Vía Quan Âm ngày nào 2025? Ý nghĩa của ngày Vía Quan Âm đối với người làm kinh doanh?
Vía Quan Âm ngày nào 2025?
Ngày vía Quan Âm, hay còn gọi là ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, diễn ra vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp để người Phật tử tưởng nhớ và tôn vinh Bồ Tát Quan Thế Âm, vị Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi vô hạn, luôn lắng nghe và cứu khổ chúng sinh.
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía bồ tát Quán Thế Âm trong các ngày Âm lịch 19/2, 19/6 và 19/9. Trong đó:
- Ngày 19 tháng 2 là ngày vía Quán Thế Âm đản sanh
- Ngày 19 tháng 6 ngày là vía Quán Thế Âm thành đạo
- Ngày 19 tháng 9 là ngày vía Quán Thế Âm xuất gia
Trong năm 2025, ngày vía Quan Âm lần lượt rơi vào những ngày dương lịch như sau:
- Ngày 19 tháng 2 là ngày vía Quán Thế Âm đản sanh: rơi vào thứ 3 ngày 18/3/2025 Dương lịch.
- Ngày 19 tháng 6 ngày là vía Quán Thế Âm thành đạo: rơi vào chủ nhật ngày 13/7/2025 Dương lịch.
- Ngày 19 tháng 9 là ngày vía Quán Thế Âm xuất gia: rơi vào thứ bảy ngày 8/11/2025 Dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên về vía Quan Âm ngày nào 2025 chỉ mang tính tham khảo.
Vía Quan Âm ngày nào 2025? Ý nghĩa của ngày Vía Quan Âm đối với người làm kinh doanh? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa của ngày Vía Quan Âm đối với người làm kinh doanh?
Trong giới kinh doanh, Ngày Vía Quan Âm mang ý nghĩa đặc biệt, bởi Quan Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Phật tượng trưng cho lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn và mang lại bình an, may mắn. Những người làm ăn buôn bán tin rằng tôn kính Quan Âm sẽ giúp công việc hanh thông, tránh được vận hạn, thu hút phước lành và giữ được tâm thế an nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Theo đó, ý nghĩa quan trọng của Ngày Vía Quan Âm đối với dân kinh doanh như sau:
- Cầu tài lộc, công việc thuận lợi: Quan Âm không chỉ mang lại sự bình an mà còn giúp việc kinh doanh suôn sẻ, thu hút vận may và tài lộc. Nhiều doanh nhân chọn ngày này để cầu xin sự thuận buồm xuôi gió trong công việc.
- Tạo phước lành, tích đức: Theo quan niệm nhân quả, làm việc thiện trong ngày này như bố thí, phóng sinh, giúp đỡ người khó khăn sẽ tích thêm phước báu, từ đó giúp công việc kinh doanh gặp nhiều điều tốt đẹp.
- Giữ tâm thanh tịnh, trí tuệ minh mẫn: Kinh doanh không chỉ cần tài chính mà còn cần sự sáng suốt trong quyết định. Ngày Vía Quan Âm là cơ hội để doanh nhân tĩnh tâm, suy ngẫm và hướng thiện, từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong công việc.
- Hóa giải vận hạn, tránh điều xui rủi: Quan Âm Bồ Tát được tin là vị Phật có khả năng cứu khổ, cứu nạn. Dân kinh doanh tin rằng thành tâm lễ Quan Âm có thể giúp giảm bớt vận xấu, hóa giải khó khăn trong công việc.
- Rèn luyện đức tính nhẫn nại, từ bi: Người kinh doanh đôi khi phải đối mặt với nhiều thử thách, áp lực. Học theo hạnh từ bi của Quan Âm giúp họ rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì và có cách cư xử ôn hòa, từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng.
Lưu ý: Thông tin trên về ý nghĩa của ngày Vía Quan Âm đối với người làm kinh doanh chỉ mang tính tham khảo.
Pháp luật quy định nguyên tắc tổ chức Lễ vía Quan Âm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về nguyên tác tổ chức lễ hội, và Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng. Theo đó nguyên tắc tổ chức Lễ vía Quan Âm theo quy định pháp luật như sau:
(1) Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(2) Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
(3) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(4) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(5) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(6) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(7) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(8) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(9) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.




