BỘ
QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19/2000/TTLT/BTC-BQP
|
Hà
Nội , ngày 14 tháng 3 năm 2000
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 19/2000/TTLT/BTC-BQP
NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VÙNG LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN
KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Thực hiện Điều 37 Nghị định số
36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
nước CHXHCN Việt Nam.
Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng hướng
dẫn một số điểm như sau:
I. NGUYÊN TẮC
CHUNG
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và
nước ngoài vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam bị xử phạt tiền
theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP, có trách nhiệm nộp tiền phạt bằng đồng Việt
Nam tại nơi quy định được ghi trong quyết định xử phạt. Đối với cá nhân, tổ chức
nước ngoài có thể nộp bằng ngoại tệ theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam được ban hành kèm theo
Thông tư liên tịch này.
2. Biên lai thu tiền phạt do Bộ
Tài chính (Tổng cục Thuế) thống nhất phát hành, quản lý và sử dụng theo chế độ
quy định hiện hành.
3. Lực lượng Cảnh sát biển và
Kho bạc Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở ký kết hợp đồng uỷ nhiệm
thu để thực hiện việc thu nộp tiền phạt được nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp
luật, đảm bảo nguyên tắc người xử phạt không trực tiếp thu tiền phạt và nộp đầy
đủ số tiền thu phạt vào Kho bạc nhà nước.
II. HƯỚNG DẪN
CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
1. Việc thu và nộp tiền phạt.
1.1. Quyết định xử phạt của người
có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo Điều 35 Nghị định số
36/1999/NĐ-CP hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền là
cơ sở cho việc thu tiền phạt nộp vào ngân sách Nhà nước.
Quyết định xử phạt có hai loại mẫu:
mẫu số 01A/XPHC sử dụng để xử phạt trong trường hợp phải lập biên bản vi phạm;
Mẫu số 01B/XPHC sử dụng để xử phạt tiền tại chỗ đến 20.000 đồng.
Người có thẩm quyền xử phạt khi
ra quyết định xử phạt phải lập thành 3 bản (1 bản giao cho người bị xử phạt, một
bản chuyển cho đơn vị Cảnh sát biển đã được uỷ nhiệm thu, 1 bản lưu tại cơ quan
của người có thẩm quyền xử phạt).
Đối với quyết định phạt tiền từ
2.000.000 đồng trở lên phải lập thêm một bản quyết định xử phạt gửi cho Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh nơi Vùng, Cục Cảnh sát biển đặt trụ sở hoặc nơi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính.
1.2. Kho bạc Nhà nước nơi Cục,
Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở uỷ nhiệm cho đơn vị Cảnh sát biển thu tiền phạt
vi phạm hành chính. Việc uỷ nhiệm thu tiền phạt phải thông qua hợp đồng uỷ nhiệm.
Nội dung Hợp đồng uỷ nhiệm theo mẫu của Kho bạc Nhà nước trong đó xác định rõ
trách nhiệm của mỗi bên.
1.2.1. Trách nhiệm của Kho bạc
Nhà nước nơi Cục, Vùng Cảnh sát biển đặt trụ sở trực tiếp thực hiện uỷ nhiệm
thu:
Giao đầy đủ biên lai và chứng từ
liên quan đến việc thu tiền phạt cho đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu. Việc
giao nhận biên lai thu tiền phải được thực hiện như quy định về việc giao biên
lai cho các bàn thu tiền phạt được quy định tại điểm 3 mục II của Công văn số
527 KB/CĐ ngày 25/7/1995 của Kho bạc Nhà nước;
- Hướng dẫn các đơn vị Cảnh sát
biển được uỷ nhiệm thu sử dụng các liên biên lai và thủ tục nộp tiền vào Kho bạc
theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính;
- Thanh toán đầy đủ phí uỷ nhiệm
cho đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu;
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất
việc sử dụng biên lai chứng từ thu tiền phạt.
1.2.2. Trách nhiệm của đơn vị Cảnh
sát biển được uỷ nhiệm thu
- Nhận, sử dụng, bảo quản và quyết
toán biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định của Kho bạc Nhà nước uỷ nhiệm;
- Thông báo kịp thời khi phát hiện
biên lai giả, biên lai bị mất hoặc hư hỏng cho Kho bạc Nhà nước đã uỷ nhiệm
thu;
- Chịu trách nhiệm về vật chất
quy định tại tiết 6.1 điểm 6 mục II Công văn số 527-KB/CĐ ngày 25/7/1995 của
Kho bạc Nhà nước nếu làm hư hỏng, mất biên lai thu tiền phạt;
- Thực hiện đúng Hợp đồng thu tiền
phạt do Kho bạc Nhà nước đã uỷ nhiệm.
1.2.3. Về phí uỷ nhiệm:
Phí uỷ nhiệm do Kho bạc Nhà nước
trực tiếp uỷ nhiệm và đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thoả thuận thống nhất
trong Hợp đồng uỷ nhiệm có tính đến những chi phí đặc thù của lực lượng Cảnh
sát biển khi thực hiện thu tiền phạt trên các vùng biển, hải đảo xa bờ. Phí uỷ
nhiệm được sử dụng trong số kinh phí do Sở Tài chính - Vật giá cấp để thanh
toán cho đơn vị được uỷ nhiệm. Phí uỷ nhiệm được trích từ khoản thu về tiền phạt
để lại cho ngân sách địa phương.
1.3. Đơn vị Cảnh sát biển được uỷ
nhiệm thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt khi họ
đã nộp đủ tiền phạt để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết
định xử phạt. Biên lai thu tiền phạt bao gồm 4 liên: 1 liên báo soát, 1 liên
người bị xử phạt giữ, 1 liên lưu lại tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt
và một liên lưu lại cuống biên lai. Người được giao nhiệm vụ thu tiền phạt phải
đăng ký số hiệu biên lai thu tiền phạt áp dụng như quy định chung đối với các
chứng từ thu tiền của Bộ Tài chính.
1.4. Người bị xử phạt có trách
nhiệm nộp đủ tiền phạt theo quyết định xử phạt trong thời hạn tối đa 05 ngày kể
từ ngày ra quyết định xử phạt. Khi nộp tiền phạt, người bị
xử phạt được cấp liên 2 biên lai thu tiền phạt.
1.5. Trường hợp người vi phạm
không thực hiện việc nộp tiền phạt theo quy định tại quyết định xử phạt, sẽ bị
cưỡng chế thi hành theo Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các
biện pháp cưỡng chế khác như: tạm giữ giấy tờ của người bị xử phạt hoặc tài sản
của họ tương ứng với số tiền bị xử phạt cho đến khi người bị xử phạt nộp đủ tiền
phạt theo quyết định xử phạt. Khi nộp đủ tiền phạt, người bị xử phạt được cấp
liên 2 và liên 3 biên lai thu tiền phạt, liên 3 nộp lại nơi giữ giấy tờ, hoặc
tài sản để làm căn cứ nhận lại giấy tờ hoặc tài sản tạm giữ.
1.6. Cuối mỗi ngày, đơn vị Cảnh
sát biển được uỷ nhiệm thu tiền phạt phải lập bảng kê biên lai thu tiền phạt
trong ngày; căn cứ vào bảng kê biên lai, lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước,
đồng thời nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Kho bạc Nhà nước theo đúng chế độ
hiện hành (nơi Kho bạc Nhà nước thu tiền phạt được quy định trong hợp đồng uỷ
nhiệm).
Trong trường hợp tàu đi biển dài
ngày, thì sau mỗi chuyến đi công tác về đơn vị Cảnh sát biển lập giấy nộp tiền
và nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào Kho bạc Nhà nước.
1.7. Định kỳ vào ngày 25 hàng
tháng Kho bạc Nhà nước và Lực lượng Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu tiến hành tổng
hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt và số tiền xử phạt đã ra quyết định
nhưng chưa nộp để có biện pháp đôn đốc truy thu hoặc cưỡng chế thi hành.
2. Quản lý và sử dụng tiền thu từ
xử phạt vi phạm hành chính.
2.1. Toàn bộ tiền thu từ xử phạt
vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, phải nộp vào ngân sách Nhà nước
theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và được để lại 100% cho ngân sách địa
phương nơi đặt trụ sở Cục, Vùng Cảng sát biển.
2.2. Việc chi phục vụ cho công
tác xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào điểm 6 mục B phần II Thông tư số
52-TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính bao gồm các khoản sau đây:
- Chi mua sắm trang thiết bị,
phương tiện cần thiết phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống các hành vi
vi phạm;
- Chi bổ sung cho việc in ấn quyết
định, biên bản xử phạt và các mẫu biểu khác có liên quan; chi cho công tác
tuyên truyền, in ấn tài liệu; tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ của lực lượng
Cảnh sát biển;
- Chi cho công tác thu thập
thông tin, điều tra, xác minh, vây bắt, dẫn giải và xử lý hành vi vi phạm;
- Chi cho bảo quản lưu kho, lưu
bãi, vận chuyển, bốc xếp từ khi tiếp nhận bàn giao tài sản, tang vật, phương tiện
theo quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước về cơ quan tài chính tới khi tổ chức
bán đấu giá tài sản đó;
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác
cưỡng chế;
- Các khoản chi bồi dưỡng cho tập
thể và cá nhân tham gia công tác xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào chất lượng
và kết quả công tác đã hoàn thành, mức tối đa không quá 30% số tiền phạt thu được
đối với những vụ việc phức tạp và mức bồi dưỡng tối đa cho từng cá nhân không
quá 200.000 đồng/tháng;
- Chi trả cho cơ quan quyết định
tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước những khoản chi thực tế phát sinh: chi phí
điều tra xác minh, bắt giữ xử lý vi phạm và phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản,
kiểm nghiệm, giám định tài sản, tang vật, phương tiện đã tịch thu và bồi thường
tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm chuyển giao cho cơ
quan tài chính để tổ chức bán đấu giá;
- Chi cho công tác tổ chức định
giá và bán đấu giá tài sản, tang vật, phương tiện sung công quỹ Nhà nước theo
đúng quy định chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Chi thuê giám định kỹ thuật, định
giá tài sản, tang vật, phương tiện trước khi tổ chức bán và bồi thường tổn thất
do nguyên nhân khách quan (nếu có) cho đến khi chuyển giao cho Hội đồng định
giá để tổ chức bán đấu giá;
- Chi sửa chữa tài sản, tang vật,
phương tiện để bán (nếu có);
Các khoản chi phí khác thực hiện
theo dự toán được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định chung về quản lý tài
chính hiện hành.
3. Lập dự toán chi.
Căn cứ vào các nội dung quy định
tại điểm 2.2. mục II nêu trên các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự
toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và tổng hợp vào ngân sách Nhà nước
trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Quản lý cấp phát và quyết
toán.
Sở Tài chính - Vật giá căn cứ
vào dự toán ngân sách được duyệt để cấp phát cho cơ quan, đơn vị theo tiến độ
thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị sử dụng tiền
chịu trách nhiệm quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
III. TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG VIỆC XỬ LÝ
VÀ THU TIỀN PHẠT
1. Người có thẩm quyền xử phạt khi
xử lý các hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các quy định tại Nghị định
số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ để ra quyết định đúng mức phạt, đồng
thời có trách nhiệm hướng dẫn người vi phạm nộp tiền phạt đúng nơi quy định. Đối
với những người vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người
có thẩm quyền xử phạt ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế
theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm
thực hiện đúng quy định theo hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký kết với đơn vị Cảnh
sát biển được uỷ nhiệm, đồng thời tập trung, hạch toán số tiền phạt vi phạm
hành chính từ đơn vị Cảnh sát biển được uỷ nhiệm thu vào quỹ ngân sách Nhà nước
theo đúng mục lục và tỷ lệ phân chia cho các cấp ngân sách đã quy định hiện
hành.
3. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước,
Cục thuế và các cơ quan chức năng của địa phương nơi có trụ sở Cục, Vùng Cảnh
sát biển có trách nhiệm phối hợp với đơn vị Cảnh sát biển thực hiện kiểm tra,
giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạt theo đúng quy định.
4. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm
các quy định về thu, nộp và sử dụng tiền phạt đều phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày
kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh
sát biển phản ảnh về liên Bộ để xem xét, giải quyết.
Nguyễn
Văn Rinh
(Đã
ký)
|
Phạm
Văn Trọng
(Đã
ký)
|
MS: 01A/XPHC
Cục
Cảnh sát biển
...............................
....................
Số:
......./QĐ-XP
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày....
tháng...... năm.....
|
QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính ngày 06/7/1995;
Căn cứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước XHXHCN Việt Nam;
Căn cứ biên bản vi phạm hành chính lập ngày... tháng... năm............
Xét nội dung, tính chất, hành vi vi phạm hành chính.
Tôi: ..................................., chức vụ:
..................................................
Đơn vị công tác:
.....................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt hành
chính đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức): ...........
- Địa chỉ:................................................................................................
- Nghề nghiệp:
........................................................................................
- Dân tộc: ............. quốc tịch:
................................................................
- CMDN (hoặc hộ chiếu) số:
................... do cơ quan: ...........................
...................................................
cấp ngày .......... tháng ......... năm .......
- Tên phương tiện vi phạm (nếu
có) ........................................................
.................................................................................................................
- Số đăng ký phương tiện:
.......................................................................
Đã có hành vi vi phạm:
...........................................................................
.................................................................................................................
Quy định tại điểm........ khoản........
Điều..... Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.
- Hình thức xử phạt hành chính:
............................................................
- Hình thức phạt bổ sung
........................................................................
- Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu
có):
Điều 2. Ông, Bà (hoặc tổ
chức) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm đến tại:
.......................................
để nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức và biện pháp tại Điều 1
Quyết định này. Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định nếu Ông
Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành Quyết định xử phạt này thì sẽ bị cưỡng
chế thi hành.
Ông, Bà (hoặc tổ chức) có quyền
khiếu nại tại:...... trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử
phạt. Trong thời gian giải quyết khiếu nại Ông, Bà (tổ chức) vẫn phải thi hành
Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
MS: 01B/XPHC
Cục
Cảnh sát biển
...............................
....................
Số:
......./QĐ-XP
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày....
tháng...... năm.....
|
QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI CHỖ
(Phạt
tiền đến 20.000 đồng)
Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
Căn cứ Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.
-
Tôi:............................................, Chức vụ:
...........................................
Đơn vị công tác: ......................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
- Phạt tiền:
......................... đồng (ngoại tệ).................. (viết bằng chữ).
- Đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức):
.........................................................
- Địa chỉ:................................................................................................
- Đã có hành vi vi phạm:.......................................................................
...............................................................................................................
Quy định tại điểm:....... khoản....
Điều............ Nghị định số 36/1999/NĐ/CP ngày 09/6/1999 của Chính phủ.
Địa điểm phát hiện vi phạm:.....................................................................
..................................................................................................................
Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách
nhiệm đến tại: ......................... để nộp tiền phạt.
- Những giấy tờ, tài sản giữ tại
các cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt bao gồm:
............................................................................................................
- Trong thời gian 5 ngày nếu
Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng
chế thi hành.
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH