Khi đặt mã vạch Việt Nam lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ quét tại điểm bán lẻ phải cân nhắc những gì?

Vị trí đặt mã vạch Việt Nam số lượng mã vạch Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu chung nào? Khi đặt mã vạch Việt Nam lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ quét tại điểm bán lẻ phải cân nhắc những gì? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Bình Dương.

Lưu ý:

GTIN: Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (Global trade item number)

POS: Điểm bán lẻ

SKU: Đơn vị lưu hàng trong kho (Stock Keeping Unit)

Vị trí đặt mã vạch Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?

Yêu cầu chung về vị trí đặt mã vạch Việt Nam theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 quy định như sau:

Phải cân nhắc các nguyên tắc chung dưới đây về vị trí đặt mã vạch đối với bất kì dạng bao gói nào khi quét tại POS hay tại bất cứ môi trường nào trong chuỗi cung ứng.

Thương phẩm với mục đích để quét tại POS phải được gắn mã vạch EAN-13, UPC-A, EAN-8, UPC-E, GS1 DataBar đẳng hướng, GS1 DataBar đẳng hướng xếp chồng, GS1 DataBar mở rộng hay GS1 DataBar mở rộng xếp chồng. Mã vạch EAN-8 và UPC-E nhằm để gắn trên thương phẩm rất nhỏ bán tại POS. Mã vạch được quét tại môi trường khác là EAN-13, UPC-A, ITF-14, GS1 DataBar và GS1-128.

Phải đặt mã vạch bao gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc để tránh làm hỏng mã vạch.

Mã vạch Việt Nam

Mã vạch Việt Nam (Hình từ Internet)

Số lượng mã vạch Việt Nam được quy định như thế nào?

Số lượng mã vạch Việt Nam theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 quy định như sau:

Không cho phép in nhiều mã vạch thể hiện các GTIN khác nhau trên bất kì thương phẩm nào. Yêu cầu số lượng tối thiểu là một mã vạch trên một thương phẩm.

Tại nhà kho hay các môi trường quét phân phối chung, đối với các thương phẩm để quét, khuyến nghị in hai mã vạch thể hiện cùng dữ liệu vào hai mặt liền kề (xem điều 6).

Tại POS, đối với các thương phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh (xem điều A.9), các gói hàng ngẫu nhiên (xem điều 5.2.7), khuyến nghị in hai hay nhiều mã vạch thể hiện cùng một GTIN.

Tại POS, điều này có liên quan đặc biệt đến các vật phẩm có nhiều lớp bao gói, như các vật phẩm được bao kín, các vật phẩm có đầu thắt giải buộc, các vật phẩm mà từng đơn vị bên trong có GTIN khác với GTIN trên bao bì hay hộp/ vật đựng bên ngoài. Phải che khuất mã vạch trên các sản phẩm phía trong đi để không cho hệ thống quét tại POS đọc được (xem điều 5.2.7 về các quy định đối với các vật phẩm được bao kín).

CHÚ THÍCH: Có thể yêu cầu hai mã vạch, mã vạch EAN/UPC mã hóa GTIN và mã vạch khác mã hóa GTIN cùng các thuộc tính, trong giai đoạn chuyển đổi sang thế hệ mã vạch mới.

Khi đặt mã vạch Việt Nam lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ quét tại điểm bán lẻ phải cân nhắc những gì?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 quy định như sau:

Yêu cầu đối với thương phẩm quét tại điểm bán lẻ
...
5.2 Vị trí đặt mã vạch
...
5.2.3 Quy tắc về rìa
Khi có thể, mã vạch không được gần hơn 8 mm (0,3 inch) hoặc xa hơn 100 mm (4 inch) so với rìa gần nhất của bao gói/ hộp/ vật đựng.
CHÚ THÍCH: Các hướng dẫn trước đây đưa ra một khoảng cách nhỏ nhất là 5 mm (0,2 inch). Kinh nghiệm thực tế cho thấy điều này là không phù hợp vì người tính tiền thường cầm túi và thương phẩm khác với ngón tay cái của họ vào phần rìa. Phải tránh đặt mã vạch quá gần rìa. Việc đặt mã như vậy sẽ làm giảm hiệu quả quét mã tại POS.
5.2.4 Hạn chế cắt bớt chiều cao mã vạch
Không khuyến khích cắt bớt mã vạch để đảm bảo khả năng quét mã đẳng hướng tại POS, trừ trường hợp thực sự cần thiết và khi đó phải in mã với chiều cao tối thiểu cho phép.
5.2.5 Hạn chế vị trí đặt mã ở đáy
Có thể chấp nhận vị trí đặt mã vạch vào đáy thương phẩm trừ các thương phẩm lớn, cồng kềnh. Ưu tiên vị trí đặt mã vạch vào phía (mặt) sau thương phẩm.
5.2.6 Phải cân nhắc đặc biệt khi đặt mã vạch lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ sau:
- Túi: Vị trí khuyến nghị là giữa cung phần ba phía trên mặt sau tính từ đáy, xa rìa nhất có thể theo quy tắc về rìa (xem điều A.1 để biết thêm chi tiết về túi).
- Bao gói dạng phồng hay các vật phẩm không được đóng gói: Không đặt mã vạch gần hơn 8 mm (0,3 inch) hay xa hơn 100 mm (4 inch) với bất kì phần rìa nào trên bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều A.2 và điều A.16 để biết thêm chi tiết về bao gói dạng phồng và vật phẩm không được đóng gói.)
- Thương phẩm to, nặng hay cồng kềnh: Khuyến nghị đặt hai mã vạch thể hiện cùng một GTIN, một ở trên đỉnh và một ở đáy thuộc các góc đối diện trên sản phẩm. (Xem điều A.9 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh.)
CHÚ THÍCH: Thương phẩm có trọng lượng hơn 13 kg (28 Ib.) hay có hai kích thước lớn hơn 450 mm (18 inch) (rộng/ dài, rộng/ sâu, hay cao/ sâu) đều được coi là to, nặng hay cồng kềnh với xu thế gây khó khăn cho công tác xử lý bằng tay.
- Thương phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng: Không đặt mã vạch vào phần rìa. (Xem điều A.12 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng).
CHÚ THÍCH: Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng là các bao gói/ hộp/ vật đựng có kích thước (cao, rộng hoặc sâu) nhỏ hơn 25 mm (1 inch).
..

Theo đó, phải cân nhắc đặc biệt khi đặt mã vạch Việt Nam lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ sau:

- Túi: Vị trí khuyến nghị là giữa cung phần ba phía trên mặt sau tính từ đáy, xa rìa nhất có thể theo quy tắc về rìa (xem điều A.1 để biết thêm chi tiết về túi).

- Bao gói dạng phồng hay các vật phẩm không được đóng gói: Không đặt mã vạch gần hơn 8 mm (0,3 inch) hay xa hơn 100 mm (4 inch) với bất kì phần rìa nào trên bao gói/ hộp/ vật đựng. (Xem điều A.2 và điều A.16 để biết thêm chi tiết về bao gói dạng phồng và vật phẩm không được đóng gói.)

- Thương phẩm to, nặng hay cồng kềnh: Khuyến nghị đặt hai mã vạch thể hiện cùng một GTIN, một ở trên đỉnh và một ở đáy thuộc các góc đối diện trên sản phẩm. (Xem điều A.9 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm to, nặng hoặc cồng kềnh.)

CHÚ THÍCH: Thương phẩm có trọng lượng hơn 13 kg (28 Ib.) hay có hai kích thước lớn hơn 450 mm (18 inch) (rộng/ dài, rộng/ sâu, hay cao/ sâu) đều được coi là to, nặng hay cồng kềnh với xu thế gây khó khăn cho công tác xử lý bằng tay.

- Thương phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng: Không đặt mã vạch vào phần rìa. (Xem điều A.12 để biết thêm chi tiết về các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng).

CHÚ THÍCH: Các vật phẩm hay hộp/ vật đựng mỏng là các bao gói/ hộp/ vật đựng có kích thước (cao, rộng hoặc sâu) nhỏ hơn 25 mm (1 inch).

Lưu ý:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 quy định vị trí đặt mã vạch lên các dạng bao gói và hộp/ vật đựng đặc thù.

Mã vạch Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi đặt mã vạch Việt Nam lên một vài dạng thương phẩm ngoại lệ quét tại điểm bán lẻ phải cân nhắc những gì?
Pháp luật
Mã vạch Việt Nam có được chuyển nhượng cho công ty khác hay không? Chuyển nhượng mã vạch Việt Nam trái quy định bị phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mã vạch Việt Nam
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
500 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mã vạch Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: