Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản là mẫu nào? Hướng dẫn xếp loại?

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm của chợ đầu mối thủy sản là mẫu nào? Hướng dẫn xếp loại trong việc thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm của chợ đầu mối thủy sản? Câu hỏi của anh H (Hà Nội).

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản là mẫu nào?

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

PHỤ LỤC III

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Loại hình cơ sở

Ký hiệu

Cơ sở giết mổ động vật tập trung

BB 2.1

Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản

BB 2.2

Kho lạnh bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản

BB 2.3

Chợ đầu mối, đấu giá thực phẩm nông, lâm, thủy sản

BB 2.4

Theo đó, mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản là mẫu BB 2.4 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT:

Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản là mẫu nào? Hướng dẫn xếp loại?

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản là mẫu nào? Hướng dẫn xếp loại? (Hình từ internet)

Hướng dẫn xếp loại trong việc thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm của chợ đầu mối thủy sản?

Cách xếp loại trong việc thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm của chợ đầu mối thủy sản được quy định tại mẫu BB 2.4 thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:

(1) Định nghĩa mức lỗi

- Lỗi nghiêm trọng (Se): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, gây mất ATTP, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

- Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức Nghiêm trọng.

- Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát ATTP nhưng chưa đến mức Nặng

(2) Bảng xếp loại:

Mức lỗi

Xếp loại

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Loại A

≤ 4

0

0

Loại B

> 4

0

0

Mi + Ma ≤ 6 và Ma ≤ 3

0



Loại C

Mi + Ma > 6 và Ma > 3

0


-

≥4

0


-

-

≥ 1


Ghi chú: ( - ) Không tính đến

(3) Diễn giải:

Cơ sở đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B

Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:

+ Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng; Và

+ Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 04 chỉ tiêu.

Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Không có lỗi Nghiêm trọng và

+ Một trong Hai trường hợp sau:

+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 04 chỉ tiêu; hoặc

+ Số lỗi Nặng không quá 03 chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ và lỗi Nặng không quá 06 chỉ tiêu.

Cơ sở chưa đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại C

Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:

- Có lỗi Nghiêm trọng hoặc

- Một trong các trường hợp sau:

+ Có số lỗi Nặng ≥ 04 chỉ tiêu; hoặc

+ Có dưới hoặc bằng 03 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ và lỗi Nặng lớn hơn 06 chỉ tiêu.

Việc xử lý kết quả đánh giá định kỳ điều kiện ATTP của chợ đầu mối thủy sản

Trường hợp chợ đầu mối thủy sản bị rớt hạng sau khi đánh giá định kỳ về điều kiện ATTP thì xử lý thế nào?

Tại Điều 16 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc xử lý kết quả thẩm định như sau:

Xử lý kết quả thẩm định
Sau khi thẩm tra biên bản thẩm định của đoàn thẩm định (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định thực hiện như sau:
1. Trường hợp thẩm định để xếp loại
a) Công nhận và thông báo kết quả thẩm định cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.
b) Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ
a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.
b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
...

Theo quy định này, trường hợp đánh giá định kỳ mà cơ sở xuống loại B thì cơ quan tiến hành thẩm định có trách nhiệm thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.

Với trường hợp rớt xuống loại C thì thông báo cho cơ sở về việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm Cơ sở kinh doanh muối, muối i-ốt? Tải về Mẫu biên bản?
Pháp luật
Có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu khi được người thân ở nước ngoài gửi tặng mật ong hay không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005) về quy phạm thực hành vệ sinh đối với thịt như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao là đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm cần tuân thủ quy định gì? Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu trước hay tự công bố sản phẩm thực phẩm trước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: