BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
38/QĐ-BKHĐT
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VỀ TRÌNH, THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT CÁC NỘI DUNG TRONG ĐẤU THẦU ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC PHẠM VI QUẢN
LÝ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Đấu thầu,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định
116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định
số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định
số 1410/QĐ-BKH ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành
Quy trình về trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu áp dụng
cho các dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định
số 66/QĐ-BKH ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành
Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng trụ sở Phòng Thống kê cấp huyện;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê và Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình về trình, thẩm định và phê
duyệt các nội dung trong đấu thầu áp dụng cho các dự án (bao gồm cả đề án,
chương trình, dự toán) thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu do
Tổng cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện.
Điều
2. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm phổ biến Quy trình ban hành kèm theo
Quyết định này cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục và tổng hợp các phát sinh, vướng
mắc để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, xử lý theo quy định.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê được giao nhiệm vụ chủ đầu
tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục QLĐT; Thanh tra Bộ KH&ĐT;
- Các đơn vị thuộc TCTK;
- Lưu: VT, TCTK.
|
BỘ
TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
|
QUY TRÌNH
VỀ TRÌNH, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT CÁC NỘI DUNG
TRONG ĐẤU THẦU ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC THỐNG
KÊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-BKHĐT ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương 1.
PHÂN CẤP PHÊ DUYỆT
TRONG ĐẤU THẦU
Điều 1. Nội dung phê duyệt thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đối với các dự án,
đề án, chương trình, dự toán do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định đầu
tư hoặc phê duyệt, các đơn vị trực thuộc Tổng cục được giao làm chủ đầu tư hoặc
chủ dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư), Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
phê duyệt các nội dung sau:
a) Kế hoạch đấu thầu (KHĐT);
b) Hủy, đình chỉ cuộc đấu thầu hoặc
không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Giải quyết kiến nghị trong đấu
thầu;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về đấu
thầu.
2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng
trụ sở Chi cục Thống kê cấp huyện (trước đây là Phòng Thống kê) do Cục trưởng Cục
Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư, các đơn vị trực
thuộc Cục Thống kê làm chủ đầu tư theo phân cấp tại Quyết định số 66/QĐ-BKH
ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Quy định hướng dẫn quản
lý dự án đầu tư xây dựng trụ sở Phòng Thống kê cấp huyện (sau đây gọi chung là
dự án đầu tư cấp huyện) thì Cục trưởng thực hiện trách nhiệm của người có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của văn bản này.
3. Đối với các dự án do Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư và giao Tổng cục Thống kê
làm chủ đầu tư thì thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư theo Điều 2 của văn bản
này.
Điều 2. Nội
dung phê duyệt thuộc thẩm quyền của Cục trưởng, Viện trưởng, Vụ trưởng, Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê, chủ đầu tư dự án đầu tư cấp huyện đối
với các dự án, đề án, chương trình, dự toán được giao làm chủ đầu tư
a) Hồ sơ mời thầu (HSMT), Hồ sơ yêu
cầu (HSYC);
b) Các nội dung liên quan đến công
việc sơ tuyển nhà thầu;
c) Danh sách các nhà thầu tham gia
đấu thầu (danh sách ngắn);
d) Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu;
lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định
của Luật Đấu thầu để thay mình làm bên mời thầu;
đ) Danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về
mặt kỹ thuật (trừ gói thầu quy mô nhỏ) và danh sách xếp hạng nhà thầu;
e) Kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm
cả kết quả chỉ định thầu;
g) Nội dung hợp đồng và ký kết hợp
đồng;
h) Xử lý tình huống trong đấu thầu;
i) Giải quyết kiến nghị trong đấu
thầu.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH, THẨM
ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KHĐT, HSMT, HSYC VÀ KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 3. Đơn vị
thực hiện thẩm định
1. Vụ Kế hoạch tài chính thuộc Tổng
cục Thống kê chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định KHĐT và các nội dung khác thuộc
thẩm quyền xem xét, quyết định của Lãnh đạo Tổng cục Thống kê.
2. Cục trưởng, Viện trưởng, Vụ trưởng,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê, chủ đầu tư dự án đầu tư cấp
huyện (gọi chung là chủ đầu tư) chịu trách nhiệm phân công cho một phòng ban hoặc
thành lập Tổ thẩm định (sau đây gọi chung là Tổ thẩm định) để tiến hành thẩm định
đối với các nội dung quy định tại điểm a và e Điều 2 của văn bản này.
3. Đối với các dự án đầu tư cấp huyện
thì Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm phân công cho một phòng ban hoặc
thành lập Tổ thẩm định để tiến hành thẩm định đối với các nội dung quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 1 của văn bản này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được
giao thẩm định không đủ năng lực (theo quy định tại khoản 2 Điều
9 Luật Đấu thầu) thì các đơn vị tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ
năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.
Điều 4. Thủ tục
trình, thẩm định và phê duyệt KHĐT
1. Trình tự trình, thẩm định và phê
duyệt
a) Đối với các dự án, đề án, chương
trình, dự toán do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định đầu tư hoặc phê
duyệt, các đơn vị trực thuộc Tổng cục làm chủ đầu tư;
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức
lập KHĐT theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định
85/2009/NĐ-CP và có Tờ trình Tổng cục trưởng phê duyệt, đồng thời gửi 01 bộ
hồ sơ đến Vụ Kế hoạch tài chính để thẩm định;
- Vụ Kế hoạch tài chính chịu trách
nhiệm thẩm định KHĐT và lập báo cáo thẩm định trình Tổng cục trưởng phê duyệt
theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 85/2009/NĐ-CP;
- Trên cơ sở Tờ trình phê duyệt
KHĐT của chủ đầu tư và báo cáo thẩm định của Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục
trưởng xem xét, phê duyệt KHĐT theo quy định tại khoản 2 Điều 12
của Nghị định 85/2009/NĐ-CP .
b) Đối với các dự án đầu tư cấp huyện:
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức
lập KHĐT theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 85/2009/NĐ-CP
và có Tờ trình trình Cục trưởng Cục Thống kê phê duyệt, đồng thời gửi 01 bộ hồ
sơ đến tổ thẩm định (hoặc tư vấn thẩm định) của Cục trưởng Cục Thống kê;
- Tổ thẩm định (hoặc tư vấn thẩm định)
chịu trách nhiệm thẩm định KHĐT và lập báo cáo thẩm định trình Cục trưởng Cục
Thống kê phê duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định
85/2009/NĐ-CP;
- Trên cơ sở Tờ trình phê duyệt
KHĐT của chủ đầu tư và báo cáo thẩm định, Cục trưởng Cục Thống kê xem xét, phê
duyệt KHĐT.
c) Đối với các dự án do Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư và giao Tổng cục Thống kê
làm chủ đầu tư thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
4 Quyết định số 1410/QĐ-BKH ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
2. Hồ sơ trình duyệt KHĐT
a) Tờ trình lập theo Mẫu tờ trình
phê duyệt KHĐT (ban hành kèm theo Phụ lục
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ);
b) Quyết định đầu tư hoặc văn bản
phê duyệt tương đương;
c) Văn kiện dự án (đối với một số dự
án ODA mà nhà tài trợ không yêu cầu xây dựng Văn kiện dự án, có thể trình Đề
cương chi tiết Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt), hướng dẫn, quy định
về lựa chọn nhà thầu của nhà tài trợ đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
d) Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu
có);
đ) Nguồn vốn cho dự án;
e) Các tài liệu khác có liên quan
(nếu có);
3. Nội dung thẩm định KHĐT bao gồm:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ
để lập KHĐT;
b) Kiểm tra nội dung của KHĐT, tính
hợp lý của việc phân chia gói thầu, các hình thức lựa chọn nhà thầu và hình thức
hợp đồng áp dụng cho các gói thầu;
c) Phát hiện những nội dung còn thiếu,
chưa rõ, không phù hợp với mục tiêu đầu tư, tổng mức đầu tư, phạm vi công việc
và thời gian thực hiện dự án, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan;
d) Nội dung khác (nếu có).
4. Báo cáo thẩm định KHĐT bao gồm
những nội dung sau đây:
a) Khái quát về dự án và các căn cứ
pháp lý để lập KHĐT;
b) Tóm tắt nội dung chính của KHĐT;
c) Nhận xét về mặt pháp lý, về phân
chia gói thầu, về hình thức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, nội dung còn
tồn tại của KHĐT, kiến nghị các nội dung cần sửa đổi để phê duyệt KHĐT;
d) Nội dung khác (nếu có).
Điều 5. Thủ tục
trình, thẩm định và phê duyệt HSMT, HSYC
1. Trình tự trình, thẩm định và phê
duyệt
a) Bên mời thầu (Ban quản lý hoặc bộ
phận được giao làm bên mời thầu) chịu trách nhiệm tổ chức lập HSMT, HSYC (hoặc
thuê tư vấn lập) và trình chủ đầu tư, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổ thẩm định
(hoặc tư vấn thẩm định) của chủ đầu tư;
b) Tổ thẩm định (hoặc tư vấn thẩm định)
chịu trách nhiệm thẩm định HSMT, HSYC (nếu có yêu cầu) và lập báo cáo thẩm định
trình chủ đầu tư đồng thời gửi cho bên mời thầu;
c) Trên cơ sở Tờ trình xin phê duyệt
HSMT (HSYC) của bên mời thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt
HSMT (HSYC) theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Luật số
38/2009/QH12;
Trường hợp Tổng cục Thống kê là chủ
đầu tư, Bên mời thầu (Ban quản lý dự án hoặc bộ phận được giao làm bên mời thầu)
chịu trách nhiệm tổ chức lập HSMT (HSYC) (hoặc thuê tư vấn lập) và trình Lãnh đạo
tổng cục, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Vụ Kế hoạch tài chính để thẩm định theo
quy định.
2. Hồ sơ trình phê duyệt HSMT, HSYC
a) Tờ trình xin phê duyệt HSMT,
HSYC;
b) Các tài liệu làm căn cứ để lập
HSMT, HSYC;
c) Dự thảo HSMT, HSYC;
3. Nội dung thẩm định HSMT, HSYC
bao gồm:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ
để lập HSMT, HSYC;
b) Kiểm tra nội dung của HSMT,
HSYC;
c) Phát hiện những nội dung còn thiếu,
chưa rõ, không phù hợp của HSMT, HSYC với mục tiêu, phạm vi công việc và thời
gian thực hiện dự án, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan;
d) Những ý kiến khác nhau (nếu có)
giữa các tổ chức, cá nhân tham gia lập HSMT, HSYC;
đ) Nội dung khác (nếu có).
4. Báo cáo thẩm định HSMT, HSYC (theo
Mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành) bao gồm những nội dung sau:
a) Khái quát về dự án và gói thầu:
nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập HSMT, HSYC;
b) Nhận xét về mặt pháp lý, về nội
dung còn tồn tại của HSMT, HSYC; kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi để phê
duyệt HSMT, HSYC;
c) Nội dung khác (nếu có).
Điều 6. Thủ tục
trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT)
1. Trình tự trình, thẩm định và phê
duyệt
a) Bên mời thầu (Ban quản lý dự án
hoặc bộ phận được giao làm bên mời thầu) chịu trách nhiệm tổ chức lập báo cáo
KQLCNT và trình chủ đầu tư, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổ thẩm định (hoặc tư
vấn thẩm định) của chủ đầu tư;
b) Tổ thẩm định (hoặc tư vấn thẩm định)
chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo KQLCNT và lập báo cáo thẩm định trình chủ đầu
tư, đồng thời gửi cho bên mời thầu;
c) Trên cơ sở báo cáo KQLCNT của
bên mời thầu và báo cáo thẩm định, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt KQLCNT.
Trường hợp Tổng cục Thống kê là chủ
đầu tư, Bên mời thầu (Ban QLDA hoặc bộ phận được giao làm bên mời thầu) chịu
trách nhiệm tổ chức lập báo cáo KQLCNT và trình Lãnh đạo Tổng cục, đồng thời gửi
01 bộ hồ sơ đến Vụ Kế hoạch tài chính để thẩm định theo quy định.
2. Hồ sơ trình phê duyệt KQLCNT
a) Báo cáo KQLCNT bao gồm:
- Cơ sở pháp lý của việc thực hiện
lựa chọn nhà thầu;
- Nội dung của gói thầu;
- Quá trình tổ chức lựa chọn và
đánh giá HSDT hoặc HSĐX của nhà thầu;
- Đề nghị về kết quả lựa chọn nhà
thầu bao gồm:
+ Tên nhà thầu được đề nghị lựa chọn
(kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải
nêu tất cả các thành viên trong liên danh;
+ Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá đề
nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế nếu có);
+ Hình thức hợp đồng;
+ Thời gian thực hiện hợp đồng.
Trường hợp không lựa chọn được nhà
thầu thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.
b) Tài liệu liên quan bao gồm:
- Bản chụp quyết định đầu tư và các
tài liệu để ra quyết định đầu tư; văn kiện dự án (nếu có), KHĐT;
- HSMT, HSYC;
- Quyết định thành lập tổ chuyên
gia đấu thầu (hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp);
- Danh sách nhà thầu nộp HSDT,
HSĐX;
- Biên bản mở thầu;
- Các HSDT, HSĐX và các tài liệu
làm rõ, sửa đổi bổ sung liên quan;
- Các báo cáo đánh giá HSDT, HSĐX (được
lập theo quy định tại Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 quy định chi tiết
lập báo cáo đánh giá HSDT đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp; Thông tư
số 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá HSDT đối
với gói thầu dịch vụ tư vấn) của tổ chuyên gia đấu thầu (hoặc tư vấn đấu thầu,
tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp);
- Văn bản phê duyệt các nội dung của
quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định;
- Biên bản đàm phán hợp đồng đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn;
- Ý kiến về KQLCNT của tổ chức tài
trợ nước ngoài (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan.
3. Nội dung thẩm định KQLCNT bao gồm:
a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ
của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
b) Kiểm tra quy trình và thời gian
liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải
thông tin đấu thầu, phát hành HSMT, HSYC, thời gian chuẩn bị HSDT, HSĐX, thời
điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá HSDT, HSĐX;
c) Kiểm tra nội dung đánh giá HSDT,
HSĐX: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo
cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức
đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá HSDT, HSĐX so với
yêu cầu của HSMT, HSYC và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của
việc đánh giá;
d) Phát hiện những nội dung còn
chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt KQLCNT;
đ) Những ý kiến khác nhau (nếu có)
giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu
thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.
4. Báo cáo thẩm định KQLCNT (được
lập theo quy định tại Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 quy định chi tiết
lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu) bao gồm những nội dung sau:
a) Khái quát về dự án và gói thầu:
nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn
nhà thầu;
b) Tóm tắt quá trình tổ chức thực
hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về KQLCNT;
c) Nhận xét về mặt pháp lý, về quá
trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;
d) Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà
thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận
về KQLCNT./.