally run cities.

4. Thrift practice and waste combat programs of agencies and organizations using state budget funds, state capital and property, natural resources or labor in the state sector.

Article 12. Contents of thrift practice and waste combat programs

A thrift practice and waste combat program must have the following principal contents:

1. Central or key tasks.

2. Thrift targets and norms and waste combat requirements, including those in the course of performance of central and key tasks.

3. Measures to achieve the set thrift targets and norms and waste combat requirements.

4. Responsibility to organize the implementation of thrift practice and waste combat measures.

Article 13. Responsibilities to formulate and promulgate thrift practice and waste combat programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on annual and long-term thrift practice and waste combat master programs and central tasks in the scope and fields under their management, ministers and heads of ministerial- level agencies, government-attached agencies and other central agencies and organizations shall promulgate thrift practice and waste combat programs of their ministries, agencies and organizations within 30 days after the above master programs are approved.

3. Based on thrift practice and waste combat master programs and annual socio-economic development plans approved by provincial-level People’s Councils, chairpersons of provincial- level People’s Committees shall promulgate thrift practice and waste combat programs of their localities within 30 days after the above master programs are approved.

4. Heads of agencies and organizations using state budget funds, state capital or property, natural resources or labor in the state sector shall formulate and promulgate thrift practice and waste combat programs of their agencies and organizations in the scope and fields assigned to them for management under the guidance of their managing ministries, sectors or localities.

5. Heads of agencies and organizations who fail to comply with Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be disciplined in accordance with the law on disciplining of civil servants.

Article 14. Responsibilities to organize the implementation of, and implement, thrift practice and waste combat programs

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies or other central agencies or organizations, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall:

a/ Perform their assigned tasks under the Government’s thrift practice and waste combat master programs and thrift practice and waste combat programs of their ministries, agencies, organizations or localities; and direct agencies and organizations under their management in implementing the formulated thrift practice and waste combat programs;

b/ Add, or propose competent authorities to add, thrift practice and waste combat contents and measures to thrift practice and waste combat programs to ensure effective achievement of set thrift targets and norms and waste combat requirements;

c/ Periodically or extraordinarily examine the contents of thrift practice and waste combat;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Finance shall:

a/ Examine and inspect the formulation and implementation of thrift practice and waste combat programs by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and organizations, provincial-level People’s Committees and state budget-funded agencies and organizations;

b/ Report to the Prime Minister for handling cases in which ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies or other central agencies or organizations or chairpersons of provincial-level People’s Committees fail to strictly comply with regulations on formulation, promulgation and implementation of thrift practice and waste combat programs.

Section 4. REPORTING ON RESULTS OF THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 15. Reporting responsibility

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and organizations and provincial-level People’s Committees; and single-member limited liability companies with 100% charter capital held by the State which are established under the Prime Minister’s decisions shall, within their scope and fields under their management and production and business activities, make reports on the results of thrift practice and waste combat and send them to the Ministry of Finance.

2. The Ministry of Finance shall summarize the results of thrift practice and waste combat and submit them to the Government for reporting to the National Assembly at its session at the beginning of the subsequent year.

Article 16. Reporting forms, periods and deadlines

1. Reports on results of thrift practice and waste combat shall be made in writing in the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Extraordinary report at the request of the Prime Minister, the Government, the National Assembly Standing Committee or the National Assembly.

2. Reporting periods:

a/ From January 1 to December 31 every year, for annual reports;

b/ At the request of competent agencies, for extraordinary reports.

3. Reporting deadlines:

a/ Annual reports shall be submitted to the Ministry of Finance before February 28 of the year following the reporting year;

b/ Extraordinary reports shall be submitted within time limits set by competent agencies that request reporting.

Article 17. Reporting contents

1. The contents of an annual report include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Situation and results of thrift practice and waste combat in the scope and fields assigned to the reporting entity for management under the Law on Thrift Practice and Waste Combat; and assessment of the level of achievement of the thrift targets and norms and waste combat requirements set in the thrift practice and waste combat program;

c/ Thrift practice and waste combat orientations and tasks for the subsequent year;

d/ Proposals and recommendations on thrift practice and waste combat.

2. The contents of an extraordinary report must comply with requirements of competent agencies that request reporting.

Article 18. Examination of implementation of the reporting regime

1. Responsibility to examine the implementation of the reporting regime:

a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies or organizations, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall examine the implementation of the reporting regime by agencies and organizations under their management;

b/ The Ministry of Finance shall examine the implementation of the reporting regime by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, other central agencies and organizations and provincial-level People’s Committees.

2. Requirements on examination of the implementation of the reporting regime:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Examination shall be conducted simultaneously with examination of the formulation and implementation of thrift practice and waste combat programs and identification of achievements as well as weaknesses;

c/ Examination must not affect the normal operation of examined agencies or organizations.

3. Processing of examination results:

a/ Based on examination results, competent examination agencies or organizations defined at Point a, Clause 1 of this Article shall handle within their competence violations of the regime on reporting on thrift practice and waste combat and publicize handling results under regulations;

b/ The Ministry of Finance shall handle within its competence or report to the Prime Minister for handling violations and publicize handling results under regulations.

Section 5. COMPENSATION FOR DAMAGE IN THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 19. Responsibility to pay compensation in thrift practice and waste combat

1. Cadres, civil servants, public employees and workers in state budget-funded agencies and organizations who commit violations, fail to implement, or improperly implement the provisions of Articles 27, 32, 45, 53 and 58 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat, and heads of state enterprises who commit violations, fail to implement, or improperly implement the provisions of Articles 61 and 62 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat, thus causing waste and damage, shall pay compensation in accordance with this Decree.

Cadres, civil servants and public employees who commit violations of law, causing damage to property of their agencies or organizations, but do not fall in the case specified in Clause 1 of this Article, shall pay compensation in accordance with the law on handling of material responsibilities of cadres and civil servants or the law on disciplining of public employees and their compensation and reimbursement responsibilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Principles of handling compensation responsibility

1. The consideration and handling of compensation responsibility shall be based on violations, characteristics of damage-causing wasteful acts and level of waste and damage actually caused in order to decide on the level and method of compensation in an impartial, equal and public manner.

2. Compensation responsibility shall be identified corresponding to the responsibility and violation of each violator or equally divided among all violators if the responsibility and violation of each violator cannot be identified.

3. Persons competent to issue compensation decisions shall form a Council for handling compensation responsibility to consider and settle compensation.

4. Upon detecting wasteful acts causing damage subject to compensation, if persons liable for compensation make a written request to voluntarily compensate for the damage and obtain the written approval from persons competent to issue compensation decisions of the level, method and time of compensation, a Council for handling compensation responsibility needs not be formed. In this case, the compensation level must not be lower than the damage value preliminarily evaluated under Clause 1, Article 21 of this Decree. Persons competent to issue compensation decisions shall take responsibility for their decisions.

Article 21. Determination of damage value and compensation amount

1. Heads of agencies or organizations shall conduct verification to preliminarily evaluate the damage value and make written records of the cases of damage for use as a basis for considering and handling compensation responsibility. In case heads of agencies, organizations or state enterprises commit violations causing waste, heads of their immediate higher-level agencies or their immediate managing agencies shall conduct verification to preliminarily evaluate the damage value and make written records of the cases of damage for use as a basis for considering and handling compensation responsibility.

2. Determination of the damage value:

a/ For property damage, the value of damaged property shall be determined based on the actual value of property (at market price at the time of occurrence of damage) minus the residual value (if any) of property at the time of occurrence of damage;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Other types of damage shall be determined based on the monetary balance between the amount calculated based on approved norms and criteria or estimates and the actually used amount plus expenses (if any) for remedying consequences.

3. The compensation amount shall be calculated in Vietnam dong and determined based on:

a/ Written explanations of persons committing wasteful acts;

b/ Proposals of the Council for handling compensation responsibility under Article 23 of this Decree.

Article 22. Competence to issue compensation decisions

1. Heads of agencies or organizations using state budget funds, state property or labor or working time in the state sector where waste occurs have the competence to issue compensation decisions.

2. In case those defined in Clause 1 of this Article violate the law on thrift practice and waste combat, heads of their immediate higher-level agencies have the competence to issue compensation decisions.

3. In case heads of state enterprises violate the law on thrift practice and waste combat, heads of their managing agencies have the competence to issue compensation decisions.

Article 23. Council for handling compensation responsibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Council must be composed of:

a/ The chairperson being a person competent to issue compensation decisions defined in Article 22 of this Decree;

b/ A member being a representative of leaders of the Trade Union organization of the same level;

c/ A member being the person in charge of the finance-accounting division of the agency or organization;

d/ A member being the manager of the employing unit of the person liable for compensation (if any);

dd/ A member being an economic-technical expert (if necessary);

e/ A secretary who is a Council’s member appointed by the Council’s chairperson.

Persons having family relations with persons committing damage-causing wasteful acts may not be appointed to the Council. Persons having family relations include paternal grandfathers, paternal grandmothers, maternal grandfathers, maternal grandmothers, blood  fathers, blood mothers, adoptive fathers, adoptive fathers-in-law, adoptive mothers, adoptive mothers-in-law, spouses, blood children, adopted children, daughters-in-law, sons-in-law, siblings, siblings-in-law, paternal grandchildren and maternal grandchildren.

3. Working principles of the Council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Council shall work in a democratic, equal, objective and lawful manner;

c/ The Council shall cast secret votes on the principle of majority and validity for its proposals on the level, time and method of compensation; in case the .numbers of votes for votes against are equal, the Council’s chairperson’s opinion is decisive;

d/ A meeting minutes shall be made to record opinions of the participants and results of counting votes on the level, time and method of compensation;

dd/ The person liable for compensation shall attend the Council’s meeting. In case he/ she had not come after having been summoned twice by the Council without a plausible reason and still does not appear after being summoned by the Council for the third time, the Council shall still meet and he/she shall comply with the compensation decision.

4. Within 7 working days after the Council is formed, the Council’s chairperson shall hold a meeting to consider compensation for damage caused by wasteful acts. The Council shall consider and make proposals to the person competent to issue compensation decisions on:

a/ Identification of wasteful acts;

b/ Assessment of the actual level of damage caused by wasteful acts;

c/ Determination of responsibilities of each person committing damage-causing wasteful acts;

d/ Specific level, time and method of compensation applicable to each person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The consideration and settlement of compensation shall be based on the dossier for handling compensation responsibility in the case, which must comprise:

a/ The decision on handling of wasteful acts or proposals (if any) of the inspection and examination agency and the State Audit Office about violations of the law on thrift practice and waste combat;

b/ The written explanation of the person committing damage-causing wasteful acts;

c/ The economic-technical documents (if any) of the lost, broken or damaged equipment or property;

d/ The written record of the preliminary evaluation of the value of damaged property under Clause 1, Article 21 of this Decree;

dd/ Other relevant documents (if any).

2. The above dossier shall be sent to the Council’s members 5 working days before the date of a Council meeting

Article 25. Proceedings of a Council meeting

1. The Council shall meet to consider and settle compensation according to the following proceedings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Council secretary reports on damage-causing wasteful acts and level of compensation;

c/ The Council hear explanations of the person committing damage-causing wasteful acts and opinions of the Council members;

d/ The Council discuss and cast secret votes on the level, time and method of compensation;

dd/ The Council chairperson announces results of vote count and approves the meeting’s minutes;

e/ The Council chairperson and secretary sign the meeting’s minutes.

2. Within 5 working days after the Council cast votes to approve the level, time and method of compensation, the Council chairperson shall complete the dossier of the meeting and send it together with the Council’s proposals to the person competent to issue compensation decisions.

Article 26. Issuance of compensation decisions

1. In case the Council is formed, within 10 working days after receiving the Council’s written proposal, the competent person defined in Article 22 of this Decree shall issue a compensation decision.

2. In case no Council is formed, within 30 working days after detecting a waste-causing violation, the competent person defined in Article 22 of this Decree shall issue a compensation decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Within 2 working days after issuing a compensation decision, the competent person shall send it to the person liable for compensation for compliance.

5. In case the person liable for compensation has moved to another agency or organization, ceased working or retired before the date of issuance of the compensation decision, he/she shall still pay compensation under Article 27 of this Decree.

Article 27. Compensation payment, suspension from compensation payment

1. The person liable for compensation shall make one-off payment of compensation within 30 days after receiving a compensation decision.

In case he/she is unable to make one-off payment of the compensation amount, the unpaid amount shall be paid gradually within 12 months after the compensation decision is issued. If he/she is unable to pay compensation, 20% (twenty percent) of his/her monthly salary shall be deducted until the compensation amount is fully paid under the competent person’s decision.

2. In case the person liable for compensation who has not fully paid the compensation amount moves to another agency or organization, ceases working or retires, the head of the agency or organization that has issued the compensation decision shall request this person to pay the deficient amount before he/she moves to another agency or organization, ceases working or retires. In case this person cannot yet immediately pay the deficient amount or deliberately delays or shirks the payment, the head of the agency or organization that has issued the compensation decision shall coordinate with his/her new agency or organization or the administration of the locality of his/her residence in requesting him/her to pay compensation.

3. The new employing agency or organization of the person liable for compensation who cannot yet pay compensation or deliberately delays or shirks the payment or the administration of the locality of his/her residence shall closely coordinate with the previous employing agency or organization of such person in requesting him/her to fulfill his/her compensation responsibility.

4. Suspension from compensation payment:

a/ A person liable for compensation may be suspended from compensation payment in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- His/her family is classified as poor household or household living just above the poverty line under the Prime Minister’s regulations, his/her family is facing extreme economic difficulties caused by natural disasters or fires or falls in other cases of extreme economic difficulties as certified by the commune-level People’s Committee of the locality of his/her residence;

- He/she is put in custody or detention pending the competent investigation agency’s conclusion of other violations.

b/ The duration of suspension from compensation payment is specified as follows:

- Not exceeding 6 months, for hospitalized persons or pregnant women; persons of families classified as poor households or households living just above the poverty line under the Prime Minister’s regulations, or families facing extreme economic difficulties caused by natural disasters or fires, or persons in other cases of extreme economic difficulties as certified by the commune-level People’s Committees of the localities of their residence;

- At most equaling the custody or detention duration, for persons held in custody or detention pending the competent investigation agency’s conclusion of other violations.

c/ Persons competent to issue compensation decisions shall consider and decide on the suspension from compensation payment prescribed in Clause 4 of this Article.

Article 28. Collection, payment, management and use of compensation amounts and assets

1. Agencies or organizations of persons competent to issue compensation decisions shall fully collect compensation amounts and return them to damage-suffering agencies or organizations or remit them into the state budget under Clause 3 of this Article.

2. Compensation amounts paid by persons liable for compensation shall be collected and monitored in detail upon each time of payment (in case of payment in installments) and managed under current financial regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Adequate documents shall be made under regulations for the remittance of compensation amounts into the state budget or return of compensation amounts to damage-suffering agencies or organizations.

Section 6. DETERMINATION AND USE OF REWARD MONEY SOURCES FROM THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 29. Commendation

1. Agencies, organizations and individuals that record achievements in thrift practice and waste combat under Clause 1, Article 77 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat shall be commended and rewarded.

2. Forms of commendation and reward:

a/ The forms prescribed in the Law on Emulation and Commendation;

b/ The forms prescribed in regulations of agencies or organizations.

3. Funding sources for commendation and reward:

a/ Reward money sources prescribed in the Law on Emulation and Commendation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Source of funds (if any) earned from the stoppage of waste which is detected and redressed in time;

d/ Source of discretionary fund allocated to agencies or organizations.

4. The calculation and determination of rewards from reward money sources under Points b and c, Clause 3 of this Article shall be based on:

a/ The time of job completion ahead of schedule;

b/ Expenses saved from ahead-of-schedule completion of jobs, application of schedule shortening solutions or initiatives.

5. Use of reward money sources:

a/ The use of the reward money source specified at Point a, Clause 3 of this Article must comply with the Law on Emulation and Commendation;

b/ For the reward money sources specified at Points b and c, Clause 3 of this Article, heads of agencies or organizations shall formulate use regulations clearly determining criteria for rewarding to ensure rewarding of proper persons and deeds, timely stimulation and praise of good examples in thrift practice and waste combat in their agencies or organizations.

Article 30. Management and use of amounts saved from operating funds for commendation and reward

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Heads of agencies or organizations shall decide on reward levels in accordance with internal spending regulations of their agencies or organizations.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31. Effect

This Decree takes effect on November 1, 2014. To annul the Government’s Decree No. 68/2006/ND-CP of July 18, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Law on Thrift Practice and Waste Combat, and the provisions on compensation and disciplining in the Government’s Decree No. 84/2006/ND-CP of August 18,2006, on compensation, disciplining and administrative sanctioning in thrift practice and waste combat.

Article 32. Organization of implementation

1. The Minister of Finance shall guide the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of other central agencies and organizations, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08/09/2014 hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


61.687

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.79.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!