Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì? Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến?

Cho tôi hỏi: Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì? Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan? Trách nhiệm thực hiện giám sát trực tuyến trong ngành hải quan được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Nhân (Cần Thơ)

Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan như sau:

Theo đó, hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan được hiểu là việc sử dụng hệ thống giám sát trực tuyến để quan sát, theo dõi, xem xét, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

giám sát trực tuyến trong ngành hải quan

Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì? Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan?

Theo Điều 13 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định có 03 phương thức giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan gồm:

(1) Giám sát trực tuyến thường xuyên, liên tục (sau đây gọi tắt là giám sát thường xuyên).

- Thực hiện quan sát, theo dõi hệ thống camera giám sát theo phạm vi, địa bàn,... đảm bảo bao quát, kịp thời nắm tình hình khi có dấu hiệu nghi vấn, vụ việc xảy ra.

- Thực hiện rà soát, kiểm tra hệ thống dữ liệu thông quan điện tử theo phạm vi, địa bàn, tuyến đường, loại hình, doanh nghiệp. Lựa chọn kiểm tra xác suất thông tin tờ khai.

- Khai thác, sử dụng thông tin từ các hệ thống đã được kết nối hệ thống giám sát trực tuyến để kiểm tra, đối chiếu, làm rõ dấu hiệu nghi vấn.

(2) Giám sát trực tuyến trọng điểm theo phạm vi, nội dung xác định hoặc theo kế hoạch, yêu cầu của lãnh đạo (sau đây gọi tắt là giám sát trọng điểm).

- Thực hiện thu thập thông tin, theo dõi hoạt động trên hệ thống giám sát trực tuyến để xây dựng các hồ sơ trọng điểm, xác định rõ phạm vi, nội dung, yêu cầu giám sát.

- Phân công công chức thực hiện giám sát hệ thống camera giám sát theo hồ sơ trọng điểm đã xây dựng để kịp thời xử lý khi phát hiện vi phạm.

- Xây dựng cảnh báo dữ liệu điện tử theo hồ sơ trọng điểm.

Phân công công chức thực hiện giám sát, theo dõi dữ liệu điện tử trên hệ thống giám sát trực tuyến, theo dõi cảnh báo để kịp thời phát hiện, xử lý khi phát hiện vi phạm.

(3) Giám sát trực tuyến cơ động (xe chỉ huy giám sát cơ động).

Sử dụng xe chỉ huy giám sát cơ động, có lắp đặt hệ thống truyền nhận âm thanh, hình ảnh cơ động để truyền âm thanh, hình ảnh trực tiếp từ hiện trường về trung tâm để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan.

Trách nhiệm thực hiện giám sát trực tuyến trong ngành hải quan được quy định như thế nào?

Theo Điều 17 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về trách nhiệm thực hiện giám sát trực tuyến trong ngành hải quan được quy định như sau:

(1) Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

- Bố trí lực lượng trên cơ sở biên chế hiện có để thực hiện giám sát trực tuyến trong giờ hành chính theo nhiệm vụ của trực ban, đồng thời đảm bảo duy trì trực ngoài giờ hành chính xử lý thông tin, tình huống phát sinh.

- Ban hành quy trình quy định cụ thể trình tự thực hiện hoạt động giám sát trực tuyến tại địa bàn đơn vị quản lý.

- Phê duyệt kế hoạch giám sát trực tuyến trọng điểm tại đơn vị.

- Chỉ đạo đối với trường hợp xử lý theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong hoạt động giám sát trực tuyến.

(2) Trách nhiệm của Phòng Giám sát hải quan trực tuyến thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, bộ phận giám sát trực tuyến thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

- Tổ chức, phân công lực lượng thực hiện hoạt động giám sát trực tuyến theo quy định cụ thể tại quy chế này.

- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung giám sát trực tuyến đã được phân công. Chịu trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm.

- Đề xuất trình Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ban hành quy trình quy định cụ thể trình tự thực hiện hoạt động giám sát trực tuyến tại địa bàn đơn vị quản lý.

- Đề xuất trình Cục trưởng Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố chuyên đề, kế hoạch giám sát trực tuyến trọng điểm.

- Trong quá trình thực hiện giám sát trực tuyến phát hiện dấu hiệu nghi vấn, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý, phê duyệt của lãnh đạo.

Ngành Hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không?
Pháp luật
Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Ngành Hải quan được trang bị những thiết bị tin học nào để triển khai công nghệ thông tin? Ngành Hải quan phải quản lý công nghệ thông tin như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện công tác giám sát trực tuyến trong ngành hải quan mà phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì cần xử lý ra sao?
Pháp luật
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? Cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì? Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến?
Pháp luật
Sắp tới, các thủ tục hải quan sẽ được thực hiện trên ứng dụng di động để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp?
Pháp luật
Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức Hải quan với người dân, doanh nghiệp qua mạng xã hội?
Pháp luật
Số hóa công tác đào tạo, tập huấn ngành Hải quan bằng việc hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến?
Pháp luật
Ngành Hải quan hướng tới sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin tiên tiến (B1, Big Data) để phục vụ cho tác nghiệp, quản lý nguồn lực và ra quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành Hải quan
1,418 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: