Mẫu đơn xin nghỉ học chi tiết? Trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Mẫu đơn xin nghỉ học chi tiết?
Đơn xin nghỉ học là văn bản được sử dụng bởi học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh khi cần xin phép cho bản thân hoặc con em mình nghỉ học vì những lý do như ốm đau, bận công việc hay gia đình có việc riêng. Người viết đơn có thể là chính học sinh, sinh viên cần nghỉ học hoặc phụ huynh, người thân đứng tên xin phép thay.
Về nội dung, đơn xin nghỉ học tuy đơn giản nhưng cần đầy đủ các thông tin sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thông tin cá nhân của người xin nghỉ học như họ tên, lớp, trường, khoa (nếu là sinh viên), mã số sinh viên (nếu có).
- Thời gian xin nghỉ cụ thể, từ ngày nào đến ngày nào.
- Lý do xin nghỉ học cần được trình bày rõ ràng, có thể là do ốm đau, việc gia đình, tai nạn hay phải nhập viện. Trường hợp nghỉ dài ngày, nên kèm theo giấy tờ xác nhận của bệnh viện hoặc cơ quan liên quan.
- Lời cam kết hoàn thành bài vở sau khi quay lại trường và chữ ký xác nhận của học sinh, sinh viên cùng phụ huynh (nếu cần).
- Sau khi hoàn thành, đơn xin nghỉ học cần được sự đồng ý của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn.
Một số lưu ý khi viết lý do xin nghỉ học để tăng tính thuyết phục:
- Ốm đau, bệnh tật: Đây là lý do phổ biến và thường được chấp thuận. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, nhà trường có thể yêu cầu giấy xác nhận khám bệnh kèm theo.
- Gia đình có việc quan trọng: Bao gồm các sự kiện như hiếu, hỉ, đám giỗ, đám tang hoặc chăm sóc người thân bị ốm nặng.
- Lý do cá nhân: Có thể là do áp lực học tập, cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe tinh thần hoặc các lý do đặc biệt khác.
Việc trình bày lý do rõ ràng, chân thực sẽ giúp đơn xin nghỉ học dễ được chấp thuận hơn.
Tải về Mẫu đơn xin nghỉ học
Tải về Mẫu đơn xin nghỉ học
Lưu ý: Mẫu đơn xin nghỉ học chi tiết? Trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh trung học cơ sở chỉ mang tính tham khảo!
Mẫu đơn xin nghỉ học chi tiết? Trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong đánh giá học sinh trung học cơ sở như sau:
- Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
- Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
- Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT cho giáo viên chủ nhiệm.
Các mức đánh giá kết quả rèn luyện học kỳ của học sinh trung học cơ sở?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học, theo đó các mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học sinh trung học cơ sở bao gồm:
- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh trung học cơ sở do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh trung học cơ sở sẽ do những người sau đây thực hiện:
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.




