Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền? Câu hỏi của chị NTHN từ Hải Phòng.

Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích gì?

Mục đích góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 1 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:

Mục đích góp ý
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
2. Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.

Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích:

(1) Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

(2) Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.

Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với mục đích gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 2 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:

Nguyên tắc góp ý
1. Việc góp ý phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng;
2. Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.
3. Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan Công đoàn các cấp ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân;
4. Các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động.

Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam khi tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

(1) Việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng;

(2) Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

Không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.

(3) Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan Công đoàn các cấp ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân;

(4) Các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền?

Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định tại Điều 15 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:

Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ban hành quy định và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện góp ý xây dựng đảng, chính quyền theo quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.
2. Trực tiếp tổ chức, thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở Trung ương.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý kiến nghị của cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, các cấp công đoàn và chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy định (qua Ban Dân vận Trung ương).

Như vậy, theo quy định, trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các trách nhiệm sau đây:

(1) Ban hành quy định và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện góp ý xây dựng đảng, chính quyền theo quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.

(2) Trực tiếp tổ chức, thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở Trung ương.

(3) Tổng hợp ý kiến góp ý kiến nghị của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, các cấp công đoàn và chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan;

Theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền tới tổ chức, cá nhân góp ý.

(4) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy định (qua Ban Dân vận Trung ương).

Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 02-NQ/TW về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu hàng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất bao nhiêu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp?
Pháp luật
Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới là gì? Có bao nhiêu giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn?
Pháp luật
Có được làm đại biểu Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc khi đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật triển trách không?
Pháp luật
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm chi chăm lo cho người lao động của doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở không?
Pháp luật
Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam? Đoàn viên được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia Công đoàn?
Pháp luật
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam có phải ngày 28 tháng 7 hàng năm? Năm nay có tổ chức lễ kỷ niệm không?
Pháp luật
Điều lệ Công đoàn Việt Nam là gì? Điều lệ Công đoàn Việt Nam do cơ quan nào thông qua theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn Việt Nam
836 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào