CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2000/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ ĐỂ BẢO VỆ VÀ KHUYẾN KHÍCH VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam ngày 16 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Để bảo vệ sức khoẻ trẻ em và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ em;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vai trò của sữa mẹ đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Sữa mẹ có các chất kháng khuẩn có tác dụng phòng, chống bệnh tiêu chảy, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh khác thường gặp ở trẻ em.

2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân có trách nhiệm hỗ trợ, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng đúng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh.

Nghị định này quy định việc thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả; các biện pháp để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Đối tượng áp dụng.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến quản lý, kinh doanh, thông tin, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả.

Điều 4. Giải thích từ ngữ.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm thay thế sữa mẹ là sữa, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật dùng cho trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi và sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi được chế biến theo phương pháp công nghiệp để thay thế một phần hoặc toàn phần sữa mẹ.

2. Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi sinh cho đến 01 tháng tuổi.

3. Trẻ nhỏ là trẻ từ khi sinh đến 24 tháng tuổi.

4. Nhãn sản phẩm thay thế sữa mẹ là nhãn, tranh vẽ hoặc các mô tả khác, chữ viết, in ấn, hình đắp nổi được gắn vào hoặc trình bày trên bao bì đựng của sản phẩm.

5. Tặng mẫu sản phẩm thay thế sữa mẹ là cung cấp miễn phí một lượng nhỏ của sản phẩm thay thế sữa mẹ.

6. Quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ là hành vi thương mại của các cơ sở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại.

Chương 2:

THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG

Điều 5. Thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải được ưu tiên trong các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, về phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

2. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan, tổ chức xã hội khác tuyên truyền, giáo dục về tính ưu việt của sữa mẹ, tầm quan trọng của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều 6. Tài liệu thông tin, giáo dục về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

1. Nội dung tài liệu thông tin, giáo dục về nuôi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, bảo đảm tính khách quan, khoa học và phải có các nội dung sau:

a) Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi con bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

b) Hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ khi sinh đến 4 - 6 tháng tuổi và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.

c) Các chất kháng khuẩn của sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tật, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tiêu chảy.

d) Các bất lợi khi không nuôi con bằng sữa mẹ.

đ) Hướng dẫn sử dụng các thức ăn bổ sung cho trẻ trên 4 - 6 tháng tuổi.

e) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bình, vú ngậm giả và ăn thức ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi.

g) Hướng dẫn cách chế biến các thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản với các loại thực phẩm có sẵn.

2. Cấm các tài liệu thông tin và giáo dục về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có các nội dung sau:

a) Tranh ảnh hoặc lời văn nhằm khuyến khích việc cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

b) So sánh các sản phẩm thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ.

c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm thay thế sữa mẹ, tên của cơ sở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Điều 7. Tài liệu thông tin và giáo dục về sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây về nội dung:

1. Hướng dẫn cách sử dụng đúng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

2. Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn các đồ đựng.

3. Hướng dẫn cách cho trẻ ăn bằng cốc, bằng thìa hợp vệ sinh.

4. Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khoẻ của trẻ nếu cho trẻ bú bình hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn.

5. Các chi phí tốn kém của việc nuôi trẻ bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Điều 8. Quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.

1. Nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ khi sinh cho đến 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm giả dưới mọi hình thức.

2. Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ".

b) Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

c) Nghiêm cấm việc quảng cáo sai sự thật và quảng cáo có lồng hình ảnh về sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi.

3. Tổ chức và cá nhân thực hiện quảng cáo có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Chương 3:

KINH DOANH SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ

Điều 9. Đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các sản phẩm thay thế sữa mẹ trước khi đưa ra thị trường phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế.

Điều 10. Quy định nhãn sản phẩm thay thế sữa mẹ.

1. Nhãn sản phẩm thay thế sữa mẹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phải có chữ "CHÚ Ý" (in hoa), sau đó là các chữ (in thường): "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn có tác dụng giúp trẻ phòng, chống lại bệnh tiêu chảy và một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp khác". Chiều cao của chữ in thường không dưới 2 mm.

b) Phải có các chữ (in thường):"Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Pha chế đúng theo hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh". Chiều cao của chữ in thường không dưới 1,5 mm.

c) Phải ghi rõ sản phẩm chỉ được dùng cho trẻ sơ sinh hoặc chỉ dùng cho trẻ từ khi sinh đến dưới 6 tháng tuổi hoặc chỉ dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.

d) Trên nhãn của sản phẩm phải in số đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nội dung của nhãn sản phẩm thay thế sữa mẹ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Hướng dẫn đúng cách pha chế bằng ngôn ngữ và các bảng biểu đơn giản, dễ hiểu.

b) Nêu rõ tác hại của việc pha chế không đúng đối với sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

c) Giới thiệu đầy đủ và chính xác nguồn gốc và thành phần của sản phẩm.

d) Giới thiệu đầy đủ và chính xác thành phần các chất dinh dưỡng.

đ) Nhãn của sản phẩm thay thế sữa mẹ không được có hình ảnh, tranh vẽ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bình bú, đầu vú cao su và vú ngậm giả; không được sử dụng lời văn hoặc các hình thức thể hiện khác nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Điều 11. Nhãn sản phẩm của bình bú và vú ngậm giả.

1. Nhãn sản phẩm bình bú phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phải có dòng chữ (in thường): "Thực hiện đúng hướng dẫn vệ sinh, tiệt khuẩn. Việc sử dụng bình bú có thể làm cho trẻ từ chối bú mẹ, có nguy cơ bị tiêu chảy". Chiều cao của chữ in thường không dưới 2 mm.

b) Hướng dẫn đúng cách giữ vệ sinh và tiệt khuẩn.

c) Tên và địa chỉ chính xác của cơ sở sản xuất.

2. Bao gói hoặc nhãn dán vú ngậm giả phải có dòng chữ (in thường):"Sử dụng vú ngậm giả ảnh hưởng không tốt tới việc nuôi con bằng sữa mẹ". Chiều cao của chữ in thường không dưới 2 mm.

3. Nhãn sản phẩm của bình bú và vú ngậm giả quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được áp dụng cho cả các sản phẩm bình bú và vú ngậm giả nhập khẩu.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc đại diện của họ.

1. Các cơ sở sản xuất, buôn bán hoặc đại diện của họ chỉ được thực hiện các công việc sau:

a) Bán sản phẩm thay thế sữa mẹ bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như đã đăng ký.

b) Tặng hoặc bán giá rẻ các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trại trẻ mồ côi, các tổ chức từ thiện với mục đích nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt hoặc người mẹ bị bệnh mà không thể cho con bú.

c) Cung cấp thông tin khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm thay sữa mẹ cho cán bộ y tế.

2. Các cơ sở sản xuất, buôn bán sản phẩm thay thế sữa mẹ không được thực hiện các công việc sau:

a) Kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ chưa đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như đã đăng ký, các sản phẩm thay thế sữa mẹ đã hết hạn sử dụng, không có nhãn hoặc bao bì đóng gói.

b) Tặng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ và thành viên trong gia đình họ.

c) Tặng cho cán bộ y tế hoặc cơ sở y tế các sản phẩm thay thế sữa mẹ, thiết bị, dụng cụ y tế hoặc các vật dụng khác có nhãn hiệu của cơ sở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc các hình thức thể hiện khác nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

d) Tài trợ học bổng, nghiên cứu khoa học, kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, các khoá học, các buổi hoà nhạc, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Chương 4:

SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ sở sản khoa, nhi khoa.

Các cơ sở sản khoa, nhi khoa có trách nhiệm tuyên truyền, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và tạo điều kiện để bà mẹ được cho con bú ngay trong vòng 30 phút sau khi sinh.

Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở sản khoa, nhi khoa.

1. Cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở sản khoa, nhi khoa có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình họ trong các trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng các sản phẩm đó.

2. Cán bộ, nhân viên y tế trong các cơ sở sản khoa, nhi khoa không được:

a) Nhận sản phẩm, quà tặng, nhận đóng góp tài chính hoặc các lợi ích vật chất khác do các cơ sở sản xuất, buôn bán sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc người đại diện của họ tặng.

b) Giúp các cơ sở sản xuất, buôn bán tặng mẫu, tặng quà, tài liệu tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15. Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc duy trì, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 16. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Nghị định này, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Trách nhiệm quản lý.

1. Bộ Y tế chủ trì và phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa - Thông tin, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan liên quan quản lý việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sản phẩm thay thế sữa mẹ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì và phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Y tế quản lý thông tin, quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ theo thẩm quyền được phân công.

Điều 18. Hiệu lực thi hành.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Bãi bỏ Quyết định số 307/TTg ngày 10 tháng 6 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 19. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 74/2000/ND-CP

Hanoi, December 06, 2000

 

DECREE

REGARDING THE TRADING IN AND USE OF MOTHER MILK SUBSTITUTES TO PROTECT AND ENCOURAGE THE BREAST-FEEDING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1989 Law on Protection of People’s Health;
Pursuant to the August 16, 1991 Law on Protection and Care of Vietnamese children;
Pursuant to the May 10, 1997 Commercial Law;
In order to protect the children’s health and support their all-sided growth;
At the proposal of the Health Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The role of mother milk for childrens health and the growth of newborns, infants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State bodies, economic organizations, social organizations and all citizens shall have the responsibility to support and encourage the breast- feeding and the proper use of products substituting the mother milk.

Article 2.- Regulation scope

This Decree prescribes the information, education, communications, advertisement, trading in and use of mother milk substitutes, feeding bottles and dummies; measures to encourage the breast- feeding, the responsibility and relationship of coordination among agencies, organizations in managing the trading in and use of mother milk substitutes.

The trading in mother milk substitutes must comply with the provisions of this Decree and other relevant provisions of law.

Article 3.- Objects of application

This Decree applies to organizations and individuals engaged in activities relating to the management, trading in, information, advertisement and use of mother milk substitutes, feeding bottles and dummies.

Article 4.- Term interpretation

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Mother milk substitutes are milk, products of animal and plant origins, used for children newly born till the age of 6 months old and milk used for children aged from 6 months to 24 months, which are processed by industrial methods to partly or fully substitute mother milk.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Infants are children from the time they are born till they are 24 months old.

4. Mother milk substitute labels are marks, drawings or other descriptions, writing, prints, embossed figures, affixed to or presented on containers of products.

5. Donation of mother milk substitutes means the free-of-charge supply of a small quantity of mother milk substitutes.

6. Advertisement of mother milk substitute samples means the commercial act of establishments producing, trading in mother milk substitutes, which aims to introduce their goods, services for sale promotion.

Chapter II

INFORMATION, EDUCATION, COMMUNICATIONS

Article 5.- Information, education and communications on the benefits of breast- feeding.

1. The information, education and communications on the benefits of breast-feeding and the methods of nurturing newborns and infants must be given priority in information, education and communications programs on health protection for the mothers and children, on child malnutrition prevention and combat.

2. The Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Trade, the Vietnam Committee for Child Protection and Care, the Vietnam Women’s Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Peasants’ Association, the Vietnam Confederation of Labor and other agencies as well as social organizations in propagating and educating about the superiority of mother milk, the importance of breast- feeding and the maintenance of breast- feeding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The contents of information and education documents on newborn and infant nourishment must be clear, readable, objective and scientific and must contain the following details:

a) The benefits and superiority of breast-feeding, affirming mother milk is the best food for the newborns and infants.

b) Guidance on feeding children totally with mother milk from the time they are born till when they are 4-6 months old and keeping the breast-feeding until they are 2 years old or older.

c) The antibacterial substances in the mother milk, which have the effect of helping children against diseases, particularly the respiratory infection, diarrhoea.

d) The disadvantages of non-breast feeding.

e) Instructions on the use of supplementary foods for children of over 4-6 months old.

f) The adverse impacts of bottle-feeding, dummies and supplementary foods on children of under 4 months old.

g) Instructions on the processing of supplementary foods for children at home by simple methods with types of food easily found.

2. To strictly prohibit information and education documents on newborn and infant nourishment, which contain the following details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Comparing mother milk substitutes as being equivalent to or better than mother milk.

c) Names or logos of mother milk substitutes, names of establishments producing and/or trading in mother milk substitutes.

Article 7.- Information and education documents on the use of mother milk substitutes

The information, education and communications documents on the use of mother milk substitutes must satisfy the following requirements on the contents:

1. Guiding the correct way of using mother milk substitutes.

2. Guiding the way of cleaning and sterilizing containers.

3. Guiding the way of feeding children by hygienic cups, spoons.

4. Cautions against dangers which may happen to children’s health if they are bottle-fed or feeding bottles are used in contravention of instructions.

5. Cost and expenses of feeding children with mother milk substitutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To strictly prohibit the advertisement of mother milk substitutes used for children from the time they are born till they are 6 months old, of feeding bottles and dummies in any forms.

2. The advertisement of assorted milk used for children of between over 6 months and 24 months old must satisfy the following requirements:

a) The first part of the advertisement must contain the content: "Mother milk is best for the health and growth of newborns and infants".

b) The advertisement contents must conform to the provisions in Articles 6 and 7 of this Decree, other law provisions on advertisement.

c) To strictly prohibit untruthful advertisements and advertisements incorporated with pictures on mother milk substitutes used for children of up to 6 months old.

3. Organizations and individuals making advertisements shall have to abide by the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter III

TRADING IN MOTHER MILK SUBSTITUTES

Article 9.- Registration of food quality, hygiene and safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Provisions on labels of mother milk substitutes

1. The mother milk substitute labels must satisfy the following requirements:

a) Having word "ATTENTION" (in capital letters), then the words (in ordinary letters): "Mother milk is best for the health and growth of newborns and infants. The mother milk contains antibacterial substances with effect of helping children prevent and combat diarrhoea and some other common infections". The height of the ordinary letters is not below 2mm.

b) Containing words (in ordinary letters): "Only use these products under the health workers’ instructions. Preparation is made according to instruction. Feeding children by hygienic cups and spoons". The height of the ordinary letters is not below 1.5 mm.

c) Being clearly inscribed that the products are used for newborns only or infants of up to 6 months old only or children of between 6 months and 24 months old only.

d) Being printed with the food quality, hygiene and safety registration numbers.

2. The contents of mother milk substitute labels must comply with the law provisions on labeling domestically circulated goods, export goods and import goods and satisfy the following requirements:

a) Guiding the correct way of preparation by simple words and tables, which are easy to understand.

b) Pointing to the harms caused by incorrect preparations to the health of newborns and infants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Introducing fully and accurately the nutrients.

e) Mother milk substitute labels must not contain pictures or drawing of newborns, infants, feeding bottle, teats and dummies; must not use words or other forms of expression to encourage the use of mother milk substitutes.

Article 11.- Labels of feeding bottles and dummies

1. The labels of feeding bottles and dummies must meet the following requirements:

a) Having the inscription (in ordinary letter): "Strictly abide by the instructions on hygiene and sterilization. The use of feeding bottle may make children reject the breast feeding, or cause diarrhoea". The height of the printed letters is not below 2 mm.

b) Guiding the correct way of keeping hygienic and sterilization.

c) Correct name and address of the manufacturing establishments.

2. The packing or stuck labels of dummies must bear the inscription (in ordinary letters): "Using dummies shall cause bad effects on breast feeding". The height of the ordinary letter is not below 2 mm.

3. The labels of feeding bottles and dummies prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall also apply to the imported feeding bottles and dummies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Production and/or business establishments or their representatives may only do the following:

a) Selling mother milk substitutes with registered quality, food hygiene and safety.

b) Presenting or selling at low prices mother milk substitutes to orphanages, charity organizations for purposes of feeding children in special plights or with their mothers being diseased and unable to breast feed them.

c) Providing scientific information and correct ways of using mother milk substitutes for medical workers.

2. Establishments that produce and/or trade in mother milk substitutes must refrain from doing the following:

a) Trading in mother milk substitutes not yet registered for food quality, hygiene and safety or failing to ensure the registered food quality, hygiene and safety, mother milk substitutes with their use duration has expired, or without labels or packings.

b) Presenting mothers and members of their families with mother milk substitutes.

c) Presenting medical workers or medical establishments with mother milk substitutes, medical equipment or instruments or other objects with the labels of the mother milk substitute producing and/or trading establishments or other forms of expression in order to encourage the use of mother milk substitutes.

d) Granting scholarships, conducting scientific research, providing funds for training, conferences, workshops, training courses, music concerts, via-telephone consultancy service or other forms in order to encourage the use of mother milk substitutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



USING MOTHER MILK SUBSTITUTES

Article 13.- Responsibilities of obstetric and pediatric establishments

The obstetric and pediatric establishments have the responsibility to propagate and encourage the breast feeding and create conditions for mothers to breast feed their newborns right within 30 minutes after giving birth to their children.

Article 14.- Responsibilities of medical cadres and workers in obstetric and pediatric establishments

1. The medical cadres and workers in obstetric and pediatric establishments have the responsibility to provide guidance on the use of mother milk substitutes for the mothers or members of their families in special cases where such products must be used.

2. The medical cadres and workers in obstetric and pediatric establishments must not:

a) Receive products, gifts, financial contributions of other material interests given by establishments which produce and/or trade in mother milk substitutes or their representatives.

b) Assist the production and/or business establishments in presenting samples, gifts, documents propagating and advertising products which substitute mother milk.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Commendation

Organizations and individuals that record achievements in maintaining and encouraging the breast feeding shall be commended and rewarded according to the common regime of the State.

Article 16.- Handling of violations

Organizations and individuals that breach the provisions in this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned and pay compensation for damage, if caused, according to law provisions.

Individuals who commit serious violations shall be examined for penal liability.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Managerial responsibilities

1. The Health Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information, the Vietnam Committee for Child Protection and Care and concerned agencies in managing the use of mother milk substitutes; controlling the quality, hygiene and safety of products substituting the mother milk; inspecting and checking the observance of law provisions on trading and use of mother milk substitutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. To annul Decision No. 307/TTg of June 10, 1994 of the Prime Minister, providing for a number of matters regarding the trading in and use of mother milk substitutes in order to support the breast feeding, and all previous regulations contrary to this Decree.

Article 19.- Responsibility to guide the implementation

The Health Minister shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of Trade, the Minister of Culture and Information and the Chairman of the Vietnam Committee for Child Protection and Care in guiding the implementation of this Decree.

Article 20.- Responsibility for the implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committee of the provinces and centrally- run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree 74/2000/ND-CP on trading and use of breast milk substitutes
Official number: 74/2000/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 06/12/2000 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No. 74/2000/ND-CP of December 06, 2000 regarding the trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage the breast-feeding

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status