Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến gậy cảnh sát như sau: Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.Y.U ở Đồng Tháp.

Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 quy định về vũ khí quân dụng như sau:

Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.

Đối chiếu quy định trên, gậy cảnh sát không phải vũ khí quân dụng mà là công cụ hỗ trợ được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Gậy cảnh sát

Gậy cảnh sát (Hình từ Internet)

Nguyên tắc quản lý, sử dụng gậy cảnh sát là gì?

Như đã phân tích trên, gậy cảnh sát được xem là công cụ hỗ trợ. Do đó theo Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì việc quản lý, sử dụng gậy cảnh sát được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trang bị gậy cảnh sát phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Người quản lý, sử dụng gậy cảnh sát phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

- Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng gậy cảnh sát phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

- Sử dụng gậy cảnh sát phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng gậy cảnh sát phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

- Gậy cảnh sát không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.

- Gậy cảnh sát và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Gậy cảnh sát phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát?

Theo Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát gồm:

- Cá nhân sở hữu gậy cảnh sát là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt gậy cảnh sát hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp gậy cảnh sát.

- Mang trái phép gậy cảnh sát vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng gậy cảnh sát xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng gậy cảnh sát được giao.

- Giao gậy cảnh sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố gậy cảnh sát hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp gậy cảnh sát; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

- Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy gậy cảnh sát không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về gậy cảnh sát.

- Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm gậy cảnh sát.

- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng gậy cảnh sát dưới mọi hình thức.

- Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại gậy cảnh sát.

- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép gậy cảnh sát; phế liệu, phế phẩm gậy cảnh sát.

-Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý gậy cảnh sát; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về gậy cảnh sát.

Công cụ hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người dân có được trang bị bình xịt hơi cay tại nhà với mục đích phòng thân khi cần thiết hay không?
Pháp luật
Gậy baton là gì? Người dân mang gậy baton kim loại bên mình để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai được phép sử dụng còng số 8? Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công an được giao sử dụng còng số 8 có trách nhiệm như thế nào? Công an bị tấn công bằng dao thì có được phép dùng còng số 8 để bắt giữ người không?
Pháp luật
Gậy 3 khúc có phải là công cụ hỗ trợ không? Sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mua roi điện để tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20.000.000 đồng có đúng hay không?
Pháp luật
Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Đi đào cây cảnh nhặt được lựu đạn cay (công cụ hỗ trợ) thì có phải giao nộp cho Ủy ban nhân dân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công cụ hỗ trợ
1,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công cụ hỗ trợ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào