BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ XÂY DỰNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
|
Số:
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
|
Hà
Nội , ngày 18 tháng 1 năm 2001
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ XÂY DỰNG SỐ 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
NGÀY 18 THÁNG 1 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tại Nghị định số 22/CP
ngày 22 tháng 05 năm 1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và của Bộ Xây dựng quy định tại
Nghị định số 15/CP ngày 04 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Để đáp ứng nhu cầu bức thiết
trong tình hình hiện nay về vấn đề chôn lấp chất thải rắn đô thị và khu công
nghiệp, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc
lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng:
1.1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện
các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành
bãi chôn lấp chất thải rắn.
1.2. Các loại chất thải rắn
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: chất thải rắn thuộc
danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại
ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng
Chính phủ và những loại chất thải rắn nguy hại khác được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
1.3. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các
cơ quan Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, và các Cơ quan quản lý nhà nước
về Bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là CQQLNNMT); các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài làm công tác dịch vụ môi trường, xây dựng và vận hành bãi
chôn lấp chất thải rắn (kể cả các bãi chôn lấp chất thải rắn do các cơ sở sản
xuất tự quản lý).
2. Giải thích
thuật ngữ:
Trong Thông tư này, các thuật ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn
(sau đây viết tắt là BCL): là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch,
được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa
các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.
BCL bao gồm các ô chôn lấp chất
thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, khí thải,
cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.
2.2. Chất thải rắn (sau đây viết
tắt là CTR): là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu
công nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại,
dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.
2.3. Nước rác: là nước phát sinh
do quá trình phân huỷ tự nhiên chất thải rắn, có chứa các chất gây ô nhiễm.
2.4. Khí thải từ ô chôn lấp chất
thải: là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân huỷ tự
nhiên CTR.
2.5. Vùng đệm: là dải đất bao
quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách, giảm thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường.
2.6. Lớp lót: là các lớp vật liệu
được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng nước ngầm.
2.7. Lớp che phủ: là lớp vật liệu
phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô
chôn lấp CTR.
2.8. Hệ thống thu gom khí thải:
là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy, nổ.
2.9. Hệ thống thu gom nước rác:
là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn để
thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.
2.10. Hàng rào bảo vệ: là hệ thống
tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có chiều cao nhất định bao
quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các hoạt động chôn lấp CTR đến môi trường
xung quanh.
2.11. Thời gian hoạt động của
BCL: là toàn bộ khoảng thời gian từ khi bắt đầu chôn lấp CTR đến khi đóng BCL.
2.12. Đóng BCL: là việc ngừng
hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại BCL.
2.13. Hệ thống thoát nước mặt và
nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn
ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào các ô chôn lấp.
2.14. Chủ đầu tư BCL: là tổ chức,
cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài chịu trách nhiệm
quản lý vốn/cung cấp vốn đầu tư xây dựng BCL.
2.15. Chủ vận hành BCL: là tổ chức,
cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước chủ đầu
tư về quản lý khai thác và sử dụng BCL.
2.16. Tổ chức chuyên môn kiểm
tra BCL: là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện giám sát, kiểm định, lấy mẫu,
phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động của BCL.
II. LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
1. Nguyên tắc
chung:
Công tác chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư, xây dựng BCL phải tuân theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999
của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là
Nghị định 52/CP), Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một
số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP), theo các quy định
tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng.
Khi phê duyệt dự án đầu tư BCL
phải có phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục II, Thông
tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án đầu tư).
2. Yêu cầu lựa
chọn địa điểm BCL
2.1. Địa điểm BCL phải được xác
định căn cứ theo quy định xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
2.2. Khoảng cách xây dựng từ BCL
tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy định trong Phụ lục 1 của Thông tư này.
2.3. Việc lựa chọn địa điểm phải
căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ hống hạ tầng kỹ thuật tại
khu vực dự kiến xây dựng BCL (quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này).
3. Lựa chọn các
mô hình BCL
Tuỳ thuộc vào các đặc tính của từng
loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực, có thể lựa chọn
các mô hình BCL sau: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp
khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và
bãi chôn lấp ở các khe núi (được quy định cụ thể tại Phụ lục số 3).
4. Quy mô diện
tích BCL:
4.1. Quy mô diện tích BCL được
xác định trên cơ sở:
a. Dân số và lượng chất thải hiện
tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của
BCL.
b. Khả năng tăng trưởng kinh tế
và định hướng phát triển của đô thị.
4.2. Việc thiết kế BCL phải đảm
bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m,
tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL.
4.3. Tỷ lệ diện tích xây dựng
các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho,
sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào cây xanh và các
công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20% tổng diện tích bãi.
Căn cứ vào các đặc điểm trên xác
lập quy mô các BCL theo Bảng 2 tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
5. Quy trình lựa
chọn BCL.
Việc lựa chọn địa điểm BCL được
thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Thu thập các tài liệu
liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần chôn lấp và dự kiến
trong tương lai. Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án xây dựng BCL được
quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
- Bước 2: Xác định phương án các
địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này có thể được xem xét và đề
xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình, địa chất, địa chất
thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố dân cư. Tổ chức
các chuyến khảo sát thực địa.
- Bước 3: So sánh và lựa chọn
phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số địa điểm dự định. Lựa
chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các địa điểm còn lại
trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh tế và xã hội,
lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các chỉ tiêu. Để
thực hiện được bước này cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra hiện trạng môi
trường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tất cả các địa điểm dự định. Từ
đó, cho điểm từng yếu tố đối với từng địa điểm và lựa chọn địa điểm thích hợp
nhất.
- Bước 4: Sơ phác, mô phỏng
phương án địa điểm lựa chọn
Về các công trình xây dựng cơ bản
của BCL được quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.
III- VẬN
HÀNH BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
1. Giai đoạn
hoạt động của BCL
1.1. Chất thải được chở đến BCL
phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không để
quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quy định cho từng loại
chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3)
chất thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm soát định
lượng chất thải.
1.2. Chủ vận hành BCL phải xác định
đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCL và phải lập sổ
đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau:
a. Tên người lái xe vận tải chất
thải.
b. Tính chất của chất thải, nếu
là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn.
c. Lượng chất thải.
d. Thời gian (ngày, tháng, năm)
vận chuyển chất thải.
e. Nguồn phát sinh chất thải, nếu
là chất thải công nghiệp thì phải ghi rõ tên nhà máy, xí nghiệp.
Sổ sách ghi chép và các tài liệu
có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian
vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.
1.3. Chất thải phải được chôn lấp
thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.
a. Chất thải sau khi được chấp
nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 á 8 lần)
thành những lớp có chiều dày tối đa 60 cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu
sau đầm nén 0,52 tấn á 0,8 tấn/m3.
b. Phải tiến hành phủ lấp đất
trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối
đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dày lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ
chiếm khoảng 10% á 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.
c. Đất phủ phải có thành phần hạt
sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp
chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15cm á 20 cm.
1.4. Ngoài đất phủ, vật liệu đủ
các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp
chất thải:
a. Có hệ số thấm Ê 1 x 10-4cm/s
và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước Ê 0,08 mm.
b. Có các đặc tính:
- Có khả năng ngăn mùi.
- Không gây cháy, nổ.
- Có khả năng ngăn chặn các loại
côn trùng, động vật đào bới.
- Có khả năng ngăn chặn sự phát
tán các chất thải là vật liệu nhẹ.
1.5. CTR của các nhà máy nhiệt
điện được chôn lấp theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.
1.6. Các ô chôn lấp phải được
phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ
vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế
tối đa sự phát triển của côn trùng.
1.7. Các phương tiện vận chuyển
CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm
vi BCL.
1.8. Hệ thống thu gom và xử lý
nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và
thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn
và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.
Nước rác không được phép thải trực
tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy định
(TCVN).
1.9. Cho phép sử dụng tuần hoàn
nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ
hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trình phân huỷ
chất thải trong những điều kiện sau:
a. Chiều dầy lớp rác đang chôn lấp
phải lớp hơn 4 m.
b. Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều
trên bề mặt.
c. Không áp dụng cho những vùng
của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.
2. Giai đoạn
đóng BCL
2.1. Việc đóng BCL được thực hiện
khi:
a. Lượng chất thải đã được chôn
lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.
b. Chủ vận hành BCL không có khả
năng tiếp tục vận hành BCL.
c. Đóng BCL vì các lý do khác.
Trong mọi trường hợp chủ vận
hành BCL phải gửi công văn tới CQQLNNMT để thông báo thời gian đóng BCL.
2.2. Trình tự đóng BCL:
a. Lớp đất phủ trên cùng có hàm
lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều
dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 á 5%,
luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần:
- Phủ lớp đệm bằng đất có thành
phần phổ biến là cát dày từ 50 cm á 60 cm.
- Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ
nhưỡng) dày từ 20 cm á 30 cm.
- Trồng cỏ và cây xanh.
b. Trong các BCL lớn, cần phải
tiến hành song song việc vận hành BCL với việc xây dựng các ô chôn lấp mới,
đóng các ô đầy. Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định cho từng
công đoạn nêu trên.
2.3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày đóng BCL, chủ vận hành BCL phải báo cáo CQQLNNMT về hiện trạng của BCL.
Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thực hiện, bao
gồm các nội dung sau:
a. Tình trạng hoạt động, hiệu quả
và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong BCL bao gồm: hệ thống chống
thấm của BCL, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước
ngầm, hệ thống thu gom khí thải cũng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng
nước ngầm v.v...
b. Tình hình quan trắc chất lượng
nước thải từ BCL ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải
khí thải.
c. Việc tuân thủ những quy định
hiện hành của Thông tư này cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực
BCL. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của Thông
tư này và phải nêu các biện pháp khắc phục.
2.4. Sau khi đóng BCL, vẫn không
được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung
khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL.
3. Quan trắc
môi trường BCL
3.1. Quy định chung
Bất kỳ một BCL nào, quy mô lớn
hay nhỏ, ở đồng bằng hay miền núi đều phải quan trắc về môi trường và tổ chức
theo dõi biến động môi trường.
a. Quan trắc môi trường bao gồm
việc quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh
thái, môi trường lao động, sức khoẻ cộng đồng khu vực phụ cận.
b. Vị trí các trạm quan trắc cần
đặt ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trường do ảnh
hưởng của bãi chôn lấp tạo nên.
c. Đối với các BCl. cần phải bố
trí các trạm quan trắc tự động.
3.2. Các trạm quan trắc môi trường
nước
a. Nước mặt:
- Trong mỗi BCL phải bố trí ít
nhất 2 trạm quan trắc nước mặt ở dòng chảy nhận nước thải của BCL.
+ Trạm thứ nhất nằm ở thượng lưu
cửa xả nước thải của BCL từ 15 m á 20 m.
+ Trạm thứ hai nằm ở hạ lưu cửa
xả nước thải của BCL từ 15m á 20 m.
- Nếu trong chu vi 1000 m có các
hồ chứa nước phải bố trí thêm một trạm tại hồ chứa nước.
b. Nước ngầm:
- Trạm quan trắc ngầm bố trí
theo hướng dòng chảy từ phía thượng lưu đến phía hạ lưu BCL, cần ít nhất là 4 lỗ
khoan quan trắc (1 lỗ khoan ở phía thượng lưu và 3 lỗ khoan ở phía Hạ lưu).
Quan trắc cả trong đới thông khí và đới bão hoà nước.
- Ứng với mỗi điểm dân cư quanh
BCL bố trí ít nhất một trạm quan trắc (giếng khơi hay lỗ khoan).
c. Nước thải:
Vị trí các trạm quan trắc được bố
trí đảm bảo sao cho quan trắc toàn diện chất lượng nước thải ở đầu vào và đầu
ra khỏi khu xử lý. Cụ thể là:
- Một trạm đặt tại vị trí trước
khi vào hệ thống xử lý.
- Một trạm đặt tại vị trí sau xử
lý, trước khi thải ra môi trường xung quanh.
3.5. Chu kỳ quan trắc: Đối với
các trạm tự động phải tiến hành quan trắc và cập nhật số liệu hàng ngày. Khi
chưa có trạm quan trắc tự động thì tuỳ thuộc vào thời kỳ hoạt động hay đóng bãi
mà thiết kế vị trí và tần suất quan trắc cho hợp lý, đảm bảo theo dõi được toàn
bộ các diễn biến môi trường do hoạt động của BCL, cụ thể như sau:
a. Đối với thời kỳ vận hành cần
quan trắc:
- Lưu lượng (nước mặt, nước thải):
2 tháng/lần.
- Thành phần hoá học: 4 tháng/lần.
b. Đối với thời kỳ đóng BCL:
- Trong năm đầu: 3 tháng/lần
- Từ các năm sau: 2 á 3 lần/năm
Chú ý khi lấy mẫu tại các lỗ
khoan quan trắc nước ngầm, trước khi lấy mẫu phải bơm cho nước lưu thông ít nhất
30 phút.
c. Chỉ tiêu phân tích và đối
sánh thành phần hoá học:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường (TCVN).
d. Có thể mỗi năm vào đầu mùa
mưa lấy và phân tích mẫu nước mưa.
3.4. Các trạm quan trắc môi trường
không khí
a. Vị trí các trạm quan trắc:
Các trạm theo dõi môi trường
không khí được bố trí như sau: Bên trong các công trình và nhà làm việc trong
phạm vi của BCL cần bố trí mạng lưới tối thiểu 4 điểm giám sát không khí bên
ngoài các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL.
b. Chế độ quan trắc (khi chưa có
trạm quan trắc tự động): 3 tháng/lần
c. Thông số đo: bụi, tiếng ồn,
nhiệt độ, khí phát thải theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
3.5. Theo dõi sức khoẻ công nhân
viên
Cán bộ công nhân làm việc tại
BCL cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần.
3.6. Các vị trí đo (các trạm):
các vị trí đo (các trạm) phải cố định, nên có mốc đánh dấu. Đối với trạm quan
trắc nước ngầm phải có thiết kế chi tiết, có thể tham khảo sơ đồ (xem Hình vẽ trong
phần Phụ lục 7 kèm theo).
3.7. Quan trắc kiểm tra độ dốc,
độ sụt lún lớp phủ và thảm thực vật: Khi chưa có trạm quan trắc tự động: 2 lần/năm.
Nếu có vấn đề thì phải hiệu chỉnh ngay.
3.8. Chế độ báo cáo: Hàng năm
đơn vị quản lý BCL phải có báo cáo về hiện trạng môi trường của bãi cho các
CQQLNNMT.
3.9. Tài liệu báo cáo: Ngoài tài
liệu các kết quả đo đạc, quan trắc phải có các báo cáo về địa chất thuỷ văn, địa
chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạt động các hệ thống thu gom nước, rác,
khí, độ dốc...
3.10. Các chi phí: Chi phí cho
việc xây dựng, mạng quan trắc môi trường được tính vào giá thành xây dựng và vận
hành BCL.
3.11. Thời gian hoạt động: thời
gian hoạt động của mạng quan trắc được bắt đầu từ khí BCL bắt đầu vận hành đến
khi đóng BCL. Sau khi đóng BCL thì việc lấy mẫu phân tích phải tiếp tục trong
vòng 5 năm, nếu chất lượng mẫu phân tích đạt dưới TCVN thì sẽ chấm dứt việc lấy
mẫu phân tích và ngừng hoạt động của trạm quan trắc.
3.12. Thiết bị đo và phương pháp
đo:
Thiết bị đo và phương pháp đo phải
thống nhất, tuỳ theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các trạm đo có thể được
trang bị tự động hoá và nối mạng chung với phòng điều hành của bãi.
4. Kiểm tra
chất lượng công trình về mặt môi trường.
4.1. Công tác kiểm tra môi trường
trong xây dựng, vận hành và đóng BCL phải được tiến hành thường xuyên.
4.2. Trong số các hạng mục phải
kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra các hệ thống chống
thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống thu gom, đánh giá và khử
biogas cũng như hệ thống giếng quan trắc nước dưới đất, các trạm quan trắc nước
mặt. Công tác kiểm tra phải được tiến hành cả ở hiện trường và trong phòng thí
nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với từng thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao
cho những vật liệu và thiết bị sử dụng trong BCL đáp ứng các tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường (TCVN).
4.3. Tất cả các vật liệu và thiết
bị sử dụng trong việc xây dựng các BCL để chống thấm hoặc để lắp đặt các hệ thống
nêu trong Phần II cần phải được cán bộ chuyên môn kiểm tra khách quan để đáp ứng
các yêu cầu về môi trường.
4.4. Các cán bộ chuyên môn phụ
trách công tác kiểm tra và giám sát chất lượng môi trường phải nộp báo cáo kết
quả sau mỗi giai đoạn, hạng mục đầu tư xây dựng nêu trong Phần II cho CQQLNNMT
nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường trong việc
thiết kế, xây dựng, vận hành BCLvà đề ra những biện pháp khắc phục.
4.5. Các trang thiết bị sử dụng
để kiểm tra chất lượng môi trường phải đảm bảo quy chuẩn quốc gia và quốc tế.
5. Tái sử dụng
diện tích BCL
5.1. Khi quy hoạch sử dụng và
thiết kế BCL phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp sau khi BCL
đóng cửa như: giữ nguyên trạng thái BCL, làm công viên, khu vui chơi giải trí,
sân thể thao, bãi đậu xe, hay trồng cây xanh.
5.2. Muốn tái sử dụng BCL phải
tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan, nếu đảm bảo mới
tiến hành tái sử dụng.
5.3. Trong suốt thời gian chờ sử
dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động
bình thường.
5.4. Sau khi đóng BCL vẫn phải
tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc.
5.5. Sau khi đóng BCL phải thành
lập lại bản đồ địa hình của khu vực BCL.
5.6. Sau khi đóng BCL phải có
báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của BCL, đề xuất các biện pháp tích cực
kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.
5.7. Làm thủ tục bàn giao cho
các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của
BCL.
5.8. Khi tái sử dụng phải tiến
hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ
khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas không lớn
hơn 5% mới được phép san ủi lại.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường:
1.1. Chủ trì phối hợp với Bộ Xây
dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ
biến hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
1.2. Chỉ đạo Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các việc
sau:
a. Tổ chức điều tra khảo sát các
điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và môi trường của khu vực được
quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng BCL, theo dõi đôn đốc chủ đầu tư
xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường BCL để trình CQQLNNMT có thẩm quyền
phê duyệt.
b. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở
Giao thông Công chính hướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môi trường
hiện hành của Việt Nam trong việc thiết kế xây dựng và vận hành BCL.
2. Bộ Xây dựng:
2.1. Chủ trì và phối hợp với Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương hướng dẫn lập quy hoạch địa điểm xây dựng cho BCL tại các địa
phương, xây dựng ban hành các tiêu chuẩn thiết kế và thi công BCL đảm bảo vệ
sinh môi trường.
2.2. Chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở
Giao thông Công chính phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn
thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam trong việc
lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng và vận hành BCL.
3. Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo chức năng và quyền hạn của
mình chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các quy định tại Thông tư này trong phạm
vi địa phương.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện Thông
tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các địa phương, tổ chức, cá
nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng để
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nguyễn
Văn Liên
(Đã
ký)
|
Phạm
Khôi Nguyên
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC 1:
BẢNG 1- KHOẢNG CÁCH THÍCH HỢP KHI LỰA CHỌN BÃI CHÔN
LẤP
Các
công trình
|
Đặc
điểm và quy mô công trình
|
Khoảng
cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp (m)
|
|
|
Bãi
chôn lấp nhỏ và vừa
|
Bãi
chôn
lấp lớn
|
Bãi
chôn lấp rất lớn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Đô thị
|
Các thành phố, thị xã, thị trấn,
thị tứ...
|
3000-5000
|
5000-15000
|
15000-30000
|
Sân bay, các khu công nghiệp,
hải cảnh.
|
Từ quy mô nhỏ đến lớn
|
1000-2000
|
2000-3000
|
3000-5000
|
Cụm dân cư ở đồng bằng và
trung du
|
³ 15 hộ
|
|
|
|
|
Cuối hướng gió chính
|
³
1000
|
³
1000
|
³
1000
|
|
Các hướng khác
|
³
300
|
³
300
|
³
300
|
Cụm dân cư ở miền núi
|
Theo khe núi (có dòng chảy xuống).
|
3000.5000
|
>5000
|
>
5000
|
|
Không cùng khe núi
|
Không
quy định
|
Không
quy định
|
Không
quy định
|
Công trình khai thác nước ngầm
|
Công suất < 100 m3/ng
|
50-100
|
>100
|
>500
|
|
Q < 10.000 m3/ng
|
>
100
|
>
500
|
>
1000
|
|
Q > 10.000 m3/ng
|
>
500
|
>
1000
|
>
5000
|
Lưu ý: Không nên quy hoạch
BCL ở những vùng có tầng chứa nước ngầm với trữ lượng lớn, không kể nước ngầm nằm
nông hay sâu, những vùng có đá vôi (Karst). Tuy nhiên nếu không có cách lựa chọn
nào khác thì bãi chôn lấp phải đảm bảo tất cả các ô rác, các hồ chứa và xử lý
nước thải, các kênh dẫn nước thải (kể cả đáy và bờ) đều phải xây dựng lớp chống
thấm, hoặc phải gia cố đáy các công trình trên đạt hệ số thấm nhỏ hơn hoặc bằng
1x10-7 cm/s với bề dày không nhỏ hơn 1m và phải có hệ thống thu gom
và xử lý nước rác, nước thải.
PHỤ LỤC 2
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
Khi lựa chọn địa điểm xây dựng
BCL, cần phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của từng vùng, tỉnh hoặc thành phố
và phải đảm bảo được sự phát triển bền vững và phải xem xét toàn diện các yếu tố
sau:
1. Các yếu tố tự nhiên (môi trường
tự nhiên):
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Thuỷ văn.
- Yếu tố thuỷ văn.
- Địa chất công trình.
- Yếu tố tài nguyên, khoáng sản.
- Cảnh quan sinh thái.
2. Các yếu tố kinh tế - xã hội:
- Sự phân bố dân cư của khu vực.
- Hiện trạng kinh tế và khả năng
tăng trưởng kinh tế.
- Hệ thống quản lý hành chính.
- Di tích lịch sử.
- An ninh và quốc phòng.
3. Các yếu tố về cơ sở hạ tầng:
- Giao thông và các dịch vụ
khác.
- Hiện trạng sử dụng đất.
- Phân bố các cơ sở sản xuất
công nghiệp, khai khoáng hiện tại và tương lai.
- Hệ thống cấp thoát nước và mạng
lưới điện.
4. Khoảng cách thích hợp khi lựa
chọn bãi chôn lấp:
Khi lựa chọn vị trí BCL cần phải
xác định rõ:
- Khoảng cách từ BCL đến các đô
thị.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến
các cụm dân cư.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến
các sân bay.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến
các công trình văn hoá, khu du lịch.
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến
các công trình khai thác nước ngầm.
- Khoảng cách từ rìa bãi chôn lấp
đến đường giao thông chính.
Các khoảng cách này được qui định
cụ thể trong Bảng 1 tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
PHỤ LỤC 3
CÁC MÔ HÌNH BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Bãi chôn lấp khô: là bãi chôn
lấp các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp).
2. Bãi chôn lấp ướt: là bãi chôn
lấp dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.
3. Bãi chôn lấp hỗn hợp khô, ướt:
là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão. Đối với các ô
dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của
hệ thống thu nước rác, không để cho nước rác thấm đến nước ngầm.
4. Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn
lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm
(vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này
xung quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước
rác với nước mặt xung quanh. (Hình 1).
5. Bãi chôn lấp chìm: là loại
bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác cũ, hào,
mương, rãnh (Hình 2).
6. Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi:
là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố
mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên. (Hình 3).
7. Bãi chôn lấp ở các khe núi:
là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao.
(Hình 4).
Hình 1 -Bãi chôn lấp nổi
Hình
2- Bãi chôn lấp chìm
Hình
3- Bãi chôn lấp kết hợp chìm - nổi
Hình
4- Bãi chôn lấp ở các khe núi.
PHỤ LỤC 4
BẢNG 2- PHÂN LOẠI QUI MÔ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
STT
|
Loại
bãi
|
Dân
số đô thị hiện tại
|
Lượng
rác
|
Diện
tích bãi
|
1
|
Nhỏ
|
Ê 100.000
|
20.000 tấn/năm
|
Ê 10 ha
|
2
|
Vừa
|
100.000 - 300.000
|
65.000 tấn/năm
|
10 - 30 ha
|
3
|
Lớn
|
300.000 - 1.000.000
|
200.000 tấn/năm
|
30 - 50 ha
|
4
|
Rất
lớn
|
³ 1.000.000
|
> 200.000 tấn/năm
|
³ 50 ha
|
Lưu ý: Thời gian hoạt động
đối với BCL ít nhất là 5 năm; Hiệu quả nhất là từ 25 năm trở lên.
PHỤ LỤC 5
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA (MỨC ĐỘ ĐIỀU TRA)
1. Điều tra về địa hình:
Đối với tất cả các BCL phải tiến
hành đo đạc địa hình với tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000, ngoài ra phải có bản đồ địa
hình khu vực, tỷ lệ ³ 1: 25.000 đối với đồng bằng và ³ 1:50.000 đối với trung
du và miền núi. Tất cả các điểm đo địa vật lý, khoan địa chất thuỷ văn, khoan địa
chất công trình phải được xác định toạ độ, độ cao và đưa lên bản đồ địa hình.
2. Điều tra về thời tiết, khí hậu:
Phải thu thập tài liệu khí hậu ở
các trạm khí tượng gần nhất, các yéu tố cần thu thập bao gồm:
a. Lượng mưa trung bình các
tháng năm, lượng mưa ngày lớn nhất, ngày nhỏ nhất.
b. Độ bốc hơi trung bình và lớn
nhất trong tháng.
c. Hướng gió và tốc độ gió trong
năm.
d. Nhiệt độ trung bình, lớn nhất,
nhỏ nhất trong tháng v.v...
3. Điều tra về thuỷ văn:
Ngoài việc thu thập các tài liệu
thuỷ văn khu vực (mạng sông suối, giá trị mực nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất,
lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất ở các trạm thuỷ văn gần nhất, chế độ
thuỷ triều đối với các vùng ảnh hưởng triều), còn phải tiến hành điều tra khảo
sát thực địa và phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
a. Mạng lưới sông suối của khu vực
và đặc biệt là các dòng chảy chảy qua khu vực BCL (dòng chảy liên tục hoặc tạm
thời đối với dòng chảy theo mùa).
b. Quy mô của các dòng chảy: độ
rộng, độ sâu, hướng chảy...
c. Lưu vực các dòng chảy: diện
tích, độ dốc, khả năng tập trung nước.
d. Lưu lượng dòng chảy, đặc biệt
chú ý lưu lượng lũ.
e. Mức nước cao nhất, nhỏ nhất của
các dòng chảy.
f. Chất lượng nước.
g. Hiện trạng sử dụng nước.
h. Các ao hồ, kích thước, chất
lượng và hiện trạng sử dụng.
i. Biến động mực nước các hồ.
k. Khoảng cách từ BCL đén các hồ,
các dòng chảy.
l. Kết quả phân tích một số mẫu
nước.
Việc cập nhập các số liệu trên với
chuỗi thời gian càng dài càng có giá trị, tối thiểu không nhỏ hơn 5 năm
4. Điều tra về địa chất, địa chất
thuỷ văn, địa chất công trình:
4.1. Mức độ điều tra phải trả lời
được các vấn đề cơ bản sau:
a. Diện phân bố của các lớp đất
đá trong khu vực BCL, diện tích, bề dày, độ sâu phân bố.
b. Thành phần thạch học của các
lớp.
c. Hệ số thấm nước của các lớp.
d. Thành phần hoá học của nước,
tính chất cơ lý của các lớp đất, thành phần hạt.
e. Mực nước của các lớp.
f. Vùng xây dựng bãi có các đứt
gãy chạy qua không? Quy mô, tính chất của đứt gãy.
g. Mức độ động đất.
h. Khả năng trữ và chất lượng đất
phục vụ việc phủ và đóng cửa bãi chôn lấp.
Độ sâu nghiên cứu đối với vùng
trung du phải tới chiều sâu đá gốc, ở đồng bằng phải hết độ sâu tầng chứa nước
trên cùng và ở một số vùng như ở Hà Nội phải đến độ sâu của tầng chứa nước chủ
yếu đang khai thác.
4.2 Để thực hiện được các yêu cầu
trên phải:
a. Tiến hành đo địa vật lý để
xác định đứt gãy.
b. Khoan và thí nghiệm ít nhất một
lỗ khoan địa chất thuỷ văn. Độ sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn phải vào tầng chứa
nước có ý nghĩa cấp nước. Ví dụ lỗ khoan có thể bố trí ngoài diện tích bãi chôn
lấp đến 50 m (sau này nếu cần có thể sử dụng làm lỗ khoan cấp nước cho bãi chôn
lấp hoặc để làm trạm quan trắc nước ngầm).
c. Hiện trạng khai thác sử dụng
nước ngầm của khu vực.
d. Địa chất công trình: mạng lưới
khoan các lỗ khoan địa chất công trình có thể 30m x 30m đến 50m x 50 m tuỳ theo
bãi lớn hay nhỏ.
- Chiều sâu các lỗ khoan địa chất
công trình Ê 15m.
- Số mẫu lấy trong mỗi lớp ít nhất
là 1 mẫu.
- Chỉ tiêu phân tích: hệ số thấm,
thành phần hạt, tính chất cơ lý của đất đá.
- Tất cả các lỗ khoan phải đo mực
nước.
- Sau khi kết thúc công tác khảo
sát, các lỗ khoan cần được lấp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tuyệt đối không để
nước thấm rỉ xuống dưới và chỉ để lại các lỗ khoan dùng để quan trắc (đo mực nước,
lấy mẫu phân tích...).
- Phân tích hoá học một số mẫu đất
(mỗi lớp tối thiểu 1 mẫu).
5. Điều tra hệ sinh thái khu vực:
a. Hệ thực vật, động vật chủ yéu
và ý nghĩa kinh tế của nó.
b. Hệ thuỷ sinh.
c. Các loài thực vật và động vật
quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực BCL và vùng phụ cận.
6. Điều tra về tình hình kinh tế
- xã hội:
a. Hiện trạng sử dụng đất, đặc
biệt khu dự kiến chọn BCL: năng suất sản xuất, giá trị kinh tế hiện tại.
b. Cơ sở hạ tầng quanh BCL (giao
thông, điện nước...).
c. Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ.
d. Các khu dân cư gần nhất (số
dân, tỷ lệ sinh sản, bệnh tật hiện tại... phong tục tập quán).
e. Các khu du lịch, di tích lịch
sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các yếu tố khác.