Tìm hiểu vị vua lập ra nhà Lý và dời đô về Thăng Long? Giáo viên dạy Lịch sử được xem là đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo khi?
Tìm hiểu vị vua lập ra nhà Lý và dời đô về Thăng Long?
Vị vua sáng lập nhà Lý và thực hiện việc dời đô về Thăng Long là Lý Thái Tổ, tên thật là Lý Công Uẩn. Trước khi sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng dưới triều Tiền Lê. Ông từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, một vị trí cao trong triều đình, cho thấy tài năng và uy tín của ông. Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn. Với sự ủng hộ của các quan lại và thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, chính thức sáng lập nhà Lý vào năm 1009. Ông là vị vua đầu tiên của một vương triều kéo dài hơn hai thế kỷ (1009 – 1225), mang lại nhiều đổi thay tích cực cho đất nước.
Ngay khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã nhận thấy rằng kinh đô Hoa Lư tuy có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ, nhưng lại chật hẹp và khó phát triển lâu dài. Với tầm nhìn chiến lược và mong muốn phát triển đất nước thịnh vượng, ông đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, nơi có vị trí trung tâm, đất đai rộng rãi, bằng phẳng, dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi. Năm 1010, trên đường dời đô, khi thuyền vua đến bến sông Nhị (sông Hồng ngày nay), một con rồng vàng bay lên trời. Lấy điềm lành đó, nhà vua đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long, nghĩa là “rồng bay lên”, mở ra một kỷ nguyên mới cho Đại Việt.
Sự kiện dời đô không chỉ là một quyết định về địa lý – chính trị, mà còn thể hiện tầm vóc lớn lao của một nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách và nhìn xa trông rộng. Thăng Long, nơi Lý Thái Tổ lựa chọn làm kinh đô, đã trở thành trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế của đất nước suốt hơn một ngàn năm sau đó, và ngày nay chính là Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước.
Không chỉ nổi bật bởi việc dời đô, Lý Thái Tổ còn là vị vua khởi đầu một triều đại phát triển ổn định, xây dựng nền tảng chính trị vững chắc, quan tâm đến đời sống nhân dân và phát triển Phật giáo, đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ hỗn loạn trước đó, trở thành một đất nước Đại Việt phát triển rực rỡ
Triều đại nhà Lý tồn tại trong 216 năm, trải qua 9 đời vua, được xem là một trong những giai đoạn hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Việc sáng lập nhà Lý và dời đô về Thăng Long của Lý Thái Tổ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, khẳng định tầm nhìn và tài năng của một vị vua anh minh. Quyết định này không chỉ thay đổi diện mạo đất nước thời bấy giờ, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của Thăng Long - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.
Như vậy, vị vua sáng lập nhà Lý và dời đô về Thăng Long là vua Lý Thái Tổ, tên thật là Lý Công Uẩn.
Lưu ý: Bài viết về Tìm hiểu vị vua lập ra nhà Lý và dời đô về Thăng Long? Giáo viên dạy Lịch sử được xem là đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo khi? chỉ mang tính chất tham khảo
Tìm hiểu vị vua lập ra nhà Lý và dời đô về Thăng Long? Giáo viên dạy Lịch sử được xem là đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo khi? (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy Lịch sử được xem là đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo khi?
Giáo viên trung học cơ sở đang giảng dạy môn Lịch sử được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau:
Điều khoản áp dụng
...
5. Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
a) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử hoặc Địa lý hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử, Địa lý. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Khoa học tự nhiên có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Khoa học tự nhiên hoặc Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Như vậy, giáo viên trung học cơ sở được phân công giảng dạy môn Lịch sử mà có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử sẽ được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở.
Nhưng lưu ý, đối với trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mới thỏa điều kiện.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm những hạng nào?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm những hạng được quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Như vậy, Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm những 3 hạng như quy định trên