Chat GPT dùng để làm gì? Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không?

Chat GPT dùng để làm gì? Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không? Một số văn bản pháp luật về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới đang có hiệu lực?

Chat GPT dùng để làm gì?

ChatGPT (tên viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot do OpenAI phát triển dựa trên mô hình Transformer của Google. Đây là một AI (trí tuệ nhân tạo) giúp người dùng tạo các cuộc trò chuyện tự động và trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau.

ChatGPT cho phép bạn có thể trò chuyện như con người, và điều đặc biệt hơn là nó có khả năng tương tác ở dạng các cuộc hội thoại, đàm thoại tương tự như cách hai con người với nhau.

Theo đó, có thể sử dụng ChatGPT để thực hiện một số việc cụ thể như sau:

- Nhân cách hóa cuộc trò chuyện: Chat GPT được thiết kế để hiểu ngôn ngữ giao tiếp và tham gia vào cuộc trò chuyện giữa người và người. Điều này mang đến trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa hơn so với việc bạn nhập tìm kiếm trên Google.

- Cung cấp câu trả lời chuyên sâu: Mặc dù Google dễ dàng cung cấp câu trả lời cực nhanh chóng cho các câu hỏi thực tế nhưng Chat GPT có thể cung cấp câu trả lời chuyên sâu hơn để giải thích các chủ đề phức tạp theo cách dễ hiểu.

- Đưa ra các đề xuất: Chat GPT có thể đưa ra những đề xuất dựa trên tùy chọn và mối quan tâm của người dùng, điều này đặc biệt hữu ích với nhu cầu tìm sách hay phim.

- Sáng tạo nội dung: Chat GPT còn hỗ trợ tìm kiếm nguồn cảm hứng hoặc ý tưởng mới cho các công việc liên quan đến sáng tạo như làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, thiết kế đồ họa, kiến trúc,...

- Hỗ trợ học ngoại ngữ: Chat GPT có thể hỗ trợ bạn học ngoại ngữ bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn bằng ngôn ngữ mà bạn lựa chọn, cung cấp các bài học ngữ pháp, từ vựng, đồng thời đưa ra phản hồi và chỉnh sửa.

- Dịch thuật: Chat GPT có thể hỗ trợ dịch ngôn ngữ trong thời gian thực, cho phép bạn giao tiếp với những người nói các ngôn ngữ khác nhau thông qua giao diện trò chuyện.

- Hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán y tế: Chat GPT có thể hỗ trợ chẩn đoán y tế bằng cách đặt các câu hỏi có liên quan và cung cấp thông tin chi tiết, cũng như đề xuất dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh của người dùng.

- Sử dụng cho mục đích giải trí: Chat GPT cũng dễ dàng đưa ra các trò chơi, kể chuyện cười hoặc cung cấp câu đố đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của người dùng.

Chat GPT dùng để làm gì? Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không?

Chat GPT dùng để làm gì? Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không? (Hình từ Internet)

Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không?

Trước những tác động mà ChatGPT đã và đang mang lại, không những ảnh hưởng đến thị trường lao động, việc làm,... mà còn tác động trực tiếp tới một số ngành nghề cụ thể sau đây:

Chăm sóc khách hàng: Với khả năng suy nghĩ và giải quyết các công việc đơn giản hiệu quả như con người, ChatGPT có thể thay thế nhân viên chăm sóc khách hàng để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng. Với khả năng xử lý các yêu cầu của khách, trả lời câu hỏi thường gặp và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cơ bản. Điều này đã làm giảm nhu cầu nhân sự trong các trung tâm chăm sóc khách hàng và các vị trí tổng đài viên.

Công nghệ thông tin: Những chuyên viên gõ code hoặc thiết kế trang web cũng có thể sẽ mất việc vì AI, khi những công việc mang tính lặp lại có thể tự động hóa. Giờ đây bạn có thể yêu cầu ChatGPT thiết kế một website cho mình và dù chưa thực sự hoàn hảo nhưng sớm muộn gì thì những lao động làm trong mảng này sẽ thất nghiệp.

Về lý thuyết, công nghệ AI có thể soạn mã code theo tham số và yêu cầu thủ công của người dùng để xây dựng trang web cũng như những phần khác cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chuyên gia cảnh báo nghề thiết kế trang web hay gõ code có thể sẽ biến mất vào năm 2026 hoặc thậm chí sớm hơn nếu AI bành trướng. Trong tương lai, hoặc thậm chí là chỉ vài năm tới, những công việc lặp lại của nghề công nghệ thông tin có thể sẽ hoàn toàn bị thay thế.

"Trên thực tế, các công nghệ tiên tiến như ChatGPT có thể tạo mã, lập trình nhanh hơn con người và xử lý các con số với độ chính xác tương đối", bà Anu Madgavkar, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu về kinh tế và doanh nghiệp McKinsey Global Institute (Mỹ), đánh giá. Điều này đồng nghĩa các công ty công nghệ có thể cắt giảm một vài nhân sự trong nhóm lập trình. 

Dịch thuật: ChatGPT hoàn toàn có thể tạo ra các bản dịch đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tạo ra các văn bản đã được dịch với tốc độ nhanh chóng mà thông thường, người dịch cần phải tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành bản dịch. Bên cạnh đó, ChatGPT có thể hỗ trợ dịch giả chuyên nghiệp bằng cách cung cấp các bản dịch sơ bộ. Từ đó, người dịch chỉ cần chỉnh sửa lại bản dịch để đảm bảo độ chính xác và phù hợp với ngữ cảnh. Điều này có thể tăng hiệu suất của dịch giả, nhưng cũng có thể giảm số lượng dịch giả cần thiết cho các dự án lớn.

Phân tích nghiên cứu thị trường: ChatGPT rất giỏi trong việc phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả. Đó cũng là lý do tại sao ngành nghề phân tích nghiên cứu thị trường có thể dễ bị thay thế. Trước đây, các nhà nghiên cứu và phân tích thị trường phải mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm chọn lọc các tin tức diễn ra trên thị trường. Tuy nhiên với ChatGPT, công việc này trở nên dễ dàng để xử lý. 

Trong tương lai gần, có thể AI sẽ tự động hợp lý hoá các quy trình, tìm kiếm dữ liệu mới mà không cần đến sự trợ giúp của con người.  

Sáng tạo nội dung: Các công việc truyền thông như viết nội dung, quảng cáo, kịch bản và thậm chí là hình ảnh, video đều bị ảnh hưởng bởi ChatGPT. Trong một trường hợp cụ thể, trang tin công nghệ CNET đã dùng công cụ AI tương tự như ChatGPT để viết hàng chục bài báo. Còn trang BuzzFeed thông báo sẽ sử dụng ChatGPT để tạo ra các dạng nội dung mới. Việc này đã hỗ trợ biên tập viên có thể xử lý công việc năng suất hơn. 

Báo chí: Việc AI có thể thay thế nhà báo hay không vẫn còn đang gây tranh cãi. Các kết quả công bố khi thử nghiệm cho ChatGPT viết một số đoạn văn cho những kết quả khác nhau. Theo chuyên gia, công nghệ AI hiện nay mới chỉ cho phép ChatGPT tổng hợp, sao chép từ những từ khóa thành một đoạn văn sao cho hợp lý chứ chưa thể sáng tạo được đề tài như một người lao động chân chính.

Thiết kế đồ họa: Năm 2021, các nhà phát triển ChatGPT là OpenAI đã cho ra mắt một công cụ mới mang tên DALL-E, qua đó có thể tạo nên những hình ảnh đồ họa theo chỉ lệnh của người dùng. Sản phẩm này tương tự như những ứng dụng từng ra mắt như Craiyon, Stable Diffusion hay Midjourney, sẽ trở thành thách thức đe dọa ngành thiết kế đồ họa.

Tài chính: Mảng tài chính là một trong những mảng gây tranh cãi nhiều nhất về sự thay thế của AI khi công nghệ này giỏi về các con số nhưng phần quyết định vẫn phải phụ thuộc vào nhân lực. Theo chuyên gia, rất nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính thuê nhân viên và đào tạo họ làm những việc số má lặp lại chẳng khác gì máy móc, ví dụ những công việc liên quan đến Excel. Trong khi đó, AI lại có thể làm được những việc này với tốc độ nhanh hơn rất rất nhiều.

Giáo dục: Ngành giáo dục có lẽ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ ChatGPT khi có thể bất ngờ thay đổi chỉ qua một đêm nếu công nghệ AI được áp dụng. Học sinh có thể học từ xa và rất nhiều giáo viên sẽ phải thay đổi để thích nghi với tình hình mới. Ngoài ra, việc thi cử cũng sẽ phải siết chặt hơn khi học sinh có thêm nhiều công cụ để gian lận.

Hiện ChatGPT đã bị cấm sử dụng tại tất cả trường học ở thành phố New York (Mỹ) bởi chúng có thể trở thành công cụ gian lận kiểm tra. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ChatGPT cũng có thể trở thành giáo viên AI với tốc độ phát triển như hiện nay. Thậm chí, ChatGPT đã có thể giảng dạy cho học sinh cấp 3 trở xuống khi những kiến thức cơ bản và khả năng tương tác của AI này dần được hoàn thiện. Dù còn một số lỗi nhưng chúng có thể được cải thiện dần. Về cơ bản thì chỉ cần tích hợp thêm thông tin và cải thiện một chút là ChatGPT đã có thể đứng lớp cho các học sinh rồi.

Với chương trình đại học, sinh viên vẫn cần những giảng viên bằng người thật để đứng lớp và AI chỉ nên là công cụ hỗ trợ trong tương lai nhằm đảm bảo hiệu suất học tập. Dẫu vậy ngay cả những giáo sư tại Trường Đại học New York cũng phải thừa nhận về lý thuyết, công nghệ AI đã có thể giảng dạy sinh viên mà không cần người theo dõi.

Như vậy, có thể thấy công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề chịu không ít tác động trực tiếp từ ChatGPT. Tuy nhiên những tác động này không thể hoàn toàn thay thế con người trong quá trình làm việc. Bởi hiện tại, ngay cả cha đẻ của ChatGPT cũng phải thừa nhận trên thực tế công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa cung cấp các nguồn tham chiếu của câu trả lời; chưa đáp ứng được tốt các câu hỏi yêu cầu chính xác và liên quan đến tương lai; mức độ cảm xúc, sáng tạo còn hạn chế... Và vẫn luôn cần sự hỗ trợ, kiểm tra và điều chỉnh của con người.  

Lưu ý: Thông tin trên Chat GPT dùng để làm gì? Ngành công nghệ thông tin có bị ảnh hưởng bởi Chat GPT không chỉ mang tính tham khảo.

Một số văn bản pháp luật về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất đang có hiệu lực thi hành?

Dưới đây là tổng hợp một số văn bản pháp luật về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất đang có hiệu lực thi hành mà bạn có thể tham khảo.

STT

Tên văn bản

File tải về

1

Công điện 83/CĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây

 Tải về

2

Công văn 1681/VPCP-KGVX năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

 Tải về

3

Công văn 4409/BKHCN-CNC năm 2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

 Tải về

4

Công văn 7900/BGTVT-KHCN năm 2021 của Bộ Giao thông Vận tải về việc triển khai chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

 Tải về

5

Quyết định 1678/QĐ-BKHCN năm 2021 của Bộ Khoa học và Công Nghệ về việc ban hành Kế hoạch triển khai "Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030"

 Tải về

6

Quyết định 552/QĐ-BTP năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 của Bộ Tư pháp

 Tải về

7

Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

 Tải về

8

Quyết định 699/QĐ-BTTTT năm 2024 phê duyệt Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng) do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

 Tải về

9

Quyết định 44/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 127/QĐ-TTg về "Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

 Tải về

10

Quyết định 2289/QĐ-TTg năm 2020 về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

 

 Tải về

11

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo

 Tải về

12

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13903:2023 (ISO/IEC TR 24028:2020) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Tổng quan về tính đáng tin cậy trong trí tuệ nhân tạo

 Tải về

Phạm Văn Tiến 546
Trí tuệ nhân tạo
Siêu hình là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Phương pháp siêu hình ứng dụng trong trí tuệ nhân tạo như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - Ngành công nghệ thông tin
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trí tuệ nhân tạo công nghệ thông tin Ngành công nghệ thông tin ChatGPT văn bản pháp luật

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào