Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không?

Bác của tôi là người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Bác của tôi có 4 người con, trong đó người con út bị dị tật bẩm sinh hệ sinh sản (không có tử cung). Vậy, người con út của bác tôi có được hưởng chế độ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc hóa học hay không?

Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm hóa học như sau:

"Điều 2. Đối tượng khám giám định
1. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (sau đây viết tắt là CĐHH) quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).
2. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .
3. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH và con đẻ của họ đã được xác nhận bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ."

Như vậy, con của thương binh hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học thuộc đối tượng được giám định y khoa.

Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không?

Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không? (Hình từ Internet)

Việc giám định đối với con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ giám định y khoa đối với con của thương binh phơi nhiễm chất độc hóa học:

"Điều 10. Hồ sơ khám giám định y khoa
...
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu;
b) Có một trong các giấy tờ sau:
- Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đối với đối tượng chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.
..."

Theo đó, hồ sơ giám định y khoa đối với con của thương binh phơi nhiêm chất độc hóa học gồm:

- Giấy giới thiệu của Sở Lao động thương binh xã hội

- Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên

- Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên

- Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên

Các loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật nào có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học như sau:

"Điều 7. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).
2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).
4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).
11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).
13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).
14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.
15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)."

Như vậy, danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật bao gồm những loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật như trên.

Theo đó, trường hợp dị tật bẩm sinh hệ sinh sản (vô sinh) do không có tử cung chưa thuộc danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ

Bạn có thể liên hệ Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Giám định y khoa các cấp; Bộ Lao động thương binh xã hội,... có thẩm quyền liên quan để được tư vấn thêm về trường hợp này.

Thương binh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được công nhận thương binh có được miễn, giảm tiền sử dụng đất hay không? Điều kiện để cá nhân được công nhận thương binh bao gồm những điều kiện nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có được miễn thuế đối với đất ở của thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn không? Ai có thẩm quyền quyết định miễn giảm thuế đất ở cho thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn?
Pháp luật
Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất khi trúng đấu giá không? Việc miễn tiền sử dụng đất phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Người phục vụ thương binh có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho thương binh như thế nào?
Pháp luật
Con của thương binh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nào? Con của thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí hay không?
Pháp luật
Con của thương binh bị phơi nhiễm chất độc hóa học có thuộc đối tượng được kiểm định bệnh, tật, dị dạng, dị tật hay không?
Pháp luật
Tất cả con trai của thương binh có thuộc đối tượng được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Thương binh có được hỗ trợ tiền khi sửa nhà không? Nếu được hỗ trợ thì mức hỗ trợ được quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ có được miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương binh
2,116 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương binh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: