Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xin cho hỏi: Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào? - câu hỏi của chị Thanh Trúc (Tiền Giang)

Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển
1. Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới.
2. Thải, nhấn chìm hay chôn lấp các loại chất độc hại, chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường; bắn, phóng, thả các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của con người, môi trường, an toàn xã hội.
3. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép.
5. Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
6. Bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm.
8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
9. Mua bán, trao đổi, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, hàng hóa, vật phẩm cấm lưu hành, kim khí quý, đá quý, ngoại hối; đưa người, hàng hóa lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép.
10. Phương tiện đường thủy neo, trú đậu không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông hàng hải, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới biển nếu nơi đó quy định về neo, trú đậu.

Theo đó, quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển được xem là hành vi có vi phạm pháp luật.

khu vực biên giới biển

Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển (Hình từ Internet)

Người quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) không có giấy tờ theo quy định;
b) Ra, vào, đi lại, điều khiển phương tiện, tiến hành các hoạt động không đúng quy định trong khu vực hạn chế hoạt động;
c) Sau 24 giờ không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu, ngày kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc, tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc khi sử dụng người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biên hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển;
d) Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ cảnh vật, ghi hình trái phép bằng các thiết bị điện tử, thu phát vô tuyến điện ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển.
...
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2; điểm d khoản 8; điểm a, điểm b khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép vận tải, kinh doanh, xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường, khai thác hải sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 6; điểm c khoản 8 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm a, điểm d khoản 2; khoản 7; điểm b khoản 10; khoản 11 Điều này.
...

Theo quy định trên thì người quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, người quay phim chụp ảnh có thể bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Ngoài ra, khoản 2 Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
...
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Theo đó, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển.

Khu vực biên giới biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường?
Pháp luật
Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, người phát hiện thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường trong khu vực biên giới biển có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, mẫu biển báo trong khu vực biên giới biển do cơ quan nào quy định?
Pháp luật
Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tính từ đâu? Biển báo trong khu vực biên giới biển được quy định ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài vào khu vực biên giới biển không có giấy tờ theo quy định thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Giúp đỡ người khác lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển thì có thể bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Người đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải có các giấy tờ bản chính nào?
Pháp luật
Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xây nhà nghỉ, khách sạn trong khu vực biên giới biển có phải thông báo bằng văn bản cho đồn Biên phòng không và có được miễn cấp giấy phép xây dựng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu vực biên giới biển
4,249 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu vực biên giới biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: