NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 15/2010/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 năm 1997Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 năm 1997Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ như sau:

Chương 1.

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tài chính quy mô nhỏ) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định tại Thông tư này.

2. Việc trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân loại nợ là việc sắp xếp các khoản nợ gốc vào các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

3. Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

4. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà tổ chức tài chính quy mô nhỏ chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng trên cơ sở tổ chức tài chính quy mô nhỏ đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng vay, nhưng tổ chức tài chính quy mô nhỏ có đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

5. Rủi ro cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết vay.

6. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

7. Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

8. Tài sản bảo đảm khoản vay là tài sản mà khách hàng dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

9. Khách hàng là cá nhân, tổ chức đang vay và có dư nợ tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Điều 3. Định kỳ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng

1. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm  cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.

Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

2. Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi ro thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay.

Chương 2.

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể

1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

3. Giá trị của các loại tài sản bảo đảm khoản vay được khấu trừ vào dư nợ gốc của khoản cho vay trước khi tính dự phòng cụ thể gồm:

a) 100% số dư tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ;

b) 100% mệnh giá của trái phiếu Chính phủ (tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

4. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau (hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục A kèm theo Thông tư này):

R = (A – C) x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trường hợp giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ (A), khoản nợ không phải trích lập dự phòng cụ thể.

Điều 5. Dự phòng chung

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Trong thời hạn tối đa ba (03) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 6. Sử dụng dự phòng

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.

b) Đối với khách hàng không phải là khách hàng tài chính quy mô nhỏ: tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

c) Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

a) Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này để xử lý rủi ro cho vay đối với khoản nợ đó.

b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro cho vay của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.

3. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.

Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.

4. Việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay không phải là xóa nợ cho khách hàng. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro cho vay.

5. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Đối với số tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã đưa vào ngoại bảng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán vào thu nhập trong kỳ.

6. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay ra khỏi ngoại bảng.

Điều 7. Hội đồng xử lý rủi ro

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:

a) Xem xét, đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.

b) Quyết nghị việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.

c) Quyết nghị phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và các biện pháp để thu hồi nợ.

d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.

Điều 8. Hồ sơ xử lý rủi ro cho vay

1. Hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủi ro cho vay bao gồm:

- Hồ sơ về cho vay và thu nợ;

- Hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu có);

- Các giấy tờ khác có liên quan.

2. Đối với những trường hợp quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:

a) Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp:

- Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp giải thể (đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể);

- Bản sao báo cáo thi hành Quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành Quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể.

b) Đối với khách hàng là cá nhân:

Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích, giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Đối với những trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:

- Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ để phân loại nợ vào nhóm 5;

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.

Điều 9. Hạch toán, báo cáo

1. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

2. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào tài khoản “Dự phòng rủi ro”. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

4. Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay quý trước cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tài chính quy mô nhỏ đặt trụ sở chính theo các Mẫu biểu số 01 và số 02 kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính

1. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính;

- Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ;

- Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động;

- Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để được hướng dẫn, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 12;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNN.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

 

Mẫu biểu số 01

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
QUY MÔ NHỎ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BÁO CÁO

Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động

Quý … năm ….

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dư

Dự phòng cụ thể phải trích

Dự phòng chung phải trích

Nợ nhóm 1:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 2:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 3:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 4:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 5:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Tỷ lệ nợ xấu (NPLs)/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……

Người lập báo cáo
(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTCQMN
(ghi rõ họ tên)

 

Mẫu biểu số 02

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
QUY MÔ NHỎ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BÁO CÁO

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động

Quý … năm ….

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

1. Tổng số tiền dự phòng đã trích từ quý trước:

2. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong quý:

3. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro cho vay:

4. Số tiền thu hồi được của các khoản nợ đã xử lý rủi ro cho vay trong quý:

5. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro tín dụng nhưng chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số lũy kế):

6. Tổng số tiền dự phòng phải trích cho quý báo cáo:

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……

Người lập báo cáo
(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTCQMN
(ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC A

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÍNH SỐ TIỀN DỰ PHÒNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG KHOẢN NỢ

R = (A – C) x r

1) Tình huống 1:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 2 với số dư nợ gốc là 30 triệu đồng (A).

- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là 34 triệu đồng (C).

Như vậy, khoản nợ này không phải trích lập dự phòng cụ thể.

2) Tình huống 2:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, TCTCQMN X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 3 với số dư nợ gốc là 20 triệu đồng (A).

- Không có tài sản bảo đảm được phép khấu trừ.

Khi đó:

R = (20 triệu – 0) x 25%

R = 20 triệu x 25%

R = 5 triệu

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể (R) của khoản nợ này là 5 triệu đồng.

3) Tình huống 3:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, TCTCQMN X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 4 với số dư nợ gốc là 30 triệu đồng (A).

- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là 10 triệu đồng (C).

Khi đó:

R = (30 triệu – 10 triệu) x 50%

R = 20 triệu x 50%

R = 10 triệu

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể (R) của khoản nợ này là 10 triệu đồng.

STATE BANK OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.15/2010/TT-NHNN

Hanoi, June 16, 2010

 

CIRCULAR

ON REGULATIONS ON LOAN CLASSIFICATION, ESTABLISHMENT AND USE OF PROVISION FOR CREDIT LOSS IN BANKING ACTIVITIES OF SMALL-SCALE FINANCIAL INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam no.01/1997/QH10 1997 and the 2013 law on amendments to the former law;

Pursuant to the Law on Credit Institutions no.02/1997/QH10 1997 and the 2004 law on amendments to the former law;

Pursuant to Decree No.96/2008/ND-CP dated August 26, 2018 of the Government on functions, missions, rights and organizational structure of the State Bank;

Pursuant to Decree No.28/2005/ND-CP dated March 09, 2005 on organization and operation of small-scale financial institutions in Vietnam and Decree No.165/2007/ND-CP dated November 15, 2007 on amendments to some articles of the former Decree;

The State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) promulgates regulations on loan classification, establishment and use of provision for credit losses in banking activities of small-scale financial institutions.

Chapter 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. Small-scale financial institutions in Vietnam (hereinafter referred to as small-scale credit institutions) must classify loans, establish and use the provision for credit losses in accordance to regulations prescribed in this Circular.

2. The establishment and use of provision for credit losses must comply with regulations of the law on finance regimes applied to small-scale financial institutions.

Article 2. Definition

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. ”loan classification” means classifying loans into different categories prescribed in Clause 1 in Article 4 of this Circular.

2. “overdue loan” mean a debt whose a portion or the whole principal and/or interest have become overdue.   

3. “non-performing loan (NPL)" mean a loan classified into category 3, 4 and 5 prescribed in Clause 1  in Article 4 of this Circular.

4. “restructured loan” means a debt having its repayment period restructured or extended by a small-scale financial institution based on the customer assessment carried out by such institutions showing that there is a decrease in customer's capacity to repay the principal and/or interest on schedule as agreed in the loan contract but such customer is deemed to be able to fully repay the principal and interest in consistent with the restructured repayment period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. “provision for credit loss” means a money amount set aside for the purpose of recovering potential losses incurred as customers of the small-scale financial institution fail to fulfill their obligations under the terms of the loan contract. Provision for credit losses shall be calculated depending on principal outstanding and recorded to the costs for activities of the small-scale financial institution.  Provision for credit losses includes specific provision and general provision.

“specific provision” means the money amount set aside based on the loan classification for the purpose of recovering potential losses with regard to each category.

“general provision" means the money amount set aside to recover losses unidentified during the classification of loans and establishment of specific provision when financial institutions are facing difficulties in finance due to the decrease in debts' quality.

7. ‘use of provision” means using provision for credit loss to recover debt losses.

8. ‘collateral" means the property pledged by customers to the small-scale financial institution for committing to repay their debt in accordance to regulations of the law on secured transactions.

9. “customer" means an individual or organization getting a loan and having outstanding loan at the small-scale financial institution.

Article 3. Periodic classification of loans and establishment of credit loss provision

1. A financial institution is required to classify loans and establish provision for credit losses until the end of the last working day of the previous quarter at least once a quarter within the first 15 working days of the first month in the following quarter.

With regard to the quarter IV, the small-scale institution shall classify loans and establish provision for credit loss until the end of November 30 within the first 15 working days of December.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2.

SPECIFIC REGULATIONS

Article 4. Loan classification and specific provision establishment

1. According to the financial situation in fact of the customer and/or repayment period of principal and interest, the small-scale financial institution shall classify loans into five (05) categories as follows:

a) Category 1. Pass, including:

- Undue debts

- Debts that are overdue for less than 10 days

a) Category 2. Special mention loans, including:

- Debts that are overdue for from 10 to less than 30 days;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Category 3. Sub-standard debts, including:

- Debts that are overdue from 30 to less than 90 days;

- Loans restructured for the first time that are overdue for less than 30 days from the due date of restructured repayment period;

- Debts with interest remission due to customer’s incapacity to fully pay the interest under the credit contract

d) Category 4. Doubtful debts, including:

- Debts that are overdue for from 90 to less than 180 days;

- Loans restructured for the first time that are unpaid for from 30 days to less than 90 days from the due date of restructured repayment period;

- Loans restructured for the second time

dd) Category 5. Bad debts, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Loans restructured for the first time that are unpaid at least 90 days from the due date of restructured repayment period;

- Loans restructured for the second time but failing to be repaid.

- Loans restructured for the third time, irrespective of undue or overdue debts

2. Rate of specific provision for debts prescribed in Clause 1 in this Article shall be specified as below:

a) Category 1. (Pass): 0%

a) Category 2 (Special mention): 2%

a) Category 3 (Sub-standard): 25%

d) Category 4 (Doubtful): 50%

dd) Category 5 (Bad): 100%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) 100% of balance of compulsory saving account and voluntary deposit account at the small-scale financial institution;

b) 100% of face value of Government bonds including Treasury bills, Treasury bonds, bonds for central projects, bonds for investment and bonds for national construction as well as Government-guaranteed bonds

4. The amount of specific provision for each debt shall be calculated following the formula below (detailed guidelines provided in Appendix A issued together with this Circular):

R = (A – C) x r

Where:  

“R” means the realized specific provision

“A” means principal outstanding

“C” means deducted value of the collateral

“r” means the rate of specific provision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. General provision

1. The small-scale financial institution shall establish and maintain a general provision equal to 0.5% of principal outstanding of all debts in Category 1 through 4 prescribed in Clause 1 in Article 4 of this Circular..

2. The small-scale financial institution must sufficiently establish a general provision as prescribed in Clause 1 in this Article within the maximum 3 years from the day on which this Circular comes into force.

Article 6. Provision use

1. The small-scale financial institution shall use credit loss provision to recover debt losses in the following cases:

a) For customers who are small-scale financial institutions: the borrower claimed to be dead, missing or permanently disabled causing loss of working ability to earn incomes.

b) For customer who are not small-scale financial institutions: enterprises or organizations claimed to be dissolved or go bankruptcy as regulated by laws; individuals claimed to be dead or missing.

c) Loans classified into Category 5 prescribed in Clause 1 in Article 4 of this Circular.

2. The small-scale financial institution shall use credit loss provision to recover debt losses once a quarter.  The use of credit loss provision must abide by the following principles:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Sell the collateral to recover debts: the small-scale financial institution must sell the collateral as agreed in the loan contract and regulated by laws for recovering debts.

c) Use the general provision to recover losses in case the sale of collateral is not enough to recoup the losses.

3. If the general provision is not enough to recover all debt losses, the deficit in general provision must be directly recorded to the costs for activities of the small-scale financial institution.

If the remaining of used provision is greater than the required one, the small-scale financial institution must revert the surplus into incomes in the period.

4. The use of provision to recover debt losses by small-scale financial institution shall not be deemed as debt write-off.  The small-scale financial institution and relevant individuals must not inform the customer of handling of risks in any form.

5. After using the provision to recover debt losses, the small-scale financial institution must remove debts with risks handled recorded in the balance sheet and record them to the off-balance sheet in pursuit of managing them and developing methods recovering total debts. The debt repaid which has been recorded to the balance sheet shall be accounted for as an income in the period.

6. After 5 years using credit loss provision to handle risks and methods for recovering debts but failing to recoup such debts, the small-scale financial institution may remove debts with risks handled from the off-balance sheet.

Article 7. A Council for handling risks

1. The small-scale financial institution must establish a council for handling risks whose its Chairperson might be the Chairperson of Boards of Directors or the person appointed by the Chairperson of Boards of Directors and members include the head of controlling board, person in charge of accounting, person in charge of credit department, and other members appointed by the Chairperson of Boards of Directors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Consider and assess the loan classification, establishment of credit loss provision performed by General Director (Director).

b) Issue a decision on the use of credit loss provision to handle risks

c) Decide the method for recovering debts with respect to debts with risks handled by the provision which clearly specifies time and particular methods for debt recovery

d) Follow up the progress of debt recovery with regard to debts with risks handled by credit loss provision

Article 8. Documents of handling risks

1. A document as the basis for handling risks shall include:

- A document of loan and debt collection;

- A document of collateral (if any);

- Other relevant documents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For customers who are organizations or enterprises:

- a copy of the decision on declaring bankruptcy issued by the court or the decision on dissolution issued by competent regulatory agencies as regulated by laws or the verification of enterprise dissolution by competent authorities (for the case in which the enterprise dissolve itself);

- a copy of a report of implementation of the decision on declaring bankruptcy and the report of ending the implementation of such decision issued by the department of judgment enforcement, a written record of debt settlement by dissolved organizations or enterprises.

b) For customers who are individuals:

a copy of dead certificate, declaration of missing person, documents proving permanent disablement, loss of working ability issued by competent authorities.

3. With regard to cases prescribed in point c in Clause 1 in Article 6 of this Circular, apart from documents prescribed in Clause 1 in this Article, it is required to have:

- documents as the basis for classifying loans into category 5;

- documents proving that the small-scale financial institution has use all methods to recover debts but fell.

Article 9. Accounting and reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Provision for credit losses must be recorded to the account called “credit loss provision”. The establishment and use of the provision, recovery amount must be accounted after the small-scale financial institution use the credit loss provision to handle risks as regulated by the Ministry of Finance.

3. The small-scale financial institution must make a report of loan classification, establishment and use of credit loss provision in accordance to regulations on the regime for statistical report applied to small-scale financial institution issued by the State Bank.

4. The small-scale financial institution must send a report of loan classification, establishment and use of credit loss provision in the previous quarter to the Ministry of Finance and Tax Department of provinces, cities in which the head office of such financial institution is located according to Form no.1 and 2 issued together with this Circular prior to the 15th of the second month in each quarter.

Article 10. Verification and actions against administrative violations  

1. The State Bank, in particular, the banking inspection and supervision agency, shall take responsibility to inspect and supervise the performance of loan classification, establishment and use of credit loss provision in banking activities of small-scale financial institutions.

2. In case the small-scale financial institution breaches the regulations prescribed in this Circular, depending on the nature and seriousness of violations, one or more than one action shall be taken as follows:

- Imposing administrative penalties

- Increasing the rate of provision for credit losses;

- Limiting loan activities and restricting the extension of banking network and activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 11. Effect

This Circular comes into force 45 days from the day on which it is signed.

Article 12. Responsibilities for implementation

Chief of Office, Chief Inspector, supervisor of bank, Directors of relevant entities affiliated with the State Bank, Director of the branches of State Bank in provinces and centrally-affiliated cities, Chairperson of Boards of Directors and General Director (Director) of small-scale financial institutions shall take responsibility to implement this Circular.

If there is any question arising during the implementation, please timely inform the State Bank for guidance on settlement.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 15/2010/TT-NHNN dated June 16, 2010 on regulations on loan classification, establishment and use of provision for credit loss in banking activities of small-scale financial institutions
Official number: 15/2010/TT-NHNN Legislation Type: Circular
Organization: The State Bank Signer: Tran Minh Tuan
Issued Date: 16/06/2010 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 15/2010/TT-NHNN dated June 16, 2010 on regulations on loan classification, establishment and use of provision for credit loss in banking activities of small-scale financial institutions

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status