Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?

Tôi có thắc mắc như sau: Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của chị L (Bình Dương).

Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?

Sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

1. Hướng dẫn sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam
1.1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Huy hiệu Công đoàn) được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn.
1.2. Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn gồm:
a. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;
b. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
c. Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;
d. Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;
đ. Thẻ đoàn viên công đoàn;
e. Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp.

Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?

Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không? (Hình từ internet)

Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp có thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam không?

Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp có thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam được quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động hay không?

Trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động được quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3
4.1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam
a. Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.
b. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
- Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).
- Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động.

Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có ít nhất bao nhiêu phần trăm số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ theo chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028?
Pháp luật
Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Pháp luật
Có được làm đại biểu Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc khi đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật khiển trách không?
Pháp luật
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội cập nhật đến Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Vào công đoàn để được gì và có lợi ích gì cho người lao động hay không? Vi phạm pháp luật về công đoàn thì có bị truy cứu hình sự hay không?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?
Pháp luật
Công đoàn Việt Nam đã đổi tên mấy lần từ khi ra đời đến nay? Công đoàn Việt Nam đã trải qua các kỳ đại hội nào?
Pháp luật
Nghị quyết 02-NQ/TW về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn Việt Nam
302 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: