CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 1996 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 1995 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về cơ sở chữa bệnh" đối với những người nghiện ma tuý, những người mại dâm bị xử lý hành chính.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Những quy định trước đây của Chính phủ trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NGÀY 6/7/1995
(Ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở chữa bệnh được quy định trong Quy chế này là nơi chữa bệnh, học tập, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm đã được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 2. Đưa vào cơ sở chữa bệnh là biện pháp xử lý hành chính chỉ thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được chữa bệnh, học tập, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp dưới sự quản lý của Cơ sở chữa bệnh trong thời hạn từ ba tháng đến một năm.

Điều 3. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Người nghiện ma tuý: Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn chưa cai nghiện được; đã được đưa vào Cơ sở chữa bệnh để cai nghiện nhưng vẫn tái nghiện; người nghiên nặng không có khả năng để cai nghiện tại nhà hoặc cai nghiện tại cộng đồng.

b) Người mại dâm: Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn không chịu sửa chữa; đã được đưa vào Cơ sở chữa bệnh nhưng vẫn tái phạm hoặc người mại dâm có tính chất thường xuyên.

Không đưa vào Cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

Điều 4. Việc áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải theo đúng thẩm quyền, thủ tục, trình tự quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 5. Cơ sở chữa bệnh là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân được cấp kinh phí sự nghiệp. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của Cơ sở chữa bệnh bao gồm:

- Kinh phí Nhà nước cấp;

- Kinh phí của địa phương hỗ trợ;

- Một phần kết quả lao động sản xuất của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Sự đóng góp tự nguyện của gia đình người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội ở trong nước và các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Chương 2:

THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 6. Việc lập hồ sơ xét duyệt và quyết định đưa người vào Cơ sở chữa bệnh phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại các Điều 74, 75 và 76 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an, cơ quan Y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ người đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 7

1- Hồ sơ đề nghị đưa người vào Cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

- Sơ yếu lý lịch;

- Tài liệu về các vi phạm pháp luật;

- Giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ hoặc hồ sơ bệnh án của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Các biện pháp giáo dục đã áp dụng;

- Những tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người đó (nếu có).

2- Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhân được hồ sơ đề nghị đưa người vào Cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ đó cho Hội đồng Tư vấn. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, thường trực Hội đồng Tư vấn phải triệu tập phiên họp. Phiên họp Hội đồng Tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự. Hội đồng xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên của Hội đồng Tư vấn và đại diện Viện kiểm sát nhân dân.

3- Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm làm văn bản (có gửi kèm theo biên bản họp Hội đồng Tư vấn) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 8.

1- Hội đồng Tư vấn là cơ quan giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào Cơ sở chữa bệnh. Hội đồng Tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.

2- Hội đồng Tư vấn gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng Tư vấn. Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp.

3- Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, các thành viên Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.

4- Kinh phí hoạt động của Hội đồng Tư vấn được ngân sách địa phương bảo đảm trong kinh phí của Sở lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 9. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 10. Khi nhận được quyết định đưa người vào Cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có kế hoạch quản lý, giám sát người có tên trong quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh trong việc thi hành quyết định.

Điều 11. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có quyền khiếu nại quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều 89 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 12.

1- Hồ sơ của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh gồm:

- Trích yếu hồ sơ đề nghị đưa người cào Cơ sở chữa bệnh;

- Quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2- Hồ sơ của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn giữ, một bộ do Cơ sở chữa bệnh giữ. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo chế độ về quản lý hồ sơ, tài liệu, công văn của Nhà nước.

3- Việc tiếp nhận người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải được lập thành biên bản, Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, căn cước của người được đưa vào Cơ sở khi làm thủ tục tiếp nhận.

Điều 13. Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh bỏ trốn, Ban Giám đốc Cơ sở phải lập biên bản, thông báo ngày cho gia đình và chính quyền địa phương nơi người đó cư trú và cơ quan Công an cấp tỉnh biết. Ban Giám đốc cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an và gia đình tổ chức đưa người đó trở lại Cơ sở để tiếp tục chữa bệnh, học tập và lao động.

Chương 3:

TỔ CHỨC CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 14. Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Mỗi tỉnh, thành phố thành lập một Cơ sở chữa bệnh.

Sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Cơ sở chữa bệnh thuộc địa phương.

Những tỉnh, thành phố trọng điểm có số lượng lớn người nghiện ma tuý, người mại dâm có thể thành lập một Cơ sở chữa bệnh riêng cho người nghiện ma tuý và một Cơ sở chữa bệnh riêng cho người mại dâm.

Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma tuý, người mại dâm có thể gửi đối tượng đến Cơ sở chữa bệnh của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa các địa phương nơi gửi và nhận.

Điều 15.- Cơ sở chữa bệnh có chức năng, nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ cho những người được đưa vào cơ sở chữa bệnh;

- Tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định;

- Tổ chức lao động sản xuất cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 16. Cơ sở chữa bệnh tổ chức khu vực riêng cho người nhiện ma tuý và khu vực riêng cho người mại dâm.

Cơ sở chữa bệnh tổ chức nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn, nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh; tách nơi ở của nam, nữ riêng; cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.

Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Cơ sở chữa bệnh bao gồm Ban Giám đốc và các phòng quản lý nghiệp vụ:

1- Ban Giám đốc gồm có:

- Giám đốc;

- Các Phó Giám đốc.

2- Các phòng quản lý nghiệp vụ gồm có:

- Phòng Y tế - phục hồi sức khoẻ;

- Phòng Giáo dục và dạy nghề;

- Phòng Quản lý lao động sản xuất;

- Phòng Tổ chức - Hành chính - kế toán;

- Phòng Bảo vệ.

Tuỳ theo quy mô tổ chức và số lượng người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng các phòng và biên chế cần thiết cho phù hợp với Cơ sở chữa bệnh thuộc địa phương mình.

Điều 18.

1- Khi có tình hình phức tạp về y tế, an ninh trật tự mà Cơ sở chữa bệnh không bảo đảm được thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm văn bản đề nghị, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ, chiến sỹ của ngành mình tăng cường, hỗ trợ, phối hợp trong việc bảo đảm an ninh trật tự và chữa bệnh, điều trị tại các Cơ sở chữa bệnh.

2- Trong thời gian công tác tại Cơ sở chữa bệnh các cán bộ, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an làm việc theo sự phân công và điều hành của Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.

3- Cán bộ, nhân viên, chiến sỹ của Cơ sở chữa bệnh được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Giám đốc Cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phó giám đốc Cơ sở chữa bệnh do Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.

Điều 20. - Giám đốc Cơ sở chữa bệnh chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ sở chữa bệnh trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.

Điều 21. Y tế của Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm khám sức khoẻ cho người mới được đưa vào Cơ sở để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ sức khoẻ phục vụ cho việc chữa bệnh, dạy nghề và phân công lao động. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo y tế của Cơ sở chữa bệnh và các bệnh viện, trung tâm y tế có liên quan tổ chức điều trị cho những người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh căn cứ vào điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp, giới tính của người được đưa vào Cơ sở và tình hình công việc của Cơ sở sắp xếp công việc phù hợp. Nếu người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh chưa có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không phù hợp thì có thể được học nghề.

Điều 22. Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá, xoá mù chữ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức giáo dục pháp luật cho những người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

Điều 23.- Hàng tháng, Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh nhận xét, đánh giá kết quả lao động, học tập của những người được đưa vào Cơ sở để theo dõi quá trình rèn luyện, tu dưỡng của người đó. Đối với người có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành quyết định, Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giảm thời hạn ở Cơ sở. Đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, không chấp hành quyết định, bỏ trốn hoặc có những hành vi vi phạm khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì Giám đốc Cơ sở chữa bệnh đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định biện pháp xử lý.

Điều 24. Trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh. Ban Giám đốc Cơ sở phải thông báo cho người đó biết. Khi hết hạn chấp hành quyết định, Ban Giám đốc cấp giấy chứng nhận hết hạn cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào Cơ sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đề nghị, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để tiếp tục quản lý, giáo dục, cơ quan Y tế, cơ quan Công an đã lập hồ sơ, đồng thời thông báo cho gia đình người đó.

Điều 25. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí để duy trì tổ chức, hoạt động, trang bị cơ sở vật chất của Cơ sở chữa bệnh, trợ cấp tiền thuốc điều trị, tiền học nghề, tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh và một phần tiền ăn của những người do hoàn cảnh khó khăn hoặc vì điều kiện sức khoẻ không tham gia lao động được.

Điều 26. Cơ sở chữa bệnh có thể tiếp nhận người nghiện ma tuý, người mại dâm tuy chưa đến mức bị xử lý đưa vào Cơ sở chữa bệnh nhưng tự nguyện xin vào Cơ sở để được chữa bệnh - phục hồi sức khoẻ. Việc tổ chức chữa bệnh - phục hồi sức khoẻ này phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều27. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và nội quy của Cơ sở, chịu sự quản lý, giáo dục của Cơ sở, tuân theo chế độ điều trị, chữa bệnh và lao động do Cơ sở chữa bệnh quy định.

Điều 28. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải trả tiền ăn theo định mức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Trường hợp hoàn cảnh quá khó khăn được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận hoặc vì điều kiện sức khoẻ, bệnh tật không tham gia lao động hoặc lao động không đủ định mức thì Cơ sở chữa bệnh có thể xét hỗ trợ tiền ăn trong 3 tháng dầu bằng 70% tiền lương tối thiểu, sau đó nếu chưa có nguồn thu nhập nào khác để đảm bảo đời sống thì được hỗ trợ tiền ăn trong 3 tháng tiếp theo bằng 50% tiền lương tối thiểu.

Điều 29. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được đem theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu; được gặp thân nhân, được gửi thư hoặc nhắn tin cho gia đình; được nhận tiền, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh, đồ ăn và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu khác do thân nhân gửi tới; được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí, sinh hoạt tinh thần lành mạnh do Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh tổ chức; được đọc sách, báo, nghe đài theo hướng dẫn của Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.

Điều 30. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động và áp dụng chế độ về thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động.

Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được hưởng tiền công lao động theo định mức lao động và kết quả công việc hoàn thành. Tiền công lao động được dùng để trang trải chi phí ăn uống, sinh hoạt theo quy định tại Điều 28 của Quy chế này. Sau khi trừ các khoản nói trên, số tiền còn lại (nếu có) Cơ sở chữa bệnh được gửi tiết kiệm cho người có số tiền đó.

Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được nghỉ lao động vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết.

Điều 31. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh, tiền học nghề, tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết theo định mức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định.

Điều 32. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được đề đạt nguyện vọng hoặc kiến nghị của mình với Ban giám đốc về việc quản lý, chữa bệnh, học tập và lao động tại Cơ sở; có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của Quy chế này.

Điều 33. Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh khi đã chấp hành xong quyết định có nghĩa vụ và quyền lợi sau:

- Phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị lao động và bảo hộ lao động đã được cho mượn, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;

- Được cấp giấy chứng nhận hết thời hạn chữa bệnh, học tập và lao động;

- Được cấp giấy chứng nhận học nghề (nếu có);

- Được nhận tiền tiết kiệm của mình (nếu có);

- Những trường hợp khó khăn được trợ cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe để trở về nơi cư trú.

Điều 34. Trường hợp bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con của người được vào Cơ sở chữa bệnh chết và có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Ban giám đốc Cơ sở có thể xét cho người đó về nhà chịu tang không quá 3 ngày (không tính ngày đi đường).

Điều 35.

1- Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh khi sinh đẻ được tạm hoãn bắt buộc chữa bệnh, học tập và lao động, cho về địa phương nơi cư trú, giao cho gia đình hoặc chính quyền, tổ chức địa phương quản lý trong thời gian 12 tháng. Thời gian này không được tính là thời gian chấp hành quyết định.

a) Khi hết thời gian tạm hoãn thì người đó được triệu tập đến Cơ sở để tiếp tục chữa bệnh, học tập và lao động.

b) Trong thời gian được tạm hoãn, nếu người đó có tiến bộ, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương thì có thể được miễn tiếp tục chấp hành quyết định.

2- Trường hợp nói tại điểm b khoản 1 của Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú làm văn bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn chấp hành quyết định.

Quyết định miễn chấp hành phải được gửi cho ngưòi được miễn chấp hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và Cơ sở chữa bệnh nơi người đó đang chấp hành quyết định.

Điều 36. Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của Cơ sở thì được Cơ sở chuyển tới bệnh viện của Nhà nước để chữa trị. Thời gian điều trị được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

Chi phí y tế trong thời gian nằm viện do bản thân người đó trả. Đối với những người vì điều kiện, hoàn cảnh quá khó khăn không trả được, nếu có đơn đề nghị thì Ban giám đốc Cơ sở chữa bệnh có thể thanh toán chi phí y tế với bệnh viện. Mức và nguồn thanh toán theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Điều 37. Trong thời gian đang chấp hành quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh, nếu người được đưa vào Cơ sở chết thì Ban giám đốc Cơ sở chữa bệnh phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết, có chứng kiến của người làm chứng và có thể trưng cầu giám định pháp y của tỉnh đến giám định xác định nguyên nhân tử vong, đồng thời thông báo cho thân nhân người chết biết để mai táng. Trong trường hợp người chết không có ai là thân nhân hoặc thân nhân không đến kịp, hoặc chết do tai nạn lao động thì Ban giám đốc Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức mai táng, chi phí mai táng do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh bị thương do tai nạn lao động thì Cơ sở phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.

Điều 38. Trong thời gian chấp hành tại Cơ sở chữa bệnh, nếu người được đưa vào Cơ sở vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh có tiến bộ hoặc có thành tích thì được động viên, khen thưởng kịp thời.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 39. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Thống nhất quản lý Nhà nước đối với các Cơ sở chữa bệnh;

- Hướng dẫn chi tiết chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ Cơ sở chữa bệnh, trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc;

- Hướng dẫn quy hoạch xây dựng Cơ sở chữa bệnh (xác định quy mô, mô hình thiết kế, suất đầu tư v.v...);

- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ trong việc chữa bệnh, bảo vệ các Cơ sở chữa bệnh; giáo dục, lao động phù hợp với từng loại đối tượng được đưa vào Cơ sở;

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế quy định mức trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh, tiền học nghề, tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết và các khoản chi phí khác cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương lập kế hoạch kinh phí hàng năm cho các Cơ sở chữa bệnh. Tổng hợp kế hoạch kinh phí hàng năm;

- Thanh tra, kiểm tra tổ chức hoạt động của các Cơ sở chữa bệnh;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện và chữa bệnh xã hội.

Điều 40. Bộ Y tế có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc điều trị cai nghiện ma tuý, chữa bệnh xã hội trong các Cơ sở chữa bệnh;

- Cử cán bộ, nhân viên của ngành tham gia chữa bệnh cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quy định chế độ điều trị, cai nghiện ma tuý, chữa bệnh xã hội cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Nghiên cứu, xác định các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh.

Điều 41. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

- Hướng dẫn cơ quan Công an các cấp phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Y tế giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ;

- Hướng dẫn việc tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào Cơ sở chữa bệnh;

- Cử cán bộ, chiến sĩ của ngành tham gia bảo về các Cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các Cơ sở chữa bệnh;

- Phối hợp kiểm tra việc tổ chức bảo vệ các Cơ sở chữa bệnh.

Điều 42. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Quy định chế độ cấp phát kinh phí hoạt động cho các Cơ sở chữa bệnh;

- Hướng dẫn việc cấp phát kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các Cơ sở chữa bệnh theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Phối hợp kiểm tra việc sử dụng kinh phí của các Cơ sở chữa bệnh.

Điều 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức và quản lý các Cơ sở chữa bệnh tại địa phương mình;

- Có kế hoạch nắm vững tình hình chữa bệnh, học tập, lao động và sự tiến bộ của những người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã kết hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Công an có trách nhiệm tạo điều kiện chỗ ăn, ở cho những đối tượng không có nơi cư trú nhất định trong thời gian lập hồ sơ, chờ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào Cơ sở chữa bệnh.

- Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh tìm kiếm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đã chấp hành xong quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm tiếp tục quản lý, giáo dục người đó, tạo điều kiện để người đó có việc làm và ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.

Điều 44. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này.

GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
------------

No. 20-CP

Hanoi ,April 13 ,1996

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON MEDICAL ESTABLISHMENTS AS PRESCRIBED BY THE ORDINANCE ON THE HANDLING OF VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS ISSUED ON JULY 6, 1995

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations issued on July 6, 1995;
At the proposals of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health and the Minister of the Interior,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on Medical Establishments for the drug addicts, and prostitutes subjected to administrative sanctions.

Article 2.- The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health, the Minister of the Interior and the Minister of Finance shall have to guide and inspect the implementation of the Regulation issued together with this Decree.

Article 3.- This Decree takes effect on the date of its promulgation. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree. The regulations issued earlier by the Government which are contrary to this Regulation are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON THE MEDICAL ESTABLISHMENTS AS PRESCRIBED BY THE ORDINANCE ON THE HANDLING OF VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS ISSUED ON JULY 6, 1995
(issued together with Decree No.20-CP of April 13, 1996 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- A Medical Establishment defined in this Regulation is the place to give medical treatment, to provide education, labor, job and vocational training for the drug addicts and prostitutes defined in the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations issued on July 6, 1995.

Article 2.- Admission to a Medical Establishment is an administrative measure which can be taken only by decision of the President of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government. The persons who are admitted to the Medical Establishment shall be given medical treatment, provided with education, ,job and vocational training under the management of the Medical Establishment for three months to one year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Drug addicts: These have been re-educated at the commune, ward or township but cannot yet get rid of addiction; or have been admitted to a Medical Establishment for detoxification but have relapsed into addiction; or who have so heavily been addicted that they are no longer able to be detoxicated at home or in the community .

b/ Prostitutes: They have been re-educated in the commune, ward or township but have not mended their way, or have been admitted to a Medical Establishment but have relapsed or have become regular prostitutes.

Shall not be admitted to a Medical Establishment adolescents under 18 years old or women more than 55 years old and men more than 60 years old.

Article 4.- The enforcement of the measure to take a person into a Medical Establishment must be done in accordance with the competence, procedure and order prescribed at the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulationsand this Regulation.

All acts of infringement on the body, health, honor and dignity of the persons taken into a Medical Establishment are strictly prohibited.

Article 5.- A Medical Establishment is a non-business unit having its legal person status and is allocated non-business expenditures. The financial sources to ensure the operation of such an establishment comprise the following:

- Allocations from the State budget;

- Additional budget supplied by the locality;

- Part of the income from the activities in productive labor of the inmates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Contributions from individuals, economic units and social organizations in the country, and foreign individuals and organizations.

Chapter II

PROCEDURES FOR ADMISSION OF A PERSON TO A MEDICAL ESTABLISHMENT

Article 6.- The compilation of the dossier, the examination, approval and decision to admit a drug addict or prostitute to a Medical Establishment must be done in strict conformity with the order, procedure and competence prescribed at Articles 74, 75 and 76 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

The Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall cooperate with the Police and the Medical Service to help the People's Committee of the same level in the collection of documents to compile the dossier of the person to be admitted to the Medical Establishment.

Article 7.-

1. The dossier of the person to be admitted to the Medical Establishment and to be sent to the President of the People's Committee at the provincial level shall comprise:

- A curriculum vitae;

- Documents on earlier violations of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The re-education measures already applied;

- Other documents related to the history of the concerned person (if any).

2. Within five days after receiving the dossier, the President of the People's Committee of the provincial level shall transfer it to the Consulting Council. Within 25 days after receiving the dossier, the Standing Member of the Consulting Council shall convene a meeting. This meeting shall be attended also by the representative of the People's Procuracy of the same level. The Council shall examine and vote in each specific case and submit their opinions to the President of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government for decision.

The minutes of the meeting must record the opinions of the members of the Consulting Council and the representative of the People's Procuracy.

3. The Standing Member of the Consulting Council shall have to compile a document (to be attached to the minutes of the meeting of the Consulting Council) and submit it to the President of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government for decision whether or not to admit the concerned person to the Medical Establishment.

Article 8.-

1. The Consulting Council is an agency to help the President of the People's Committee of the provincial level in the examination and approval of the dossier proposing the admission of the concerned person to the Medical Establishment. The Consulting Council shall be founded by decision of the President of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government.

2. The Consulting Council is composed of representatives of the leadership of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Police, the Judiciary Agency, the Women's Union at the provincial level. The representative of the leadership of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service is Standing Member of the Consulting Council. The Standing Member of the Consulting Council shall have to prepare, organize and preside over the meeting.

3. The Consulting Council adopts the method of collective work . The members of the Council work on a part-time basis and receive allowances according to prescriptions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Within 10 days after receiving the written proposal of the Consulting Council, the President of the People's Committee at the provincial level shall decide to admit the concerned person to the Medical Establishment.

Article 10.- Upon receiving the decision to admit the concerned person to the Medical Establishment, the President of the People's Committee at the district level shall direct the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the Police of the same level and the People's Committee at the communal level to work out a plan for the management and supervision of the person named in the decision of admission to the Medical Establishment. At the same time he/she shall have to collaborate with the Police at the provincial level in the implementation of the decision.

Article 11.- The person to be admitted to the Medical Establishment or his/her lawful representative may appeal against the decision as provided for in Article 89 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Article 12.-

1. The dossier of the person to be admitted to the Medical Establishment shall comprise:

- The main points of his/her personal history;

- The decision of the President of the People's Committee at the provincial level to take the concerned person to the Medical Establishment.

2. The dossier of the person to be admitted to the Medical Establishment shall be done in two copies, one to be kept by the Standing Member of the Consulting Council, and the other by the Medical Establishment. The dossier must be closely managed according to the regime of management of State dossiers, documents and official dispatches.

3. The reception of a person admitted to the Medical Establishment must be recorded in writing. The Medical Establishment must check the dossier and identity card of the person admitted to the establishment while filling the procedures for reception.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

ORGANIZATION OF THE MEDICAL ESTABLISHMENT

Article 14.- A Medical Establishment for drug addicts and prostitutes shall be set up either in a province or a city directly under the Central Government. It shall be placed under the direct management of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service. Each province or city shall have one such Medical Establishment.

After receiving a written consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the People's Committee at the provincial level shall decide the setting up or dissolution of the Medical Establishment in their locality.

In key provinces or cities with a large number of drug addicts and prostitutes, a Medical Establishment may be set up exclusively for the drug addicts and another for the prostitutes.

In the localities with a small number of drug addicts and prostitutes, such persons may be sent to the Medical Establishment of another locality if it is so agreed by the sending and receiving localities.

Article 15.- The Medical Establishment has the following functions and tasks:

- Receiving, giving medical care to and restoring the health of those admitted for medical care.

- Organizing the reeducation, studies and job training, ensuring conditions for the material and cultural life for the inmates in accordance with the prescriptions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Collaborating with the concerned agencies and units to manage, give medical treatment and education to, and organize labor and vocational and job training for the inmates.

Article 16.- The Medical Establishment shall arrange a separate sector for the drug addicts, and another sector for the prostitutes.

The Medical Establishment shall have to organize places for the reception of the concerned persons, for their medical examinations, education, job training, labor, board and lodging and everyday life in a hygienic and safe manner, as well places for their healthy recreation. Male and female inmates must be lodged in separate quarters and the sufferers of infectious diseases must be quarantined.

Article 17.- A Medical Establishment shall comprise the Directorate and the various sections for professional management:

1.- The Directorate comprises:

- The Director;

- A number of Vice Directors.

2. The professional management sections comprise:

- The Medicare and Rehabilitation Section;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Productive Labor Management Section;

- The Personnel-Administrative and Accounting Section;

- The Guard Section.

Depending on the size of the establishment and the number of inmates, the People's Committee at the provincial level shall decide the number of necessary sections and persons suited to the Medical Establishment in its locality .

Article 18.-

1. When a complicated situation in medicare or order and security arises which is beyond the control of the establishment, the Director of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall make a written proposal, and the Director of the Medical Service and the Director of the Police at the provincial level shall have to send cadres and personnel of their respective branches to strengthen, support and collaborate with the establishment in ensuring security and order and medical treatment and care at the establishment.

2. During their mission at the Medical Establishment, the cadres and personnel of the Medical and Police Services shall comply with the division of work and direction of the Director of the Medical Establishment.

3. All the cadres, personnel and combatants of the Medical Establishment shall enjoy the regime of allowances of responsibility, for toxicity and danger as prescribed by law.

Article 19.- The Director of the Medical Establishment shall be appointed and dismissed by the President of the People's Committee at the provincial level at the proposal of the Director of the Medical Establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- The Director of the Medical Establishment shall take responsibility for the operation of the Establishment on the basis of the provisionsof law.

The Deputy Directors shall assist the Director in carrying out the tasks as appointed by the Director.

Article 21.- The medical section of the Medical Establishment shall have to conduct health check for the persons newly admitted to the establishment in order to determine their health situation, their diseases and compile their health bulletins in service of the medical treatment and job training and the assignment of labor duties to them. The Director of the provincial or city Medical Service shall have to direct the medical section of the Medical Establishment and the related hospitals and medical centers to organize the treatment for the inmates of the establishment.

Basing itself on the health condition, professions and sex of the inmates and the work at the establishment, the Directorate of the Medical Establishment shall assign suitable jobs to the inmates. If the latter have had no previous professional training or if their professions do not suit the conditions of the Establishment, they may be taught a job.

Article 22.- The Directorate of the Medical Establishment shall have to organize complementary education or anti-illiteracy classes as currently prescribed by the Ministry of Education and Training as well as classes on legal education for those admitted to the Medical Establishment.

Article 23.- Every month, the Directorate of the Medical Establishment shall make remarks or assessment about the results of the labor and education of the inmates in order to monitor the process of their re-education and self-training. For those who have made visible progress in the observance of the regulations, the Directorate shall write its observations and propose to the President of the People's Committee at the provincial level to shorten the term of the inmates at the Establishment. For those who have taken acts of resisting the persons on duty, who refused to implement the decision, who fled the establishment or taken other acts of violation which, however, are not serious enough to be examined for penal liability, the Director of the Establishment may propose the President of the People's Committee at the provincial level to consider the case and take the appropriate measure of penalty.

Article 24.- Within 10 days before the expiry of the term of implementation of the decision to admit a person to a Medical Establishment, the Directorate of the establishment shall notify the concerned person. On expirty of the implementation of the decision, the Directorate shall issue a certificate of completion of the term to the concerned person and send a copy of the certificate to the President of the People's Committee which has issued the decision to take the concerned person to the Medical Establishment, to the People's Committee of the district which made the proposal, and to the People's Committee of the commune where the concerned person resides in order to continue his/her management and education, the Medical Service and Police which have compiled the dossier, as well as notifying his/her family .

Article 25.-The State budget shall ensure the expenses to maintain the organization, activities, and material equipment of the Medical Establishment, to get the necessary supply of medicaments, the cost of job training, to cover the purchase of necessary things for the daily life of the inmates and part of the food for those who cannot take part in labor either due to difficult circumstances or health condition.

Article 26.- A Medical Establishment may receive drug addicts and prostitutes who have not reached the point of being forced to enter a Medical Establishment but who volunteer to enter the establishment for the purpose of medical treatment and physical rehabilitation. The organization of medical care and health rehabilitation for these persons must comply with the provisions of the law on medical examinations and treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



REGIME WITH REGARD TO THOSE WHO ARE ADMITTED TO THE MEDICAL ESTABLISHMENTS

Article 27.- The persons who are admitted to a Medical Establishment shall have to strictly abide by the law of the State and the internal rules of the establishment, place themselves under the management and education of the establishment, obey the regime of treatment, medicare and labor prescribed by the establishment.

Article 28.- The persons who are admitted to a Medical Establishment shall have to pay for their food at the rate set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

If, due to their exceptionally difficult circumstances certified by the People's Committee at the commune level, or due to their health and disease they cannot take part in labor or cannot fulfill their set labor quotas, the Medical Establishment may consider providing them free of charge their food rations for the first three months which represent 70% of the minimum monthly salary, and for the subsequent three months if they have no other income to assure their living conditions, but the subsidy in each of these additional months represent only 50% of the minimum monthly salary.

Article 29.- The persons admitted to the Medical Establishment are allowed to take along their essential effects for their daily life. They are allowed to meet their close relatives, send letters or information to their families, receive money, blankets and mosquito nets, clothings, medicaments, food and other essential personal effects sent by their relatives; they are allowed to take part in the cultural activities, sports and recreation and healthy spiritual activities organized by the Directorate of the Medical Establishment, are allowed to read books, newspapers and listen to the radio under the guidance of the Directorate of the Medical Establishment.

Article 30.- The inmates of a Medical Establishment are equipped with labor safety devices, sanitary and labor safety equipment, and enjoy the regime of working time prescribed by the legislation on labor.

The inmates of a Medical Establishment are entitled to enjoy their labor pay at the prescribed rates and according to the results of their work. This remuneration shall be used to cover the expenses in food and drink, and other activities defined at Article 28 of this Regulation. After deduction of these expenses, the remainder (if any) shall be sent by the Medical Establishment to their savings banks.

The inmates of a Medical Establishment are except from labor on Sundays, on the national and traditional holidays.

Article 31.- The inmates of a Medical Establishment are supplied with part of the expenses on medicaments, job training and expenses for the purchase of necessary personal effects at the rate prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- The inmates of a Medical Establishment have the following obligations and interests after completing their terms:

- They have to return the articles, instruments and labor equipment and safety devices which they have borrowed and have to make compensations in case of loss or damage;

- They are issued with a certificate of completion of the term of medical care education and labor;

- They are issued with a certificate of job training (if any);

- They shall be given back their savings (if any)

- In difficult circumstances, they may be given expenses for travel expenses to return to their places of residence.

Article 34.- If the father or mother (of the inmate or his/her spouse), his/her spouse or child dies and that is certified by the People's Committee and at the proposal of the concerned person, the Directorate of the establishment may allow him/her to return to their home to attend to the funeral but for not more than three days (excluding the traveling days).

Article 35.-

1. An inmate of the Medical Establishment in childbirth shall be exempted from compulsory medical treatment, re-education and labor, and shall be allowed to return to their place of residence and entrusted to their family or the local administration or organization for management for a period of 12 months . This period of time shall not be accounted for in the time prescribed for the implementation of the decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ During the period of temporary suspension, if the person concerned shows progress in the implementation of State laws and the regulations of the locality, they may be considered for exemption from continued implementation of the decision.

2. In the case mentioned at Point b, Item 1 of this Article, the President of the People's Committee of the commune where the concerned person resides shall make a written report to the President of the People's Committee at district level, and within five days after receiving the report, the President of the People's Committee of the district level shall consider the case and propose to the President of the People's Committee at the provincial level to consider and decide on the exemption from implementing the decision.

The decision on exemption shall be sent to the beneficiary, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Police at the provincial level, the People's Committee at the district level, the Peoples Committee at the commune level where the concerned person resides and the Medical Establishment where he/she is implementing the decision.

Article 36.- If the person admitted to the Medical Establishment is so sick as to exceed the treatment capacity of the Medical Establishment, the latter shall send him/her to a State hospital for treatment. The period of treatment shall be accounted for in the time of implementing the decision.

The medical expenditures during the period of hospitalization shall be borne by the inmate himself or herself. For those in exceptionally difficulty situations, the Directorate of the Medical Establishment may pay it to the hospital if the concerned person has filed a written demand. The rate and source of this payment shall comply with the prescriptions of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

Article 37.- During his/her implementation of the decision to be treated at a Medical Establishment, if the inmate dies, the Directorate of the Medical Establishment must immediately report the death to the investigative agency and the nearest Procuracy agency so that they may come and make a written report to certify the cause of the death in the presence of witnesses, and when necessary, the Coroner of the province may be invited to examine and determine the cause of the death. At the same time the Directorate must inform the next of kin of the dead in order to organize the burial. If the dead has no next of kin or if the latter cannot arrive in time, or if the inmate dies of labor accident, the Directorate of the Medical Establishment shall have to organize the burial, the expenditures for which shall be covered by the State budget as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

If the inmate is injured by a labor accident the Medical Establishment shall have to pay for the medical expenditures from the first aid, the emergency care or operation and the treatment until the injury of the victim is stabilized.

Article 38.- During their time in the Medical Establishment, if the inmate breaks the law, he/she shall be subject to administrative sanction or be examined for penal liability, depending on the character and seriousness of the violation.

If the inmate makes progress or achieve meritorious deeds, he/she shall be commended and rewarded in time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITY OF THE STATE AGENCIES IN THE MANAGEMENT OF THE MEDICAL ESTABLISHMENT

Article 39.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the responsibility:

To effect unified State management over all the Medical Establishments of this type;

- To provide detailed guidance on the function, tasks, organizational structure, titles and criteria of the personnel of such establishments, and the responsibilities and powers of the Director;

- To guide the planning of the construction of these establishments (concerning the size, the design, the investment rate...);

- To cooperate with the Ministry of Health and the Ministry of the Interior in the treatment and protection of such Medical Establishments, in the education and labor activities suited to each category of persons admitted to the establishment;

- To cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Health in determining the rate of allowances for the expenditures in medicaments, in job training, in the purchase of necessary personal effects and other expenditures for the inmates;

- To cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in guiding the locality to work out the annual plan of expenditures for such Medical Establishments. To make an overall expenditure plan for the whole year;

- To supervise and control the organization and activities of the Medical Establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.- The Ministry of Health has the responsibility:

- To guide and direct the treatment of drug addiction and social diseases at the Medical Establishments;

- To send its cadres and personnel to take part in the medicare for the persons admitted to the Medical Establishment at the proposal of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service;

- To work out the regime of treatment and detoxification for the drug addicts and social diseases for the persons admitted to the Medical Establishments;

- To study and determine the medicaments and methods of treatment.

Article 41.- The Ministry of the Interior has the responsibility:

- To guide the Police at various levels to cooperate with the Labor, War Invalids and Social Affairs Services and the Medical Service to help the People's Committee of the same level in the collection of materials for compiling the dossier;

- To guide the sending of the persons subjected to the enforcement of the decision to a Medical Establishment;

- To send cadres and personnel of the service to join in the protection of the Medical Establishment at the proposal of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To cooperate in controlling the protection of the Medical Establishments.

Article 42.- The Ministry of Finance has the responsibility:

- To work out the regime of supplying the operational expenditures of the Medical Establishments;

- To guide the allocation of full and timely allocation of expenditures for the Medical Establishments according to the already ratified plan;

- To coordinate in controlling the use of such expenditures by the Medical Establishments.

Article 43.- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility:

- To cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministries in organizing and managing the Medical Establishments in their localities.

- To work out a plan for monitoring the treatment, re-education, labor and progress of the inmates of the Medical Establishments;

- To cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of the Interior in guiding and directing the People's Committees at the district and commune levels and in collaborating with the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the police to create conditions for board and lodging for the inmates who do not have a permanent residence during the period of compiling the dossier, pending the decision of the President of the People's Committee at the provincial level to admit them to the Medical Establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The People's Committees at the district level and the People's Committee at the commune where the persons who have completed their terms at the Medical Establishment reside, shall continue to manage and educate them and create conditions for them to get a secure job and stabilize their life and reintegrate with the community.

Article 44.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of the Interior and the Ministry of Finance shall have to cooperate in guiding the detailed implementation of this Regulation.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER





Vo Van Kiet

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 20-CP of April 13 ,1996, of the Government promulgating the regulation on medical establishments as prescribed by the ordinance on the handling of violations of administrative regulations issued on July 6, 1995
Official number: 20-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Vo Van Kiet
Issued Date: 13/04/1996 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 20-CP of April 13 ,1996, of the Government promulgating the regulation on medical establishments as prescribed by the ordinance on the handling of violations of administrative regulations issued on July 6, 1995

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status