Nhà máy thủy điện của công ty bị hư hại, giảm khả năng cung cấp điện do ảnh hưởng của lũ quét thì có thuộc trường hợp được giảm tiền dịch vụ môi trường rừng hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau trường hợp nhà máy thủy điện của công ty bị hư hại, giảm khả năng cung cấp điện do ảnh hưởng của lũ quét thì có thuộc trường hợp được giảm tiền dịch vụ môi trường rừng hay không? Câu hỏi của anh A.Đ.L đến từ Cần Thơ.

Nhà máy thủy điện có thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hay không?

Nhà máy thủy điện có thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hay không?

Nhà máy thủy điện có thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp 2017 về đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:

Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;
b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
c) Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
đ) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
e) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
g) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng nhà máy thủy điện là đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, cụ thể là tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.

Nhà máy thủy điện có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng?

Căn cứ vào Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 về quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.

Như vậy, Nhà máy thủy điện có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Nhà máy thủy điện có quyền sau đây:

+ Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

+ Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

+ Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.

- Nhà máy thủy điện có nghĩa vụ sau đây:

+ Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

+ Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.

Nhà máy thủy điện của công ty bị hư hại, giảm khả năng cung cấp điện do ảnh hưởng của lũ quét thì có thuộc trường hợp được giảm tiền dịch vụ môi trường rừng hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về các trường hợp miễn giảm:

Trường hợp miễn, giảm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với trường hợp nhà máy thủy điện bị hư hại, giảm khả năng cung cấp điện do ảnh hưởng của lũ quét thì công ty phải có nghĩa vụ chứng minh:

- Đó là rủi ro bất khả kháng;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

Thì công ty của bạn sẽ thuộc trường hợp miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng.

Nhà máy thủy điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với người nộp thuế có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh là mẫu nào?
Pháp luật
Giá điện cố định bình quân của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xác định theo phương thức nào?
Pháp luật
Nhà máy thủy điện của công ty bị hư hại, giảm khả năng cung cấp điện do ảnh hưởng của lũ quét thì có thuộc trường hợp được giảm tiền dịch vụ môi trường rừng hay không?
Pháp luật
Tổng chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên nguyên tắc nào? Được xác định theo công thức nào?
Pháp luật
Trường hợp nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh thì việc khai thuế, tính thuế, phân bổ số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên phải nộp cho từng tỉnh năm 2022 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà máy thủy điện
300 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà máy thủy điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào