CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 53-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 53-CP NGÀY 28-6-1994 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN MẠI DÂM, MA TUÝ, CỜ BẠC VÀ SAY RƯỢU BÊ THA 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, say rượu bê tha là các tệ nạn xã hội, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân và trật tự, trị an xã hội.

Việc xử lý các hành vi mại dâm, ma tuý, cờ bạc, say rượu bê tha phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hoàn cảnh vi phạm để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Điều 2.

Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên doàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha.

Điều 3.

1- Phải xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với:

- Giám đốc khách sạn, chủ khách sạn, nhà hàng, quán trọ hoặc các cơ sở khác để hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha xảy ra trong cơ quan cơ sở do mình quản lý;

- Người có hành vi mua dâm, dùng chất ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha là cán bộ, viên chức Nhà nước ở bất kỳ cương vị nào;

- Người có hành vi dung túng, bao che các hoạt động mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha;

- Người tái phạm về hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha.

2- Người tổ chức, môi giới mại dâm, tổ chức dùng chất ma tuý, người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, người tổ chức đánh bạc, gá bạc, người đánh bạc, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xử lý hành chính và kỷ luật.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ

Điều 4.

1- Người có hành vi mua dâm là cán bộ, viên chức Nhà nước:

a) Bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.

b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

2- Người có hành vi mua dâm không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trong trường hợp tái phạm thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; trong mọi trường hợp vi phạm đều phải thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.

3- Người có hành vi bán dâm là cán bộ, viên chức Nhà nước:

a) Bị phạt cảnh cáo và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.

b) Nếu tái phạm thì bị phạt cảnh cáo và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

4- Người có hành vi bán dâm không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt cảnh cáo và thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.

Đối với người đã được xác định là bán dâm thường xuyên, ngoài việc bị phạt còn phải đưa vào trung tâm giáo dục chữa bệnh và lao động.

5- Việc xử lý người vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử phạt hành chính. Có thể đưa người vi phạm là người chưa thành niên vào trường phổ thông công nông nghiệp để giáo dục và dạy nghề.

Điều 5.

1- Người dùng ma tuý là cán bộ, viên chức Nhà nước:

a) Bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.

b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

2- Người dùng ma tuý không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hoàn cảnh cụ thể mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục và gia đình biết.

Đối với người nghiện ma tuý, ngoài việc bị phạt tiền thì tuỳ từng loại đối tượng còn bị buộc cai nghiên tại nhà có sự bảo lãnh của gia đình hoặc tại các Trung tâm Y tế của Nhà nước.

3- Người sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; tang vật, phương tiện vi phạm phải bị tịch thu; đối với cán bộ, viên chức Nhà nước thì thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; những người không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước thì thông báo về Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để giáo dục.

Điều 6. Cán bộ, viên chức Nhà nước đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.

b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

Điều 7.

Cán bộ, viên chức Nhà nước say rượu bê tha (mất nhân cách ở nơi làm việc, nhà hàng, quán ăn, gây hại đến trật tự công cộng):

a) Bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức.

b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

Cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an mà say rượu bê tha phải bị kỷ luật nặng hơn so với những người khác vi phạm.

Điều 8.

1- Thủ trưởng trực tiếp của những người có hành vi vi phạm nói tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định này mà bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người vi phạm thì bị xử lý lỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức hoặc buộc thôi việc.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và những người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống các hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, mà dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho những hành vi này xảy ra trên địa bàn do mình quản lý, thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoạt cách chức hoặc buộc thôi việc.

3- Giám đốc khách sạn, chủ khách sạn, nhà khách, nhà hàng, vũ trường, quán trọ, nhà nghỉ hoặc các cơ sở khác mà chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm hoặc tổ chức dùng chất ma tuý hoặc đánh bạc thì bị xử lý theo Điều 200, Điều 202, Điều 203 Bộ Luật hình sự.

Trường hợp do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc xảy ra trong cơ sở do mình quản lý thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và còn bị:

- Xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức hoặc buộc thôi việc, nếu là cơ sở quốc doanh.

- Tước giấy phép kinh doanh, nếu là cơ sở ngoài quốc doanh.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ

Điều 9.

Thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính được quy định như sau:

1- Chiến sĩ cảnh sát nhân dân thuộc các lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, cảnh sát cơ động được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng Công an phường; Đội trưởng, Đội phó Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, cảnh sát cơ động được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng.

3- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra cấp tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; Trưởng Công an huyện và Phó Trưởng Công an huyện và cấp tương đương; Trưởng đồn, Phó trưởng đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng tiểu khu biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng; Chỉ huy trưởng Trạm cửa khẩu, được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng và tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

4- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

5- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tước giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, ra quyết định đưa vào Trung tâm chữa bệnh, cai nghiện, lao động và đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp đối với người chưa thành niên.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật được quy định như sau:

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có quyền quyết định thi hành kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức mình theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức.

Điều 11.

Thủ tục xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng theo quy định tại Chương IV Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, nhưng người quyết định xử phạt không thu tiền phạt tại chỗ. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải sao gửi biên bản và quyết định xử phạt cho:

- Cơ quan, tổ chức nơi người bị xử phạt làm việc để xử lý kỷ luật, nếu người bị xử phạt là cán bộ, viên chức Nhà nước.

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị xử phạt cư trú để giáo dục, buộc cam kết không tái phạm, nếu người bị xử phạt không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước.

Điều 12.

Khi tiến hành xử phạt hành chính đối với người vi phạm thấy cần bắt buộc chữa bệnh, lao động, cai nghiện hoặc đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp thì người có thẩm quyền xử phạt trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt phải lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để chuyển đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cai nghiện, lao động, quyết định đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp đều phải được thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đương sự và gia đình họ biết.

Điều 13.

Người bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật theo những quy định của Nghị định này có quyền khiếu nại.

Thủ tục khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc xử phạt hành chính và việc xử lý kỷ luật theo Pháp lệnh Xử phạt hành chính và Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 15.

Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 53-CP

Hanoi, June 28, 1994

 

DECREE

PROVIDING FOR MEASURES TO HANDLE STATE OFFICIALS AND EMPLOYEES AND OTHER PERSONS CONVICTED OF ACTS RELATED TO PROSTITUTION, DRUG ABUSE, GAMBLING AND DRUNKENNESS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1993;
Pursuant to the Ordinance on Sanctions Against Administrative violations on the 30th of November 1989;
At the proposal of the Minister of the Interior and the Minister of Justice;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness are social evils which go against the ethics and the fine customs and habits of the nation and which adversely affect the material and cultural life of the people and social order and safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- All State agencies shall have to coordinate with the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam Women's Union, the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Peasants' Association, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, and other social organizations in the publicity, education and struggle to prevent and combat prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness.

Article 3.-

1. Severe administrative sanctions and discipline shall be meted out to:

- The directors of hotels, the owners of hotels, restaurants, inns and other establishments who let acts of prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness happen in the establishments under their management.

- Sex buyers, drug users, gamblers and drunkards who are State officials and employees in whatever position;

- Those who condone or cover up the acts of prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness.

- Recidivists of acts of prostitution, drug abuse, gambling and drunkness.

2. The organizers or panderers of prostitution, the organizers of drug use, the producers, storers and dealers and illegal transporters of drugs, the organizers of gambling, the owners of gambling houses and the gamblers shall be prosecuted under the criminal law. The producers, storers, dealers and illegal transporters of drugs shall receive administrative sanctions or discipline if their offense has not reached the level where they must be investigated for penal liability.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.-

1. When the sex buyers are State officials or employees:

a/ They are liable to fines of from 100,000 Dong up to 1,000,000 Dong and their offense shall be notified to the office or organization where they work so that disciplinary action may be taken through warning, wage reduction or demotion.

b/ Recidivists shall be liable to fines of from 1,500,000 to 2,000,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work so that disciplinary action may be taken through dismissal.

2. For the sex buyers who are not State officials or employees, they shall, depending on the character, level and concrete circumstances of their offense, be fined from 50,000 to 100,000 Dong and from 1,000,000 to 2,000,000 Dong in case of recidivism. In all cases, their offenses shall be reported to the People's Committee of the commune, ward or township where they live so that measures of education may be taken.

3. If the sex sellers are State officials or employees:

a/ They shall be served a warning and their offense reported to the office or organization where they work so that disciplinary measures may be taken through warning, wage reduction or demotion.

b/ In case of recidivism, they shall be served a warning and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through dismissal.

4. If the sex sellers are not State officials or employees, they shall, depending on the character, level and concrete circumstances of their offense, be served a warning and their offense reported to the People's Committee in the commune, ward or township of their residence so that measures of education may be taken.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. If the offender is a minor, he/she shall be dealt with according to Article 29 of the Ordinance on the Handling of Administrative Offenses. The offender may also be taken to an industrial-agricultural general school for education and job training.

Article 5.-

1. If the drug abusers are State officials or employees:

a/ They shall be fined from 50,000 to 200,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through warning, wage reduction or demotion.

b/ In case of recidivism, they shall be fined from 200,000 to 300,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through dismissal.

2. If the drug user are not State officials or employees they shall, depending on the character, level and concrete circumstances of their offense, be served a warning or fined from 100,000 to 300,000 Dong and their offense shall be reported to the People's Committee at the commune, ward or township where they reside for education and for their families to know.

With regard to the drug addicts, besides the fines they may, depending on each category, be subjected to forcible detoxification at home under the guarantee of their families or at a medical center of the State.

3. Those who illegally produce, store, deal in and transport drugs but their offense has not reached the level where they must be investigated for penal liability they shall be fined from 1,000,000 to 10,000,000 Dong; all the objects and means used in of the offense shall be confiscated. If the offenders are State officials or employees, their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through dismissal. With regard to those offenders who are not State officials or employees, their offense shall be reported to the People's Committee at the commune, ward or township of their residence for education.

Article 6.- With regard to gamblers who are State officials and employees whose offense has not reached the level where they must be investigated for penal liability:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In case of recidivism, they shall be fined from 200,000 to 300,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through dismissal.

Article 7.- State officials or employees who commit acts of drunkenness (loss of dignity at the place of work, restaurant or inn, and disturbing public order):

a/ They shall be fined from 20,000 to 100,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined by warning, wage reduction or demotion.

b/ In case of recidivism, they shall be fined from 100,000 to 200,000 Dong and their offense shall be reported to the office or organization where they work in order to be disciplined through dismissal.

The discipline must be more severe if the offender is an officer or man of the army or security service.

Article 8.-

1. The immediate chief of the offender stipulated at Article 4, Article 5, Article 6 and Article 7 of this Decree, who shield or fail to mete out timely discipline to the offender, shall be disciplined by warning, demotion or dismissal.

2. The President of the People's Committee in the commune, ward or township, and those whose duty is to prevent and fight against acts of prostitution, drug abuse, gambling, but who condon or shield or fail to handle in time these acts and let these acts occur in the territory under their management, they shall be disciplined by warning, demotion or dismissal.

3. The directors of hotels, owners of hotels, guest houses, restaurants, dancing halls, inns, rest houses and other establishments, which are transformed into brothels or places to pander for prostitution or for the use of drugs and gambling, shall be dealt with under Article 200, Article 202 and Article 203 of the Penal Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Disciplined by warning, demotion or dismissal if their establishment is a State-owned establishment.

- Shall have their business permit withdrawn if this is a non-State establishment.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES OF HANDLING

Article 9.- The competence in deciding an administrative sanction is defined as follows:

1. The members of the People's Police in the police force responsible for administrative management of public order, a member of the economic police and criminal police or investigative and mobile police can serve warning or impose fines of up to 20,000 Dong.

2. The President of the People's Committee at the commune, ward or township, the Head of the ward security station, the Head and Deputy Head of the police team responsible for administrative management of social order, the economic police, the criminal police, the investigative police and the mobile police can serve warning or impose fines of up to 50,000 Dong.

3. The Head and Deputy Head of section of the police responsible for administrative management of public order, the economic police, the criminal police, the investigative police at provincial level; the Head and Deputy Head of the mobile police force from the company level upward; the Head or Deputy Head of the security service at district and equivalent level; the Head or Deputy Head of the border posts, the Commander and Deputy Commander of the border sub-sector, the Commander and Deputy Commander of the border guard at provincial level; the Commander of the naval border patrol group; the Commander of the border port of entry station, can serve warning and fine up to 200,000 Dong and confiscate the business permit and the objects and means used in the offense.

4. The President of the People's Committee of the district and equivalent level can impose administrative sanctions such as warning, fine of up to 2,000,000 Dong, strip the offender of his business permit and confiscate the objects and means used in the offense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The competence in deciding the forms of discipline is define as follows:

The Head of the concerned agency or organization is authorized to decide the disciplinary measures against the offending officials or employees in his office or organization as prescribed by current law on disciplinary actions against officials and public employees.

Article 11.- The procedures of taking sanctions against administrative offenses stipulated at this Decree shall apply as stipulated at Chapter IV of the Ordinance on Sanctions Against Administrative Offenses. However, the person who decides the sanction shall not collect the money on the spot. The Ministry of Finance and the Ministry of the Interior shall direct the collection and payment of fines.

Within seven days after issuing the decision to fine, the person authorized to fine shall have to send a copy of the account and decision to:

- The office or organization where the fin of person works, for application of disciplinary measures, if the offender is a State official or employee.

- The People's Committee of the commune, ward or township where the offender resides, for education and forcible commitment not to relapse, if the offender is not a State official or employee.

Article 12.- In imposing an administrative sanction on the offender, if it is judged necessary to force the offender to undergo medical treatment or to do manual work or to be detoxicated, or to be brought to an industria-agricultural general school, the person who is authorized to take the decision shall have, within 15 days after issuing the decision, to compile the dossier and forward it to the authorized agency so that the latter could send it to the People's Committee of the province or city directly under the Central Government.

- All decisions to force the offender to undertake forcible medical treatment, detoxication or labor and all decisions to take the offender to an industrial-agricultural general school must be notified to the People's Procuracy of the same level, to the offender and his/her family.

Article 13.- The person, on whom an administrative sanction or disciplinary measure is taken as stipulated in this Decree, has the right to appeal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.- This Decree takes effect as from the date of its signing.

Article 15.- The Ministry of the Interior, the Government Commission for Organization and Personnel, the Ministry of Justice, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, war Invalids and Social Affairs, the Ministry of Education and Training, the General Tourist Department, shall, within their jurisdiction and tasks, have responsibility to guide and organize the implementation of this Decree.

The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committee in provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.53-CP, providing for measures to handle state officials and employees and other persons convicted of acts related to prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness.
Official number: 53-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Vo Van Kiet
Issued Date: 28/06/1994 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.53-CP, providing for measures to handle state officials and employees and other persons convicted of acts related to prostitution, drug abuse, gambling and drunkenness.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status