Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động hiện nay như thế nào?
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động hiện nay như thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công có cách tính thuế thu nhập cá nhân thức sau:
[1] Đối với cá nhân cư trú
[1.1] Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế (sau đây viết tắt là TNTT) = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công trừ (-) Các khoản thu nhập được miễn thuế (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
- Thuế suất: áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Số thuế thu nhập cá nhân được tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó (hoặc có thể áp dụng theo Biểu tính thuế rút gọn bên dưới).
Bên cạnh đó, phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|
|
|
1 |
Đến 5 triệu đồng (triệu đồng) |
5% |
0 triệu đồng + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
10% |
0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng |
10% TNTT - 0,25 triệu đồng |
3 |
Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng |
15% |
0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng |
15% TNTT - 0,75 triệu đồng |
4 |
Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng |
20% |
1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng |
20% TNTT - 1,65 triệu đồng |
5 |
Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng |
25% |
4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng |
25% TNTT - 3,25 triệu đồng |
6 |
Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng |
30% |
9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng |
30 % TNTT - 5,85 triệu đồng |
7 |
Trên 80 triệu đồng |
35% |
18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng |
35% TNTT - 9,85 triệu đồng |
Ví dụ:
Ông C ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty TNHH D, có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 02/2023 như sau:
- Lương thực tế: 40 triệu đồng
- Đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 25 triệu đồng
- Ông C không có người phụ thuộc
- Tính thuế thu nhập cá nhân của ông C trong tháng 02/2023:
- Thu nhập chịu thuế = 40 triệu (không có khoản thu nhập miễn thuế)
- Các khoản giảm trừ:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
+ Bảo hiểm bắt buộc: 25 triệu x (8% + 1,5% + 1%) = 2,625 triệu đồng
+ Tổng các khoản giảm trừ = 11 triệu + 2,625 triệu = 13,625 triệu đồng
+ Thu nhập tính thuế = 40 triệu – 13,625 triệu = 26,375 triệu đồng
- Tính thuế theo biểu thuế lũy tiến:
+ Thu nhập tính thuế thuộc bậc 4 của Biểu tính thuế rút gọn nên áp dụng công thức:
Thuế TNCN = 20% x 26,375 triệu – 1,65 triệu = 3,625 triệu đồng
Vậy, trong tháng 02/2023, ông C phải đóng 3.625.000 đồng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Lưu ý:
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm công ty TNHH D trả lương cho ông C.
- Đối với khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện chi trả tiền bảo hiểm.
[1.2] Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên có cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất 10% |
[2] Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân |
= |
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công |
x |
Thuế suất 20% |
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày làm việc cho công việc Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam.
- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày có mặt ở Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Trong đó: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu tại hai công thức trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do công ty cổ phần (là người sử dụng lao động) trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động hiện nay như thế nào?
Không có người phụ thuộc thì mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế TNCN là bao nhiêu?
Căn theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
…
Và theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng.
Địa điểm nộp tờ khai thuế TNCN là ở đâu?
Theo Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
- Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
+ Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+ Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
+ Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
![](https://cdn.nhansu.vn/uploads/img/PVT/Thang-1/noi-nop-ho-so-quyet-toan-thue.jpg)
![](https://cdn.nhansu.vn/uploads/img/VP/thang-2/2025/ns-thang-2-73.png)
![](https://cdn.nhansu.vn/uploads/img/PVT/Thang-1/to-khai-thue-quy-1.jpg)
![](https://cdn.nhansu.vn/uploads/img/LXT/CHU-THAU-XAY-DUNG-TU-NHAN.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)