BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2013/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật An toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là Cơ sở); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mối nguy: là tác nhân sinh học, hoá học hay vật lý có trong thực phẩm hoặc điều kiện thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người.

2. Nguy cơ: là khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng gây hại cho sức khoẻ con người do một (hay nhiều) mối nguy trong thực phẩm gây nên.

3. Phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động về đánh giá, quản lý và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

4. Đánh giá nguy cơ: là quá trình dựa trên cơ sở khoa học gồm các bước: nhận diện mối nguy, mô tả mối nguy, đánh giá phơi nhiễm, mô tả nguy cơ.

5. Nhận diện mối nguy: là nhận diện các tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có trong một hoặc một nhóm thực phẩm cụ thể có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người.

6. Mô tả mối nguy: là đánh giá định lượng hoặc định tính bản chất của tác động gây hại cho sức khoẻ con người gắn liền với tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể có trong thực phẩm.

7. Đánh giá phơi nhiễm: là đánh giá định tính hoặc định lượng số lượng tác nhân hoá học, sinh học và vật lý được đưa vào cơ thể theo thực phẩm cũng như qua tiếp xúc với các nguồn khác có liên quan.

8. Mô tả nguy cơ: là quá trình đánh giá định tính hoặc định lượng khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tác nhân gây hại tiềm ẩn đã biết đối với sức khoẻ gồm cả mức độ không chắc chắn đi kèm, trong một khu vực dân cư nhất định dựa trên nhận diện mối nguy, mô tả mối nguy và đánh giá phơi nhiễm.

9. Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hồ sơ nguy cơ): là bản mô tả các vấn đề về an toàn thực phẩm cùng bối cảnh hình thành của chúng nhằm nhận diện những yếu tố của mối nguy hoặc nguy cơ liên quan đến các quyết định quản lý nguy cơ.

10. Đánh giá nguy cơ định lượng: là đánh giá nguy cơ đưa ra những thông tin bằng con số về nguy cơ và biểu thị về các mức độ không chắc chắn đi kèm.

11. Đánh giá nguy cơ định tính: là đánh giá nguy cơ dựa trên các dữ liệu dù không tạo ra đủ cơ sở cho ước tính nguy cơ, nhưng qua những con số nếu được hỗ trợ bởi kiến thức chuyên môn và sự biểu thị về yếu tố không chắc chắn đi kèm cũng cho phép xếp hạng nguy cơ.

12. Ước tính nguy cơ: là kết quả của quá trình mô tả nguy cơ.

13. Quản lý nguy cơ: là quá trình cân nhắc các phương án chính sách dựa trên kết quả của đánh giá nguy cơ, lựa chọn và thực hiện biện pháp kiểm soát phù hợp.

14. Truyền thông nguy cơ: là quá trình trao đổi thông tin và ý kiến liên quan đến mối nguy, nguy cơ, quản lý nguy cơ cùng những yếu tố đi kèm giữa các chuyên gia đánh giá nguy cơ, các nhà quản lý nguy cơ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, tổ chức và cá nhân liên quan khác.

15. Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh: là quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối.

Điều 4. Đối tượng thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm

Thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau:

1. Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao;

2. Thực phẩm có khả năng gây bệnh nguy hiểm;

3. Thực phẩm có kết quả lấy mẫu giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao;

4. Thực phẩm cần quy định hoặc bổ sung quy định về chỉ tiêu an toàn thực phẩm;

5. Thực phẩm cần phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm theo yêu cầu quản lý.

Điều 5. Cơ quan quản lý chuyên môn

1. Về phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

a) Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm; đồng thời là Cơ quan đầu mối phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thực vật và sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm.

c) Cục Thú y là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm.

(sau đây gọi tắt các cơ quan nêu trên là Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương)

2. Về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm

a) Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối có xuất khẩu theo lĩnh vực được phân công quản lý.

b) Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương: là các cơ quan quản lý chuyên ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản và muối tại địa phương, chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối chỉ tiêu thụ nội địa thuộc phạm vi được phân công quản lý.

Điều 6. Cơ quan phối hợp thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Cơ quan phối hợp)

1. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.

2. Các viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thử nghiệm thuộc các lĩnh vực có liên quan.

3. Các hội nghề nghiệp, hội người tiêu dùng.

4. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm.

5. Các tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 7. Kinh phí thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối

Cơ quan đầu mối, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, địa phương lập kế hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Chương II

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM

Mục 1. HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 8. Ban Chuyên trách

1. Ban Chuyên trách do Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thành lập, gồm có: Trưởng ban, Phó ban và các thành viên.

2. Thành viên của Ban Chuyên trách là các chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài có kiến thức, kinh nghiệm về một hoặc một số lĩnh vực sau: quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; công nghệ thực phẩm; sinh học; hóa học; dịch tễ học; y học và các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.

Điều 9. Hội đồng Chuyên gia đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hội đồng Chuyên gia)

1. Hội đồng Chuyên gia đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm do Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thành lập (từ 7-11 người) gồm có: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, đại diện Ban Chuyên trách; các Uỷ viên.

2. Thành viên của Hội đồng Chuyên gia là các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về một hoặc một số lĩnh vực sau: quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; công nghệ thực phẩm; sinh học; hóa học; dịch tễ học; y học và các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

3. Quy chế hoạt động của Hội đồng Chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của Ban Chuyên trách

1. Thiết lập cơ sở dữ liệu về các vấn đề an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

2. Lập danh mục các cặp Mối nguy - Thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ, xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện và báo cáo Hội đồng chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

3. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

4. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm và lập báo cáo Đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng Chuyên gia

1. Căn cứ báo cáo đề xuất của Ban Chuyên trách, đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ.

2. Xem xét Hồ sơ nguy cơ do Ban Chuyên trách cung cấp và đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: cặp Mối nguy - Thực phẩm cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; cặp Mối nguy - Thực phẩm không cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.

3. Đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được Ban Chuyên trách xây dựng Hồ sơ nguy cơ hoặc lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.

Mục 2. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 12. Thiết lập cơ sở dữ liệu

1. Các nguồn cung cấp dữ liệu về vấn đề an toàn thực phẩm gồm có:

a) Các vi phạm hoặc không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của Cơ sở trong quá trình lưu thông, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm bị cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của các nước nhập khẩu phát hiện;

b) Các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm;

c) Giám sát dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm, các nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu lâm sàng;

d) Các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về dịch bệnh có liên quan đến thực phẩm, các trường hợp ngộ độc thực phẩm, các khiếu nại của khách hàng, báo cáo của các nhà khoa học, thông báo về vấn đề an toàn thực phẩm của Cơ sở.

2. Ban Chuyên trách thu thập, tổng hợp thông tin về các vấn đề an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

3. Căn cứ thông tin thu thập được, Ban Chuyên trách nhận diện bản chất, đặc tính của vấn đề an toàn thực phẩm để xác định mối nguy có trong thực phẩm cụ thể.

Điều 13: Xác định các cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ

1. Căn cứ đối tượng tại Điều 4 của Thông tư này, Ban Chuyên trách lập danh mục, xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện đối với các cặp Mối nguy - Thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ và báo cáo Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

2. Căn cứ các thông tin do Ban Chuyên trách cung cấp, Hội đồng Chuyên gia xem xét và đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cụ thể cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ, báo cáo Cơ quan quan lý chuyên môn trung ương.

3. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương quyết định cặp Mối nguy - Thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ và giao Ban chuyên trách xây dựng Hồ sơ nguy cơ của cặp Mối nguy - Thực phẩm đã xác định.

Điều 14. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ

1. Ban Chuyên trách có trách nhiệm xây dựng Hồ sơ nguy cơ đối với các cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tại Điều 13 của Thông tư này và cung cấp Hồ sơ nguy cơ tới Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

2. Hồ sơ nguy cơ bao gồm các thông tin sau:

a) Mô tả vấn đề an toàn thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ;

b) Thông tin về mối nguy và các thực phẩm có liên quan;

c) Nguyên nhân, cách thức và công đoạn sản xuất mà mối nguy có khả năng xâm nhập vào chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm;

d) Thông tin về các đường lây nhiễm dẫn đến người tiêu dùng bị phơi nhiễm trước mối nguy;

đ) Thông tin về tình hình sản xuất thực phẩm và những hậu quả có khả năng xảy ra (về kinh tế, về sức khoẻ của người tiêu dùng);

e) Các quy định và biện pháp kiểm soát mối nguy trong thực phẩm đang được thực hiện;

g) Đề xuất biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;

h) Đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cần thực hiện và lập báo cáo đánh giá nguy cơ;

i) Dữ liệu khoa học còn thiếu có khả năng gây hạn chế hoặc khó khăn cho việc thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;

k) Các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

3. Các thông tin, dữ liệu trong Hồ sơ nguy cơ phải trích dẫn nguồn cung cấp thông tin.

Điều 15. Xác định sự cần thiết phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm

1. Hội đồng Chuyên gia xem xét, đánh giá Hồ sơ nguy cơ; báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ nguy cơ và đề xuất biện pháp tiếp theo đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tới Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

2.Cặp Mối nguy - Thực phẩm không cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ đối với một hoặc một số trường hợp sau:

a) Nguy cơ đã được mô tả đầy đủ với các số liệu xác thực;

b) Nguy cơ tương đối đơn giản;

c) Tại Hồ sơ nguy cơ đã xác định được biện pháp quản lý nguy cơ phù hợp;

d) Nguy cơ không thuộc diện phải quản lý .

3. Cặp Mối nguy - Thực phẩm cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ đối với một hoặc một số trường hợp sau:

a) Nguy cơ chưa được mô tả đầy đủ;

b) Nguy cơ là mối quan tâm cấp thiết của cộng đồng;

c) Nguy cơ gây ảnh hưởng đối với nhiều đối tượng trong xã hội hoặc ảnh hưởng lớn đến thương mại.

4. Căn cứ kết quả đánh giá Hồ sơ nguy cơ và đề xuất của Hội đồng Chuyên gia, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương quyết định biện pháp xử lý tiếp theo đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm, cụ thể như sau:

a) Cặp Mối nguy – Thực phẩm phải lập Báo cáo đánh giá nguy cơ;

b) Cặp Mối nguy – Thực phẩm không phải lập Báo cáo đánh giá nguy cơ

Điều 16. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm

1. Ban Chuyên trách thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương và gửi Báo cáo đánh giá nguy cơ tới Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xem xét, đánh giá.

2. Các bước thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chuyên trách sử dụng thông tin của các công trình đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm tương tự của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các Bộ, ngành trong nước đã được công bố trong quá trình đánh giá đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định có xem xét đến các yếu tố đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trong nước.

4. Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm gồm các nội dung sau:

a) Mục đích của đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm;

b) Nhận diện mối nguy;

c) Mô tả mối nguy;

d) Đánh giá phơi nhiễm;

đ) Mô tả nguy cơ;

e) Ước tính nguy cơ;

g) Xác định khoảng trống dữ liệu;

h) Đề xuất các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Mục 3. QUẢN LÝ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 17. Xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm

1. Hội đồng Chuyên gia xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:

a) Cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xây dựng Hồ sơ nguy cơ;

b) Hoặc cặp Mối nguy – Thực phẩm đã có Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.

2. Các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh được đánh giá theo các tiêu chí sau:

a) Mức độ an toàn thực phẩm đạt được (mức bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng);

b) Tính khả thi và thực tiễn khi thực hiện;

c) Tính kinh tế (xem xét các yếu tố chi phí và lợi ích khi thực hiện biện pháp quản lý nguy cơ);

d) Tính xã hội.

3. Hội đồng chuyên gia đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.

Điều 18. Quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm

Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xem xét báo cáo do Hội đồng Chuyên gia đề xuất và quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định.

Điều 19. Triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ và điều chỉnh khi cần thiết

1. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp quản lý cụ thể tại từng công đoạn phát sinh các mối nguy đã xác định trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

2. Định kỳ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương tổng hợp thông tin, đánh giá kết quả triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm và đề xuất điều chỉnh khi cần thiết.

3. Biện pháp quản lý nguy cơ được xem xét, điều chỉnh lại khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện dữ liệu hoặc kiến thức khoa học mới liên quan đến cặp Mối nguy - Thực phẩm đang được kiểm soát;

b) Khi Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương, Cơ quan đầu mối hoặc Cơ quan phối hợp liên quan phát hiện các biện pháp quản lý nguy cơ không phù hợp.

Mục 4. TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 20. Trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm

1. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia việc trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.

2. Các Cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm có trách nhiệm:

a) Trao đổi thông tin liên quan đến Mối nguy - Thực phẩm trong quá trình xác định vấn đề an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm;

b) Thông báo và lấy ý kiến góp ý của các Cơ quan phối hợp liên quan, đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản các thông tin về: mối nguy, sản phẩm và các thông tin liên quan để thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; các dự thảo Hồ sơ nguy cơ và dự thảo Báo cáo đánh giá nguy cơ; dự thảo quy định pháp luật về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.

3. Phương pháp trao đổi thông tin: tổ chức cuộc họp, hội thảo chuyên đề, gửi bảng câu hỏi, gửi văn bản góp ý hoặc các hình thức khác.

Điều 21. Phổ biến thông tin về nguy cơ an toàn thực phẩm

1. Phổ biến thông tin về cặp Mối nguy – Thực phẩm phải thực hiện xây dựng Hồ sơ nguy cơ: Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thông báo tới tổ chức, cá nhân có liên quan về cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được quyết định phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ.

2 Phổ biến thông tin về kết quả đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm: Trên cơ sở Hồ sơ nguy cơ hoặc Báo cáo đánh giá nguy cơ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan về kết quá đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định.

3. Công bố thông tin về nguy cơ và biện pháp quản lý nguy cơ: Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương có trách nhiệm công bố thông tin về nguy cơ và biện pháp quản lý nguy cơ đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tới tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4 Hình thức công bố thông tin: Tổ chức hội nghị công bố, đăng tải trên website của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác.

Chương III

QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM THUỶ SẢN VÀ MUỐI DÙNG LÀM THỰC PHẨM

Điều 22: Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm

1. Quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ các công đoạn sản xuất ban đầu đến phân phối thực phẩm.

2. Cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được sản xuất, kinh doanh tại Cơ sở.

3. Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phải được thực hiện tại từng công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm.

Điều 23: Hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm

1. Tự kiểm soát an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm của Cơ sở.

2. Giám sát an toàn thực phẩm của cộng đồng.

3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý chuyên môn.

4. Kế hoạch dự phòng xử lý khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

5. Đánh giá và đề xuất biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.

Điều 24: Tự kiểm soát an toàn thực phẩm của Cơ sở

1. Hoạt động tự kiểm soát (bao gồm cả việc thực hiện các chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm) tại Cơ sở phải tuân thủ theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Cơ sở thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm và thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện hoạt động tự kiểm soát phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

4. Căn cứ Hồ sơ nguy cơ hoặc Báo cáo đánh giá nguy cơ đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, Cơ sở xác định các công đoạn trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh để thực hiện các biện pháp quản lý nguy cơ theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã xác định cần đánh giá nguy cơ nhưng chưa có Hồ sơ nguy cơ hoặc chưa hoàn thành Báo cáo đánh giá nguy cơ, Cơ sở xây dựng, thực hiện chương trình giám sát mối nguy gồm:

a) Xác định mối nguy đối với sản phẩm: theo cảnh báo của Cơ quan thẩm quyền, phản ánh của khách hàng;

b) Tăng cường biện pháp kiểm soát mối nguy đã xác định tại điểm a khoản này theo các chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm mà Cơ sở đang áp dụng; tăng cường lấy mẫu kiểm tra, giám sát mối nguy trong quá trình sản xuất tại Cơ sở;

c) Truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm (nếu có);

d) Định kỳ báo cáo Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương về kết quả kiểm tra giám sát mối nguy an toàn thực phẩm.

6. Phát hiện và báo cáo Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương khi sản phẩm của Cơ sở có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

7. Thông tin về an toàn thực phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

8. Cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, cách phòng ngừa cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Giám sát an toàn thực phẩm của cộng đồng

Các tổ chức, cá nhân tham gia phát hiện thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và thông báo kịp thời tới Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan chuyên môn địa phương, đồng thời thông báo tới cơ quan chức năng ở địa phương.

Điều 26. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương

1. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm các sản phẩm nông lâm thủy sản và muối trong toàn bộ chuỗi sản xuất theo các quy chuẩn/quy định hiện hành, tập trung vào sản phẩm và công đoạn có nguy cơ cao đã được nhận diện trong Hồ sơ nguy cơ, Báo cáo đánh giá nguy cơ và kết quả đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Cơ sở.

2. Căn cứ kết quả phân loại của Cơ sở, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương áp dụng tần suất giám sát phù hợp để kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Cơ sở trong từng công đoạn trên toàn bộ chuỗi theo các quy chuẩn kỹ thuật và quy định hiện hành.

3. Các hình thức kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch việc chấp hành theo quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành khi có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

4. Đối với các Cơ sở sản xuất, công đoạn sản xuất không bảo đảm an toàn thực phẩm, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương tập trung nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng;

5. Đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã xác định phải đánh giá nguy cơ nhưng chưa có Hồ sơ nguy cơ hoặc chưa hoàn thành Báo cáo đánh giá nguy cơ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương xây dựng, triển khai chương trình giám sát mối nguy đối với chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tăng cường kiểm tra tại công đoạn sản xuất có nhiều khả năng gây mất an toàn thực phẩm; tăng tần suất lấy mẫu giám sát đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã xác định;

6. Đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã thực hiện phân tích nguy cơ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hướng dẫn triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương sẽ đề xuất xây dựng văn bản quy định về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm trình Bộ xem xét ban hành.

Điều 27. Kế hoạch dự phòng giải quyết sự cố về an toàn thực phẩm

Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương xây dựng Kế hoạch dự phòng giải quyết sự cố về an toàn thực phẩm trong kế hoạch hoạt động thường xuyên hàng năm, bao gồm các nội dung:

1. Dự kiến các sự cố về an toàn thực phẩm có khả năng xảy ra;

2. Phương án xử lý đối với từng loại sự cố: nêu rõ các bước triển khai và nguồn lực thực hiện;

3. Phân công tổ chức thực hiện đối với từng phương án xử lý;

4. Kinh phí thực hiện.

Điều 28. Tổ chức xử lý, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

Khi có sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương chủ trì tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 29. Trách nhiệm của Cơ quan đầu mối về phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

1. Hàng năm, tổng hợp đề xuất của các Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, xây dựng kế hoạch thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm và xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí thực hiện trình Bộ phê duyệt;

2. Tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch và chủ trì tổ chức đào tạo, tập huấn về phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm của các đơn vị có liên quan;

3. Đầu mối tham gia mạng lưới về đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế;

4. Hàng năm, tổng hợp và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm của các Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương và Cơ quan phối hợp liên quan.

Điều 30. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương

1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động, dự trù kinh phí thực hiện gửi Cơ quan đầu mối. Kế hoạch chi tiết gồm các nội dung: dự kiến Danh mục Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ, lập Báo cáo đánh giá nguy cơ; kế hoạch đào tạo, truyền thông; kinh phí dự kiến và các nội dung khác theo yêu cầu quản lý. Đồng thời đề xuất danh mục theo thứ tự ưu tiên để triển khai áp dụng mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh đối với một số sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi được phân công quản lý.

2. Xây dựng các tài liệu kỹ thuật có liên quan, hướng dẫn áp dụng thống nhất;

3. Thành lập Hội đồng Chuyên gia, Ban Chuyên trách;

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới chuyên gia về đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với nhóm thực phẩm được phân công quản lý;

5. Thiết lập cơ sở dữ liệu về các vấn đề an toàn thực phẩm đối với nhóm thực phẩm được phân công quản lý;

6. Xác định cặp Mối nguy – Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ và Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện xây dựng Hồ sơ nguy cơ và lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định;

7. Phối hợp chặt chẽ và cung cấp đầy đủ thông tin cho Ban Chuyên trách khi thực hiện đánh giá nguy cơ đối với nhóm Mối nguy – Thực phẩm đã được xác định;

8. Lựa chọn, quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định, trường hợp cần thiết, đề xuất xây dựng văn bản quy định về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

9. Phối hợp thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm khi được yêu cầu đối với nhóm sản phẩm do Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương khác thực hiện;

10. Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công quản lý;

11. Xây dựng kế hoạch dự phòng giải quyết sự cố về an toàn thực phẩm; tổ chức xử lý, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;

12. Hàng năm, lập báo cáo gửi Cơ quan đầu mối về tình hình thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh đối với nhóm thực phẩm được phân công quản lý;

13. Đánh giá và đề xuất biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm được phân công quản lý tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 31. Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương

1. Cung cấp thông tin về các vấn đề an toàn thực phẩm cần thực hiện phân tích nguy cơ tới Cơ quan đầu mối, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương có liên quan;

2. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công quản lý;

3. Thực hiện chương trình kiểm tra giám sát mối nguy đối với chuỗi sản xuất thực phẩm xác định, tăng cường kiểm soát tại công đoạn sản xuất có khả năng mất kiểm soát nhằm hạn chế nguy cơ theo phân công của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

Điều 32. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm

1. Định kỳ, hoặc đột xuất khi có yêu cầu, hoặc khi phát hiện sản phẩm của Cơ sở có khả năng gây mất an toàn thực phẩm, Cơ sở báo cáo Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương về hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm, biện pháp xử lý, thu hồi sản phẩm không an toàn và kết quả thực hiện các hành động khắc phục của Cơ sở.

2. Cung cấp các thông tin về hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm và các thông tin có liên quan khác của Cơ sở theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên môn địa phương phục vụ cho hoạt động đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm và hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi.

3. Triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm tại Cơ sở, các biện pháp khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương hoặc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Thiết lập và thực hiện chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Cơ sở theo quy định.

Điều 33. Cơ quan phối hợp

1. Cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm có liên quan phục vụ cho hoạt động phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm tới Cơ quan đầu mối, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương;

2. Cử chuyên gia tham gia Hội đồng chuyên gia, Ban Chuyên trách khi có yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương;

3. Tham gia vào các hoạt động khác liên quan đến phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2013./.

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, Cục QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

KHUNG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

I. Yêu cầu chung

1. Đánh giá nguy cơ dựa trên cơ sở khoa học và xem xét toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng của thực phẩm.

2. Đánh giá nguy cơ tách riêng với quản lý nguy cơ.

3. Đánh giá nguy cơ phải khách quan, minh bạch, được ghi chép đầy đủ.

4. Đánh giá nguy cơ cần mô tả mức độ không chắc chắn và nơi xuất hiện trong quá trình đánh giá nguy cơ.

5. Dữ liệu cung cấp cho đánh giá nguy cơ cần bảo đảm độ tin cậy và chính xác nhằm giảm tối đa mức độ không chắc chắn trong ước tính nguy cơ.

6. Cần soát xét và cập nhật lại đánh giá nguy cơ khi có thêm những thông tin mới về mối nguy và quá trình sản xuất thực phẩm;

7. Việc lựa chọn chuyên gia đánh giá nguy cơ phải minh bạch dựa vào trình độ chuyên môn, sự độc lập về quyền lợi liên quan đến ngành sản xuất thực phẩm.

II. Phương pháp thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm

Bước 1. Nhận diện mối nguy

- Xem xét lại các thông tin trong Hồ sơ nguy cơ, bổ sung các thông tin cần thiết về cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định;

- Xác định các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm, sản lượng;

- Xác định nguồn lây nhiễm mối nguy và thực phẩm;

- Xác định mối quan hệ giữa cặp Mối nguy - Thực phẩm với những ca bệnh có nguồn gốc thực phẩm đã được khẳng định trong nước và quốc tế, các đợt dịch bệnh có nguồn gốc thực phẩm, cảnh báo (triệu hồi sản phẩm) vi phạm qui định về an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Bước 2. Mô tả mối nguy:

Tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo của các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan thuộc các Bộ, Ngành trong nước, các quốc gia và các tổ chức quốc tế về các nội dung sau:

- Mô tả đặc điểm mối nguy bao gồm việc mô tả định tính và/hoặc định lượng mức nghiêm trọng và khoảng thời gian gây hại cho sức khoẻ con người khi mối nguy có trong thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người.

- Thông tin về mô tả mối nguy bao gồm: độc lực và khả năng gây bệnh cho nhóm người ăn khác nhau; bệnh trạng (thời gian phát bệnh, số ngày, các triệu chứng); tác động của chất nền thực phẩm (thành phần, phương pháp chế biến, ...) đối với mối nguy.

- Thông tin về người ăn thực phẩm và bị mắc bệnh trong khoản thời gian xác định (số ca mắc bệnh; mức độ nhiễm bệnh; nhóm người mắc bệnh....).

- Xác định mối quan hệ giữa lượng dùng và phản ứng (liều gây bệnh) đối với nhóm người tiêu thụ (ăn) khác nhau gồm: trẻ em, người trưởng thành, người già, phụ nữ mang thai và các nhóm đối tượng mẫn cảm khác.

Bước 3: Đánh giá phơi nhiễm

Tổng hợp các thông tin của các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan thuộc các Bộ ngành trong nước, các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm xác định: lượng mối nguy trong thực phẩm; lượng thực phẩm ăn vào; tần suất một người ăn thực phẩm đó.

Bước 4: Mô tả nguy cơ

- Ước tính nguy cơ: Tập hợp các thông tin về nhận diện mối nguy, đánh giá phơi nhiễm và mô tả mối nguy. Từ đó ước tính số người bị bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Đối với đánh giá nguy cơ định tính, ước tính nguy cơ là cao, vừa, thấp;

- Đối với đánh giá nguy cơ định lượng, ước tính nguy cơ là số liệu cụ thể;

- Xác định khoảng trống dữ liệu (dữ liệu còn thiếu) khi thực hiện đánh giá nguy cơ.

Bước 5: Kiểm tra thực tế

Kiểm tra so sánh các dự báo về số ca bị bệnh hàng năm với thống kê về số ca bị bệnh trong năm.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
 Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 02/2013/TT-BNNPTNT

Hanoi, January 05, 2013

 

CIRCULAR

RISK ANALYSIS AND FOOD SAFETY MANAGEMENT IN THE AGRO-FORESTRY-FISHERY AND SALT PRODUCTION/TRADING CHAIN

Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03, 2008 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Government’s Decree No. 75/2009/ND-CP dated September 10, 2009 on amending Article 3 of the Government’s Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03, 2008

Pursuant to the Law No. 55/2010/QH12 on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Food Safety;

At the request of the Director of National Agro - Forestry - Fishery Quality Assurance Department

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular providing for risk analysis and food safety management in the agro—forestry-fishery and salt production/trading chain.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides for risk analysis and food safety management in the agro—forestry-fishery and salt production/trading chain under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development; responsibilities and power of relevant parties.

Article 2. Regulated entities:

1. The management agencies affiliated to the agriculture and rural development sector;

2. The agro-forestry-fishery and salt food production/trading establishments (hereinafter referred to as “establishments”); relevant organizations and individuals.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:

1. A food hazard is a biological, chemical or physical agent in a food or condition that could potentially cause an adverse human health effect.

2. A riskis the likelihood and severity of the adverse health effect posed by one (or more) certain hazards if consumed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Risk assessment is a science-based process that includes the following steps: hazard identification, hazard characterization, exposure assessment, and risk characterization.

5. Hazard identification is the identification of biological, chemical or physical agents in a particular food or food group that could potentially cause an adverse human health effect.

6. Hazard characterization is a quantitative or qualitative assessment of the nature and probability of adverse human effects associated with biological, chemical or physical agents that may be present in food.

7. Exposure assessment is the qualitative or quantitative assessment of the quantity of chemical, biological and physical agent in food consumed by human as well as other relevant sources through exposure.

8. Risk characterization is the qualitative or quantitative assessment of the likelihood and severity of known potential hazards to health including levels of uncertainty in a certain residential area according to hazard identification, hazard characterization, and exposure assessment.

9. Food safety riskprofile (hereinafter referred to as “risk profile”) is a description of food safety issues and their contexts in order to identify elements of hazards or risksregarding to risk management decisions.

10. Quantitative risk assessment is a risk assessment that provides numerical information about the risk and shows levels of uncertainty

11. Qualitative risk assessment is a risk assessment based on inadequate data for risk estimation but that allows risk ranking by professional knowledge and indication of elements of uncertainty.

12. Risk estimation is the result of a risk characterization process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Risk communication is the process of information and ideas exchange regarding to hazard, risk, risk management and elements among risk assessors, risk managers, consumers, producers, organizations and other relevant individuals.

15. Food safety management in the production/trading chain is the food safety management that is carried out throughout the agro-forestry-fishery and salt production process from initial stage to preliminary processing, processing and distribution.

Article 4. Foods that are subjects of food safety risk assessment

Food safety risk assessment of a food is necessary in one or some of the following cases:

1. It has high rate of poisoning;

2. It potentially causes dangerous diseases;

3. It has monitoring sample results that show the high rate of violation of technical regulations and standards of food safety;

4. Its food safety criteria need to be established or revised.

5. It needs to undergo food safety risk analysis according to management requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Food safety risk analysis

a) National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall be responsible for carrying out food safety risk analysis of Agro - Forestry – Fishery and salt products; it is also a unit in charge of food safety risk analysis of The Ministry of Agriculture and Rural Development.

b) Plan Protection Department shall be responsible for carrying out food safety risk analysis of plants and food from plant products.

c) Department of Animal Health shall be responsible for carrying out food safety risk analysis of animal and food from terrestrial animal products.

(hereinafter the above agencies are referred to as “The central professional management agencies”)

2. Food safety management in the agro-forestry-fishery and salt food production/trading chain.

a) The central professional management agencies shall be responsible for inspecting and monitoring food safety for the agro-forestry-fishery and salt production/trading chain for the purpose of export according to their assigned management fields.

b) The local professional management agencies are professionalmanagement agencies affiliated to Department of Agriculture and Rural Development in charge of food safety management of local agro-forestry-fishery and salt products, inspection and monitoring food safety for the agro-forestry-fishery and salt production/trading chain for the purpose of domestic consumption within the scope of their assigned management.

Article 6. The agenciescooperate in carrying out food safety risk analysis (hereinafter referred to as cooperating agencies)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Research institutes, universities, laboratories in related fields.

3. Professional associations and consumer associations.

4. Establishments

5. Relevant organizations, individuals.

Article 7. Budget for food safety risk analysis and food safety management in the agro—forestry-fishery and salt production/trading chain.

The presiding units, the central and local professional management agencies shall make plans and estimate budget from the annual budget, submit them to competent authorities for approval and implementation after being approved.

Chapter II

THE PROCESS OF FOOD SAFETY RISK ANALYSIS

Section 1.THE FOOD SAFETY RISK ASSESSMENT EXPERT COUNCILS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A food safety risk assessment boardshall be established by a central professional management agency and includes the Director, Deputy Director(s) and members

2. The members of the board are experts who have knowledge and experience in one or several of the following fields: food quality and safety management; food technology; biology; chemistry; epidemiology; medicine and relevant fields according to the requirements for food safety risk assessment from the central professional management agency and external agencies and organizations.

Article 9. Food safety risk assessment expertcouncils (hereinafter referred to as “expert councils”)

1..Anexpert council shall be established by a central professional management agency and has 7-11 people, including: the President, Vice President(s), representatives of the boards and members.

2. The members of the expert council are experts who have knowledge and experience in one or several of the following fields: food quality and safety management; food technology; biology; chemistry; epidemiology; medicine and relevant fields according to the requirements of the central professional management agency.

3. Regulations on the operation of the expert councils are prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 10. Responsibilities of the boards

1. Establish the databases of food safety issues of the food production/trading chain according to the requests of the central professional management agencies.

2. Make the lists of food/hazard combinations that require risk profiles, identify the order of priority for implementation and report to the expert councils and the central professional management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Carry out food safety risk assessment and make food safety risk assessment reports on the specificfood/hazard combinations according to the requests of the central professional management agencies.

Article 11. Responsibilities of the expert councils

1. Propose the food/hazard combinations that require risk profiles to the central professional management agencies according to the reports submitted by the boards.

2. Review the risk profiles provided by the boards and propose food/hazard combinations that require food safety risk assessment reports; food/hazard combinations that do not require food safety risk assessment report to the central professional management agencies.

3. Propose the food safety risk management measures of food/hazard combinationsthat already have risk profilesor food safety risk assessment reports prepared by the boards to the central professional management agencies.

Section 2. ISSUE IDENTIFICATION AND FOOD SAFETY RISK ASSESSMENT

Article 12. Database creation

1. Food safety data sources include:

a) The establishments’ violations or non-compliance with the regulations on food safety during the process of food circulation, importation, and exportation discovered by competent authorities of Vietnam or the importing countries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Monitoring disease and food poisoning, epidemiological research, clinical research;

d) Information in the via mass media about food-related diseases, cases of food poisoning, complaints of customers, reports of scientists, announcements about food safety issues of establishments.

2. The boards shall collect and summarize information on food safety issues of the food production/trading chain under the management responsibility of the central professional management agencies prescribed in Article 5 of this Circular .

3. The boards shall identify the nature and characteristics of the food safety issues in order to find out the hazards in particular food according to the collected information

Article 13: Identification of food/hazard combinations that require risk profiles.

1. The boards shall make the lists and identify the order of priority forfood/hazard combinations that require risk profiles and report to the expert councils and the central professional management agencies in accordance with the subjects in Article 4 of this Circular

2. The expert councils shall consider and propose particular food/hazard combinations that requirerisk profiles and report to the central professional management agencies according to the information provided by the boards.

3. The central professional management agencies shall decide food/hazard combinations that require risk profiles and assign the development of risk profiles of the specific food/hazard combinations to the boards.

Article 14: Preparation of risk profiles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A risk profile shall contain the following information::

a) The description of the food safety issuesthat require risk profiles;

b)  Information on hazards and relevant foods

c) The causes, methods and production stages at which the hazard potentially permeate the food production/trading chain;

d) Information about infection routes resulting in exposure to the hazards of customers;

dd) Information about food production and potential consequences (economic consequence, harms to consumer health);

e) Regulations and control measures of hazards in food that are being implemented;

g) Proposal for food safety management measures of the food/hazard combinations;

h) Proposal for food/hazard combinations that require risk assessment reports;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Other relevant contents according to the requests of the central professional management agencies.

3. The information and data in the risk profiles shall cite the information sources

Article 15. Identification of the necessity of food safety risk assessment reports on the food/hazard combinations

1. The expert councils shall consider and assess risk profiles; report the results of the risk profileassessment and propose the next measures of the food/hazard combinationsprescribed in Clauses 2 and 3 of this Article to the central professional management agencies.

2. The risk assessment report is not necessary for a food/hazard combination in one or some of the following cases::

a) The risks were fully described with authenticated data;

b) The risks are quite simple;

c) The appropriate risk management measures were specified in the risk profiles;

d) The risks are not under management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The risks were not fully described;

b) The risks are urgent concerns of the community;

c) The influential risks of many subjects in society or commerce.

4. The central professional management agencies shall decide the next processing measures of the food/hazard combinationsaccording to the results of the risk profile assessment and the proposal of the expert councils

a) A risk assessment report is necessary;

b) A risk assessment report is not necessary;

Article 16. Food safety risk assessment

1. The boards shall carry out the food safety risk assessment of the specificfood/hazard combinationsaccording to the requests of the central professional management agencies and submit the reports to the expert councils and the central professional management agencies for the purpose of consideration and assessment.

2. The steps of the food safety risk assessment are specified in the Appendix issued with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A food safety risk assessment report contains the following contents:

a) The purpose of risk assessment;

b) Hazard identification;

c) Hazard characterization;

d) Exposure assessment;

dd) Risk characterization;

e) Risk estimation;

g) Data gaps determination;

h) Proposal for the food safety risk management measures in food production/trading chain.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Consideration and assessment of the food safety risk managementmeasures

1. The expert councils shall considerate and assess the food safety risk management measures according to the following cases;

a) The food/hazard combinationswere already has arisk profile;

b) The food/hazard combination already has a food safety risk assessment report;

2. The food safety risk management measures in food production/trading chain are evaluated according the following criteria:

a) The levels of food safety that have been reached (the levels of consumer health protection);

b) The feasibility and practicality of implementation;

c) The economic aspect (consideration for cost and benefit factors of implementation of therisk management measures);

d) The social aspect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Decision on the food safety risk managementmeasures

The central professional management agencies shall consider reports proposed by expert councils and decide the food safety risk management measures applicable to the specificfood/hazard combinations.

Article 19. Implementation of the food safety risk management measuresand adjustment (if necessary)

1. The central professional management agencies shall be responsible for cooperation with relevant organizations and individuals in the implementation of particular management measures at each stage that specific hazards arise in the food production/trading chain for the purpose of protection the customers' health.

2. The central professional management agencies shall periodicallygather information, evaluate the results of implementation of the food safety risk management measures and propose adjustments if necessary.

3. The food safety risk management measures shall be reconsidered and adjusted according to one of the following cases;

a)  There are new data or new scientific knowledge aboutthe food/hazard combinationsthat are being controlled ;

b) The central professional management agencies, the local professional management agencies, the presiding agencies or the relevant cooperating agencies discover the inappropriate risk management measures.

Section 4. FOOD SAFETY RISK COMMUNICATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The central professional management agencies shall assign relevant organizations and individuals to exchange information about the risk assessment and food safety risk management process.

2. The relevant agencies participating in information exchange during the risk assessment and food safety risk management process shall:

a) Exchange information on the food/hazard combinationsduring the identification of food safety issues, risk assessment and food safety risk management process;

b) Notify and collect opinions of relevant cooperating agencies, representatives of agro-forestry-fishery food production/trading establishments about information on hazards, products and related information in order to carry out food safety risk assessment; risk profile and risk assessment report drafts;  legal regulation drafts on the food safety risk management measures.

3. The information exchange measures consist of organizing meetings, seminars and providing questionnaires, written comments or other forms.

Article 21. Dissemination of information on food safety risk

1. Dissemination of informationon food/hazard combinations that require risk profiles: the central professional management agencies shall notify relevant organizations and individuals of specific food/hazard combinations.

Dissemination of informationonthe results of food safety risk assessment according to the risk profiles or risk assessment reports: the central professional management agencies shall notify relevant organizations and individuals of the results of the food safety risk assessment of the specificfood/hazard combinations.

3. Disclosure of information on risks and risk management measures: the central professional management agenciesshall be responsible for disclosing information on risks and risk management measures of the specificfood/hazard combinationsto relevant organizations and individuals according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the scope of assigned tasks and powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

FOOD SAFETY MANAGEMENT IN THE AGRO-FORESTRY-FISHERY AND SALT PRODUCTION/TRADING CHAIN

Article 22: The principle of food safety management in the agro—forestry-fishery and salt food production/trading chain.

1. Food safety management shall be carried out throughout the agro-forestry-fishery and salt production/trading chain from initial stage to distribution.

2. The establishments shall be responsible for food safety for the products produced and traded at the establishments.

3. The food safety state management shall be carried out according to each stage throughout production/trading chain on the basis of food safety risk analysis.

Article 23: Food safety management activities in the agro-forestry-fishery and salt food production/trading chain

1. Self- control food safety during the establishments’ food production/trading process.

2. Monitor food safety in community.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Make contingency plan for processing food safety incidents.

5. Evaluate and propose effective measures in order to improve food safety management activities.

Article 24: Self- control of food safety by establishments

1. Self-control activities (including the implementation of food safety quality management programs) at the establishments shall comply with technical regulations and standards promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The establishments shall create the product traceability systems and recall unsafe food according to the regulations of Circular No. 03/2011/TT-BNNPTNT dated January 21, 2011 and Circular No. 74/ 2011/TT-BNNPTNT dated October 31, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. Small food production/trading establishments shall carry out self-control activities in accordance with national technical standards and specific regulations on food safety assurance conditions of retail food production/trading.

4. The establishments shall determine the key stages of the production/trading process in order to implement risk management measures in accordance with the instructions of the central professional management agencies or the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development according to the risk profiles or the risk assessment reports onfood/hazard combinations.

5. For the specificfood/hazard combinationsthat require risk assessment without risk profiles or risk assessment reports, the establishments shall develop and implement the hazard monitoring programs that contain the following activities:

a) Identify hazards of products according to warnings of competent authorities, feedbacks from customers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Trace the origin of food and find out the causes of unsafe food (if any);

d) Regularly report the results of food safety hazard monitoring and inspection to the central professional management agencies or the local professional management agencies.

6. The establishments shall identify and report to central professional management agencies or local professional management agencies if the establishments’ products  are potentially unsafe food.

7. Information about food safety on food labels, packages, documents shall comply with the regulations of the law on labels.

8. The establishments shall be promptly, fully and accurately warn about theunsafe food risk, preventive measures for consumers in accordance with the regulations of the Law.

Article 25. Food safety monitoring in community

The organizations and individuals shall report violations of food safety to central professional management agencies, local professional management agencies and local appropriate authorities.

Article 26. Food safety inspection and monitoring of central professional management agencies and local professional management agencies

1. The central professional management agencies or the local professional management agencies shall collect samples for food safety monitoring of agro-forestry-fishery and salt products throughout the production chain in accordance with current regulations, focus on high-risk products and stages in the risk profiles, the risk assessment reports and the results of the food safety condition classification assessment of establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The inspection typesinclude:

a) Inspection for assessment and classification of food safety assurance conditions;

b) Professional inspection according to the plans in compliance with the regulations of law;

c) Irregular inspection and professional inspection if there are signs of violation of regulations on food safety.

4. The central professional management agency and the local professional management agencies shall intensify inspection and supervision of the production establishments and production stages that do not ensure food safety;

5. If specificfood/hazard combinationsmust undergo risk assessment without risk profiles or risk assessment reports, the central professionalmanagement agencies, the local professional management agencies shall develop the hazard monitoring program applied to food production/trading chain, strengthen inspection of production stages that potentially cause unsafe food; increase the frequency of taking inspection sample for the specificfood/hazard combinations;

6. The central professional management agencies shall instruct the implementation of measures for risk management of the food/hazard combinations that have undergone risk analysisIf necessary, the central professional management agencies will propose developing regulation documents on food safety risk management measures and submit these documents to the Ministry for the purpose of consideration and promulgation.

Article 27. The contingency plan for processing food safety incidents.

The central professional management agencies and the local professional management agencies shall develop contingency plansfor processingfood safety incidents in the annually regular operation plans that contain the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Processing measuresthat contains deployment steps and resources for each type of incident;

3. Assignment on the implementation of each processing measures;

4. The budget

Article 28. Respond to food safety incidents

If food safety incidents occur, the central professional management agencies and the local professional management agencies shall be responsible for tracing origins and recallingunsafe food in accordance with the regulations of Circular No. 03/2011/TT-BNNPTNT dated January 21, 2011 and Circular No. 74/2011/TT-BNNPTNT dated October 31, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF RELATED PARTIES

Article 29. Responsibilities of the presiding agencies for food safety risk analysis

1. Annually summarize proposals of central professional management agencies; make plans for food safety risk analysis, budget plans for implementation and submit them to the Ministry for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Participate in the domestic and foreign food safety risk assessment network;

4. Summarize and report annually the results of food safety risk analysis of the central professional management agencies and related coordinating agencies to the Ministry of Agriculture and Rural Development

Article 30. Responsibilities of central professional management agencies

1. Annually, make operation and budget plans and send these plan to the presiding agenciesThe detailed plans contain the following contents: the proposed lists of food/hazard combinationsthat require risk profiles, prepare risk assessment reports; training and communication plans; budget plan and other contents that are required by managers. At the same time, propose the lists according to the order of priorityfor the purpose of applying the food safety management model in the production/trading chain to some products and group of productsunder their management.

2. Develop relevant technical documents and guidelines for unified application;

3. Establish the expert councils, the boards

4. Build databases of expert networks on food safety risk assessment of assigned foods;

5. Build databases of food safety risk assessment issues on assigned foods;

6. Identify the food/hazard combinationsthat require risk profiles and food safety risk assessment reports,  make risk profiles and prepare the food safety risk assessment reports for the specific food/hazard combinations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Select and decide on food safety risk manage measures for the specific food/hazard combinations, if necessary, propose to develop documents providing regulations on safety risk management measures and submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation;

9. Cooperate with other central professional management agencies in food safety risk analysis group of products according to requirements

10. Organize the food safety risk management in food production/trading chain

11. Make contingency plan for handling food safety incidents; organize the processing and remedy of food safety incidents;

12. Annually report the implementation of food safety risk analysis to the presiding agencies and report the situations of food safety management in the production/trading chain of foods to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

13. Evaluate and propose measures for improvement of the effective food safety management activities according to the food production/trading chain prescribed in Article 5 of this Circular.

Article 31. The local professional management agencies shall:

1. Provide information about food safety issues that require risk analysis to the relevant presiding agencies and central professional management agencies;

2. Inspect and monitor food safety in the food production/trading chain;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. The establishments shall:

1. Regularly or irregularly report (if there are requests of agencies or identification of unsafe food) food safety control activities, processing measures, recall of unsafe food and the remedy results to the central professional management agencies or the local professional management agencies.

2. Provide information on food safety control activities and other relevant information according to the requests of the central professional management agencies or the local professional management agencies in order to undertake food safety risk assessment and food safety management activities along chain.

3. Implement measures for food safety risk management at the establishments, measures for remedy of food safety incidents according to the instructions of the central professional management agencies or the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. Establish and implement food safety and quality management programs for the food production/trading process at the establishments according to regulations.

Article 33. Cooperating agencies shall:

1. Provide information about food safety regarding to food safety risk analysis activities to presiding agencies and central professional management agencies;

2. Appoint experts to join the expert councils and the boards according to the requests of the central professional management agencies;

3. Participate in other activities regarding to food safety risk analysis according to requests of the central professional management agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34: Entry into force

This Circular comes into force as of February 20, 2013

Article 35. Amendment

Any difficulties or problems that arise during the implementation of this document should be reported to the Department of Health for consideration and amendment.

 

 

 

MINISTER




Cao Duc Phat

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX

FRAMEWORK FOR FOOD SAFETY RISK ASSESSMENT
(Issued together with Circular No 02/2013/TT-BNNPTNT dated January 05, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

I. General requirements

1. Risk assessment shall comply with scientific basis and the review entire process from food production to consumption

2. Risk assessment shall be separate from risk management.

3. Risk assessment shall be objective, transparent and it is fully recorded..

4. Risk assessment shall describe the levels of uncertainty and the places where the risks occur during the risk assessment process.

5. The data provided for the risk assessment shall be reliable and accurate in order to minimize the levels of uncertainty in the risk estimation.

6. Risk assessment shall be reviewed and updated if there is new information about the hazards and the food production process;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. Food safety risk assessment measures

Step 1.  Hazard identification;

- Review the information in the risk profiles and provide necessary information about the specific food/hazard combinations;

- Determine the information on the food production process and output;

- Identify the source of the hazard and food contamination

- Identify the relationship between food/hazard combinations and specific domestic and foreign food-related disease, foodborne illness outbreak, warnings (recall of products) that violate the regulations on food safety of the competent authorities of Vietnam and the importing countries.

Step 2. Hazard characterization;

Collect information, documents and reports of research institutes, universities, agencies affiliated to domestic ministries, central authorities, countries and international organizations regarding the following contents:

- Hazard characterization includes the qualitative and/or quantitative characterization at the levels of the severity and the duration of harms to human health if hazard enters the human body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Information about people who ate the food and had disease during a specific period (number of cases; levels of infection; group of people who are confirmed inspection...).

- Identify the relationship between dosage and response (threshold dose) of different groups of consumers including children, adults, the elderly, pregnant women and other sensitive patients.

Step 3: Exposure assessment;

Collect information, documents and reports of research institutes, universities, agencies affiliated to domestic ministries, central authorities, countries and international organizations in order to the quantity of the hazard in the food; the intake; the frequency of person who eats that food.

Step 4. Risk characterization;

- Risk estimation: A collection of information on hazard identification, exposure assessment, and hazard characterization.Estimate the quantity of people who are confirmed inspection, the severity of disease according to this collection.

- For qualitative risk assessment, risk estimation is high, moderate, and low;

- For quantitative risk assessment, risk estimation is a specific number;

- Identification of data gaps of  risk assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inspect and compare prediction of annual cases with statistics of cases in the year

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 02/2013/TT-BNNPTNT dated January 05, 2013 on risk analysis and food safety management in the agro-forestry-fishery and salt production/trading chain
Official number: 02/2013/TT-BNNPTNT Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Agriculture and Rural Development Signer: Cao Duc Phat
Issued Date: 05/01/2013 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 02/2013/TT-BNNPTNT dated January 05, 2013 on risk analysis and food safety management in the agro-forestry-fishery and salt production/trading chain

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status