Nghiên cứu bỏ Toà án, Viện kiểm sát cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị thế nào?

Nghiên cứu bỏ Toà án, Viện kiểm sát cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị thế nào? Hệ thống Tòa án, VKS hiện nay? Nhiệm vụ Tòa án, Viện kiểm sát theo Hiến pháp 2013?

Nghiên cứu bỏ Toà án, Viện kiểm sát cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị thế nào?

Ngày 14/02/2025 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Cụ thể, theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ một số nội dung, nhiệm vụ để tiếp tục thưc hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030, trong đó có nghiên cứu bỏ Tòa án, Viện kiểm sát cấp huyện như sau:

- Giao Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng uỷ Tòa án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (toà án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý II/2025.

Tải về Toàn văn Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị

Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị về nghiên cứu bỏ toà án, viện kiểm sát cấp huyện?

Nghiên cứu bỏ Toà án, Viện kiểm sát cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị thế nào?(Hình từ Internet)

Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân hiện nay bao gồm những tòa án nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
e) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

Như vậy, hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân hiện nay sẽ bao gồm những tòa án sau đây:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt).

- Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì theo Hiến pháp 2013?

Căn cứ theo Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 102.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, tại Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Theo đó, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 2013 lần lượt có những nhiệm vụ sau đây:

- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Lê Xuân Thành 127
Chính sách về Lao động
Thông tư 99/2024/TT-BCA quy định về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa cơ sở y tế thuộc Bộ Công an?
Thông tư 13/2025/TT-BQP bãi bỏ toàn bộ 38 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu ra sao?
Mức đóng BHXH 2025 có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Doanh nghiệp có được phép giảm lương nhân viên khi gặp khó khăn tài chính không?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - kết luận 126
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
hiến pháp 2013 Bộ Chính trị Tòa án nhân dân Viện kiểm sát nhân dân kết luận 126 viện kiểm sát cấp huyện Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nghiên cứu bỏ toà án

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào