09:25 | 19/02/2025

Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 triển khai Thông tư 29 về việc không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học tại TP HCM?

Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 triển khai Thông tư 29 về dạy thêm tại TP HCM có nội dung nào? Nguyên tắc dạy thêm, học thêm là gì?

Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 triển khai Thông tư 29 về việc không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học tại TP HCM?

Theo Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 của TP Hồ Chí Minh chỉ đạo như sau:

Căn cứ Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm;

- Thực hiện Công văn 545/BGDĐT-GDTrH năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.

- Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện những nội dung sau:

- Tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Thông tư  29/2024/TT-BGDĐT. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm; có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

- Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và quận/huyện: bên cạnh các nội dung trên, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Chú trọng công tác quán triệt đến các trường tiểu học về việc tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT; chỉ đạo Thủ trưởng đơn vị điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 02 buổi/ngày đúng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu (nghệ thuật, thể dục thể thao,…), rèn luyện kĩ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của cha mẹ học sinh. Có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp vi phạm quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Tải về Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025

Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 triển khai Thông tư 29 về việc không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học tại TP HCM?

Công văn 674/SGDĐT-VP năm 2025 triển khai Thông tư 29 về việc không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học tại TP HCM?

Những trường hợp nào dạy thêm không được thu tiền?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau:

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
a) Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
b) Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
c) Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì những trường hợp nào dạy thêm không được thu tiền bao gồm:

- Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;

- Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;

- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Lưu ý: Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học.

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm là gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT nguyên tắc dạy thêm, học thêm bao gồm:

- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tổ chức học thêm trong nhà trường thế nào?

Theo Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tổ chức học thêm trong nhà trường từ ngày 14/02/2025 được quy định như sau:

(1) Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.

(3) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.

(4) Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

(5) Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

Võ Phi 37
Giáo viên
Tuyển tập 20 mẫu mở bài chung cho nghị luận văn học? Điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có quy định ra sao?
Tuyển tập 02 mẫu bài văn nghị luận 400 chữ về vấn đề trong đời sống? Giáo viên phải có phẩm chất chính trị như thế nào?
Danh sách đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân? Nhiệm vụ của giảng viên đại học là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - Công văn 674/SGDĐT-VP
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguyên tắc dạy thêm thông tư 29 học sinh tiểu học Không tổ chức dạy thêm dạy thêm không được thu tiền trách nhiệm của hiệu trưởng Công văn 674/SGDĐT-VP

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào