Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm những thông tin gì?

Tôi muốn biết hiện nay các hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam bao gồm những hoạt động phổ biến nào? Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm thông tin những gì? Thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động phải đảm bảo có những mục đích nào chủ yếu?

Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam bao gồm những hoạt động gì?

Theo Mục 2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12594:2018 về Du lịch mạo hiểm - Thông tin cho người tham gia định nghĩa cụ thể về hoạt động du lịch mạo hiểm như sau:

Hoạt động du lịch mạo hiểm (adventure tourism activity)

Hoạt động mạo hiểm với mục đích du lịch, cần có sự hướng dẫn hoặc dẫn dắt ở một mức độ nhất định và có mức độ rủi ro (2.8) trong giới hạn chấp nhận được.

- Mức độ rủi ro chấp nhận được nghĩa là người tham gia có sự hiểu biết tối thiểu về các rủi ro có liên quan.

- Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam có thể bao gồm các hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; thám hiểm hang động, rừng, núi.

Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm những thông tin gì?

Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm những thông tin gì?

Theo đó, hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam có thể bao gồm các hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; thám hiểm hang động, rừng, núi.

Khi người tham gia đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm thì những thông tin nào sẽ được cung cấp trước cho họ?

Theo tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12594:2018 về Du lịch mạo hiểm - Thông tin cho người tham gia có quy định như sau:

"Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm:

a) mô tả hoạt động du lịch mạo hiểm, các thành phần và giá cả dịch vụ;

b) số người tham gia tối thiểu và tối đa, số lượng người hướng dẫn và nhân viên khác;

c) các dịch vụ thành phần được cung cấp là một phần của hoạt động du lịch mạo hiểm sẽ được đặt trước, ví dụ:

1) loại phương tiện vận chuyển sẽ sử dụng và mức độ thoải mái được cung cấp cho người tham gia, thông tin của nhà cung cấp bên thứ ba nếu có;

2) loại hình lưu trú, tiêu chuẩn cơ sở lưu trú và cơ sở vật chất kỹ thuật, ví dụ: bố trí phòng tắm, tiện nghi và điều kiện nghỉ ngơi;

3) thức ăn và đồ uống được cung cấp, bao gồm cả chế độ ăn kiêng đặc biệt;

4) trang thiết bị được cung cấp;

5) vật dụng chứa thiết bị trên địa hình gồ ghề, nếu cần thiết;

d) mức độ khó khăn (kèm theo giải thích về các tiêu chí) cho hoạt động du lịch mạo hiểm; đánh giá mức độ khó khăn phải tính đến các yếu tố như:

1) mức độ cụ thể về sức khỏe thể lực hoặc khả năng tinh thần cần thiết của người tham gia;

2) khoảng thời gian diễn ra hoạt động - cả chuyến đi và từng ngày;

3) kiến thức và kỹ năng cần thiết;

4) có yêu cầu về chứng nhận kỹ năng đặc biệt nào không;

5) điều kiện khí hậu dự báo;

6) những khó khăn của địa hình nơi thực hiện hoạt động mạo hiểm;

7) mức độ khó và giải thích các tiêu chí, nếu có liên quan;

e) hành trình của hoạt động du lịch mạo hiểm:

1) (các) địa điểm;

2) thời gian ước tính từ khi khởi hành cho đến khi tới các địa điểm khác nhau;

3) thời gian ước tính của (các) hoạt động;

4) các khoảng thời gian rỗi;

f) hỗ trợ khẩn cấp sẵn có;

g) các cơ sở vật chất sẵn có cho người có nhu cầu đặc biệt, trẻ em hoặc người cao tuổi;

h) trong trường hợp người tham gia là một nhóm trẻ vị thành niên trong một hoạt động nhiều ngày, số lượng, giới tính và vai trò của người hướng dẫn và những người lớn đi kèm khác, ví dụ: cha mẹ;

i) thông tin về tính phù hợp của nơi các hoạt động du lịch mạo hiểm được thiết kế và chỉ định cho các nhóm người cụ thể, ví dụ: theo độ tuổi, giới tính hoặc khả năng;

j) thông tin chi tiết về chính quyền địa phương và tình hình chính trị;

k) thông tin cụ thể về luật pháp địa phương, ví dụ:

1) hạn chế số lượng khách, ví dụ: trong một khu bảo tồn thiên nhiên để giảm tác động của con người;

2) cấm đốt lửa hoặc sử dụng các chất tẩy rửa có thể làm mất sự cân bằng của môi trường tự nhiên."

Thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động phải đảm bảo có các mục đích gì?

Theo Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12594:2018 về Du lịch mạo hiểm - Thông tin cho người tham gia quy định mục đích cung cấp thông tin trong suốt quá trình thực hiện hoạt động:

Điều này đưa ra các thông tin phải được cung cấp từ sau khi đặt mua dịch vụ tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm cho đến khi kết thúc hoạt động.

Thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động có các mục đích sau:

a) cung cấp cho người tham gia những chỉ dẫn rõ ràng để đảm bảo sự tham gia của họ vào hoạt động an toàn nhất có thể;

b) giúp người tham gia ý thức được bất cứ thay đổi nào đối với hoạt động, thời gian rảnh rỗi và bất cứ điều gì họ cần làm hoặc có thể làm để ứng phó với những thay đổi đó.

* Những thay đổi có thể xảy ra do những vấn đề phát sinh trong môi trường như thời tiết bất lợi, tai nạn hay bệnh tật, thiết bị trục trặc, v.v. Điều quan trọng là người tham gia phải được thông báo đầy đủ để họ có thể ứng phó được với sự thay đổi. Việc ứng phó có thể liên quan đến việc thực hiện các hướng dẫn mới từ người hướng dẫn như quản lý sự cố và các rủi ro liên quan, hoặc người tham gia có thể lựa chọn dừng hoạt động.

Như vậy, những thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động bao gồm các mục đích sau: (1) cung cấp cho người tham gia những chỉ dẫn rõ ràng để đảm bảo sự tham gia của họ vào hoạt động an toàn nhất có thể; (2) giúp người tham gia ý thức được bất cứ thay đổi nào đối với hoạt động, thời gian rảnh rỗi và bất cứ điều gì họ cần làm hoặc có thể làm để ứng phó với những thay đổi đó.

Du lịch mạo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 12594:2018 về thông tin cho người tham gia du lịch mạo hiểm như thế nào? Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm những gì?
Pháp luật
Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Mục đích cung cấp thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động phải đảm bảo những gì?
Pháp luật
Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam gồm những hoạt động nào? Chính sách an toàn du lịch mạo hiểm được xây dựng phải như thế nào?
Pháp luật
Những thông tin sẽ cung cấp cho người tham gia trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Kiến thức và kỹ năng cần có đối với người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm được thể hiện như thế nào?
Pháp luật
Người tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm sẽ được cung cấp những thông tin gì trong suốt quá trình thực hiện hoạt động và sau khi kết thúc hoạt động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch mạo hiểm
519 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch mạo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: