Tên đại lộ được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm những ai?

Anh có câu hỏi là tên đại lộ được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm những ai? Anh mong mình nhận được câu trả lời sớm. Anh cảm ơn. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ TP Hồ Chí Minh.

Đại lộ là gì?

Đại lộ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng Ban hành kèm Nghị định 91/2005/NĐ-CP thì đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.

đại lộ

Tên đại lộ được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm những ai? (Hình từ Internet)

Tên đại lộ được quy định như thế nào?

Tên đại lộ được quy định tại Điều 11 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng Ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP như sau:

Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.

Như vậy, theo quy định trên thì tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.

Ai có thẩm quyền thành lập hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ?

Ai có thẩm quyền thành lập hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng Ban hành kèm Nghị định 91/2005/NĐ-CP như sau:

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
1. Thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn (Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ...), các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học. Cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.
Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét ra Nghị quyết.
2. Quyết định đặt tên các công trình công cộng thuộc thẩm quyền. Kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên các công trình công cộng đã ủy quyền cho chính quyền các cấp.
...

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên.

Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm những ai?

Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục V Thông tư 36/2006/TT-BVHTT gồm:

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
1. Thành phần Hội đồng tư vấn gồm đại diện các cơ quan quản lý: Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Công chính, Sở Tài nguyên và Môi trường; một số nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan.
Hội đồng tư vấn do Sở Văn hóa – Thông tin làm cơ quan thường trực, Tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan.
2. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ:
a) Tổng kiểm kê tên các đường, phố và công trình công cộng của các đô thị thuộc tỉnh, thành phố đã được đặt tên. Mỗi đô thị có hồ sơ riêng và tên được xếp theo loại (tên địa danh; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu; tên danh nhân); mỗi loại tên được xếp theo thứ tự A, B, C.
b) Phát hiện những tên đường, phố trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý để đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân cho sửa hoặc thay đổi.
c) Căn cứ vào các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để nghiên cứu xác lập ngân hàng tên (danh mục tên được lựa chọn, lưu trữ) để có thể sử dụng lâu dài cho việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên ở các đô thi của tỉnh, thành phố. Ngân hàng tên này cũng được xếp loại như nêu tại điểm a, khoản 2, Mục V, kèm theo hồ sơ đầy đủ của mỗi tên được đưa vào danh sách.
d) Lựa chọn những tên phù hợp trong ngân hàng tên dự kiến đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp.

Như vậy, theo quy định trên thì thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm đại diện các cơ quan quản lý: Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Công chính, Sở Tài nguyên và Môi trường; một số nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan.

Hội đồng tư vấn do Sở Văn hóa – Thông tin làm cơ quan thường trực, Tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan.

Công trình công cộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tên đại lộ được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng tư vấn về đặt tên đại lộ gồm những ai?
Pháp luật
Công trình công cộng ngầm là gì? Công trình công cộng ngầm có phải thực hiện công tác quan trắc địa kỹ thuật không?
Pháp luật
TCVN 4319:2012 về công trình công cộng? Yêu cầu về thiết kế kiến trúc thang máy đối với công trình công cộng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc quan trắc địa kỹ thuật công trình công cộng ngầm phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu về bảo trì công trình công cộng ngầm được quy định thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cấp phép xây dựng công trình công cộng có thời hạn tại TPHCM theo Nghị quyết 98 ra sao?
Pháp luật
Công tác khảo sát xây dựng công trình công cộng ngầm phải đảm bảo những điều kiện nào? Việc thi công xây dựng công trình công cộng ngầm được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công trình công cộng quy định chiều cao tầng và sảnh hành lang phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu mét theo đúng Tiêu chuẩn?
Pháp luật
Quy định chung đối với công trình công cộng là gì? Bậc thềm, lan can, đường dốc của nhà và công trình công cộng yêu cầu về diện tích như thế nào?
Pháp luật
Nhà và công trình công cộng yêu cầu như thế nào về mặt bằng và vị trí đặt trên các tuyến đường giao thông chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình công cộng
536 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình công cộng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: