BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS
|
Hà
Nội , ngày 14 tháng 3 năm 2003
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- BỘ THUỶ SẢN SỐ 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG
DẪN VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT, KIỂM DỊCH THỰC VẬT, KIỂM DỊCH THUỶ SẢN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi
thuỷ sản ngày 25/4/1989;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 15/2/1993;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001;
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thống nhất
hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
(trong Thông tư này được hiểu là các loại hàng hoá đưa từ Việt nam ra nước
ngoài và từ nước ngoài đưa vào lãnh thổ Việt nam) thuộc diện kiểm dịch động vật,
kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Chỉ những hàng hoá thuộc danh
mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực
vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố; thuộc diện kiểm
dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố mới phải làm thủ tục kiểm dịch.
2. Các đơn vị có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch, xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch cho hàng hoá qui định
tại điểm 1 nêu trên (dưới đây gọi chung là Cơ quan Kiểm dịch) là những đơn vị
được giao nhiệm vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (theo Phụ lục 1 kèm Thông tư này là các Cơ
quan Kiểm dịch đang làm nhiệm vụ).
3. Đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, của các
cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế thì Cơ quan Hải quan giải quyết
thông quan không yêu cầu phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận
kiểm dịch, trừ trường hợp Cơ quan Kiểm dịch thông báo phải kiểm dịch đối với từng
mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể.
4. Các quy định của Thông tư này
không áp dụng đối với hàng hoá quá cảnh bằng đường hàng không, đường biển trong
trường hợp hàng hoá không bốc dỡ xuống các cảng.
5. Việc kiểm dịch
đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra
sau, cụ thể là:
- Trước khi làm thủ tục hải
quan, Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan Kiểm dịch.
- Cơ quan Kiểm dịch có thể kiểm
dịch cùng lúc Cơ quan Hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng
hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định
trong giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm Thông tư này).
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của Chủ hàng:
1.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
Trước khi xuất khẩu hàng hoá, Chủ
hàng phải đăng ký và khai báo với Cơ quan Kiểm dịch làm thủ tục kiểm tra, cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của
pháp luật hoặc theo yêu cầu của người mua.
1.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:
Trước khi làm thủ tục hải quan,
Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch (kê khai 3 bản theo mẫu tại Phụ lục 2) với Cơ
quan Kiểm dịch.
1.2.1. Khi làm thủ tục hải quan,
ngoài bộ hồ sơ theo quy định của Cơ quan Hải quan, phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch
đã được Cơ quan Kiểm dịch xác nhận.
1.2.2. Sau khi đăng ký kiểm dịch
nhưng không nhập khẩu hàng hoá nữa thì phải nộp lại Cơ quan Kiểm dịch (nơi xác
nhận) 2 bản Giấy đăng ký kiểm dịch. Trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu, Cơ
quan Hải quan xác định là hàng hoá không được nhập khẩu vào Việt nam, Chủ hàng
phải nộp lại cho Cơ quan Kiểm dịch (nơi xác nhận) Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của
Chủ hàng) có xác nhận lý do không được nhập khẩu của Cơ quan Hải quan.
1.2.3. Đối với hàng hoá làm thủ
tục kiểm dịch sau khi hoàn thành thủ tục hải quan:
- Phải đưa nguyên trạng hàng hoá
đã được làm thủ tục hải quan về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký trong
Giấy đăng ký kiểm dịch.
- Trong trường hợp bất khả kháng
không thể đưa hàng hoá về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký để kiểm dịch
thì phải giải trình với Cơ quan Kiểm dịch.
1.2.4. Phải thực hiện nghiêm chỉnh
các nghĩa vụ:
- Chỉ được đưa hàng hoá ra lưu
thông sau khi Cơ quan Kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Chấp hành quyết định xử lý của
Cơ quan Kiểm dịch (nếu có) đối với lô hàng.
- Đối với lô hàng sau khi kiểm dịch
không đủ điều kiện nhập khẩu, bị buộc tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu phải
xuất trình hồ sơ hải quan nhập khẩu, quyết định buộc tái xuất của Cơ quan Kiểm
dịch và hàng hoá cho Cơ quan Hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Kiểm
dịch:
2.1.Thực hiện việc đăng ký, xác
nhận vào 3 bản Giấy đăng ký kiểm dịch, trả lại Chủ hàng 2 bản, lưu 1 bản.
2.2. Sau khi xác nhận Giấy đăng
ký kiểm dịch, theo dõi, kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc xử lý theo
quy định.
2.3. Đối với lô hàng đã hoàn
thành thủ tục hải quan, trước khi tiến hành kiểm dịch, phải đối chiếu hàng hoá
với khai báo của chủ hàng, với bộ hồ sơ hải quan. Nếu có sự sai khác thì lập
biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Sau khi kiểm dịch, nếu hàng
hoá phải tiêu huỷ thì tổ chức tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật; nếu
hàng hoá buộc phải tái xuất thì ra Quyết định buộc tái xuất, ghi rõ thời gian
phải thực hiện tái xuất, giao chủ hàng 01 bản để thực hiện, 01 bản gửi cho Cơ quan
Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) để phối hợp thực hiện; theo dõi lô
hàng đến khi thực tái xuất; xử lý vi phạm đối với Chủ hàng không thực hiện
nghiêm Quyết định buộc tái xuất.
2.5. Thông báo kịp thời cho Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng cam kết
về kiểm dịch đã đăng ký, đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan các lô hàng tiếp
theo.
2.6. Khi tổ chức, cá nhân đã thực
hiện quyết định xử lý thì Cơ quan Kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế thủ tục hải
quan), cấp văn bản xác nhận để trình với Cơ quan Hải quan xoá cưỡng chế làm thủ
tục, trong đó nêu rõ doanh nghiệp bị cưỡng chế theo Thông báo nào (số, ngày
tháng, hành vi vi phạm, hình thức xử lý).
3. Trách nhiệm của Cơ quan Hải
quan:
3.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
Cơ quan Hải quan chỉ yêu cầu nộp
Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của
pháp luật.
3.2. Đối với
hàng hoá nhập khẩu:
3.2.1. Khi tiếp nhận đăng ký hồ
sơ hải quan, yêu cầu chủ hàng nộp 01 Giấy đăng ký kiểm dịch (bản chính) đã được
Cơ quan Kiểm dịch xác nhận; làm thủ tục theo quy định.
3.2.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu
đã hoàn thành thủ tục hải quan bị buộc tái xuất theo quyết định của Cơ quan Kiểm
dịch, Hải quan cửa khẩu (nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) đối chiếu hồ sơ
nhập khẩu của lô hàng với thực tế hàng hoá, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất,
nếu không phù hợp thì lập biên bản, thông báo cho Cơ quan Kiểm dịch (nơi ra quyết
định buộc tái xuất) để xử lý theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Đối với những lô hàng nhập
khẩu đã đăng ký kiểm dịch nhưng không được nhập khẩu do có vi phạm về chính
sách quản lý xuất nhập khẩu thì Hải quan nơi làm thủ tục xác nhận, ghi rõ lý do
vào Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của Chủ hàng).
3.2.4. Cưỡng chế thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân theo đề nghị của
Cơ quan Kiểm dịch do vi phạm pháp luật về kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu
đã đăng ký kiểm dịch.
3.2.5. Xoá bỏ cưỡng chế khi tổ
chức, cá nhân nộp bản sao và xuất trình bản chính văn bản của Cơ quan Kiểm dịch
(nơi đề nghị cưỡng chế) xác nhận đã thực hiện quyết định xử lý. Bản sao của tổ
chức thì phải xác nhận, ký tên, đóng dấu, bản sao của cá nhân là bản photocopy.
4. Quan hệ phối hợp:
4.1. Trong trường hợp Cơ quan Kiểm
dịch có yêu cầu kiểm dịch xong lô hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan
thì 2 Cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và Cơ quan Hải quan chỉ
quyết định thông quan sau khi có kết luận của Cơ quan Kiểm dịch.
4.2. Hàng năm, các Chi cục Hải
quan chủ trì họp với các Cơ quan Kiểm dịch có liên quan để rút kinh nghiệm về
việc phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch. Trong
trưòng hợp cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất theo đề nghị của Cơ quan Hải
quan hoặc Cơ quan Kiểm dịch.
III. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 4 năm 2003. Bãi bỏ Thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 31/8/1995 của Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm - Hải quan và Thông tư liên tịch số 03/LT-TT ngày 25/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Tổng cục Hải quan.
2. Tổng cục Hải quan, Cục Thú y,
Cục Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chịu trách nhiệm hướng dẫn
thực hiện Thông tư này.
3. Các Cơ quan Kiểm dịch, Chi cục
Hải quan cửa khẩu trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời đề xuất
biện pháp giải quyết và báo cáo về cơ quan cấp trên trực tiếp của mình để có chỉ
đạo giải quyết kịp thời.
Bùi
Bá Bổng
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thị Hồng Minh
(Đã
ký)
|
Trương
Chí Trung
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN GIẤY
ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
I. TRUNG TÂM
THÚ Y VÙNG HÀ NỘI
- Địa chỉ : 63 B Phương Mai - Đống
Đa Hà Nội
- Điện thoại : 04.8692627
- FAX : 04.8685390
- E.mail : Error! Bookmark not
defined.
- Địa bàn quản lý : Hà Nội, Hà
Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn
La, Lai Châu, Yên Bái.
II. TRUNG TÂM THÚ Y VÙNG HẢI
PHÒNG
- Địa Chỉ: Số 23 phố Đà Nẵng -
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 031.836511
- FAX: 031.551698
- E.mail: Error! Bookmark not
defined.
- Địa bàn quản lý : Hải Phòng,
Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng yên.
- Các Trạm cửa khẩu: Sân bay Cát
Bi, Cảng Hải Phòng
III. TRUNG TÂM
THÚ Y VÙNG VINH
- Địa Chỉ: 51 Nguyễn Sinh Sắc -
Thành phố Vinh - Nghệ An
- Điện thoại: 038.842786
- FAX: 038.841571
- E.mail: Error! Bookmark not
defined.
- Địa bàn quản lý : Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Các Trạm cửa khẩu: Lao Bảo, Cầu
Treo
IV. TRUNG TÂM
THÚ Y VÙNG ĐÀ NẴNG
- Địa Chỉ: Số 12
Trần Quý Cáp - Quận Hải Châu - Thành Phố Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511.822515
- FAX: 0511.826926
- E.mail: Error! Bookmark not
defined.
- Địa bàn quản lý : Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kontum, Đăk Lăk, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Các Trạm cửa khẩu: Sân bay Đà
Nẵng, Cảng Tiên Sa.
V. TRUNG TÂM THÚ Y VÙNG THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Địa Chỉ: Số 124 - 126 Phạm Thế
Hiển - Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08.8568886;
08.8568887
- FAX: 08.8569050
- E.mail: Error! Bookmark not
defined.
- Địa bàn quản lý : Thành phố Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
- Các Trạm cửa khẩu: Sân bay Tân
Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn, Trạm Mộc Bài.
VI. TRUNG TÂM THÚ Y VÙNG CẦN
THƠ
- Địa Chỉ: Đường Cách Mạng Tháng
Tám - Thành phố Cần Thơ - Cần Thơ
- Điện thoại: 071.820203
- FAX: 071.823386
- E.mail:
- Địa bàn quản lý: Cần Thơ, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Các Trạm cửa khẩu: Cảng Cần
Thơ
VII. CÁC TRẠM KIỂM DỊCH ĐỘNG
VẬT CỬA KHẨU TRỰC THUỘC CỤC THÚ Y
1. Trạm kiểm dịch động vật Sân
bay Nội Bài
- Địa chỉ: Sân bay Quốc tế Nội
Bài
- Điện thoại: 04.8840120
2. Trạm kiểm dịch động vật Đồng
Đăng
- Địa chỉ: 39 Khu Ga Đồng Đăng -
thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn
- Điện thoại: 025.851275
- FAX: 025.8852306
- Các Trạm cửa khẩu: Ga Đồng
Đăng, Hữu Nghị, Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma
3. Trạm kiểm dịch động vật Lào
Cai
- Địa chỉ: Thị xã Lào Cai - Lào
Cai
- Điện thoại: 020.830260
4. Trạm kiểm dịch động vật Móng
Cái
- Địa chỉ: Thị xã Móng Cái - Quảng
Ninh
- Điện Thoại: 033.881502
- FAX: 033.881502
- Các Trạm cửa khẩu: Móng Cái, Bắc
Phong Sinh
Ghi chú: * Hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật được thực hiện theo Quyết định số
607 NN-TY/QĐ ngày 09 tháng 6 năm 1994 của Bộ Nông nghiệp và CNTP (nay là Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
* Chi cục Thú y tỉnh, thành phố
khi được Cục Thú y uỷ quyền được phép thực hiện công tác kiểm dịch tại cửa khẩu
theo phạm vi được uỷ quyền.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN GIẤY
ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ (VẬT THỂ) XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1. Chi cục kiểm dịch thực vật
vùng I:
Địa chỉ: Số 2 Trần Quang Khải -
Thành Phố Hải Phòng
Điện thoại: 031.842104 -
031.823366
Fax: 031.821839
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Thái Bình, Hải
Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh
Các trạm cửa khẩu: Cảng Hải
Phòng; Móng Cái; Bình Liêu.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
II:
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận I
- Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8251401 -
0808.8238948
Fax: 08.8293266
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Ninh Thuận,
Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành Phố Hồ
Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Các trạm cửa khẩu: Cảng Sài Gòn;
Mộc Bài; Vũng Tàu; Sân Bay Tân Sơn Nhất; Bình Hiệp; Tho Mo; Hưng Điền A; Xa
Mát; Ka Tum; Phước Tân; Hoa Lư; Hoàng Diệu; Thường Phước; Bưu Điện Đồng Tháp;
Bưu Điện Bà Rịa Vũng Tàu; Bưu điện Đồng Nai.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
III:
Địa chỉ: 146 Hoàng Diệu - Thành
Phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.821622
Fax: 0511.826863
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Các trạm cửa khẩu: Cảng Đà Nẵng;TP.
Huế; Lao Bảo.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
IV:
Địa chỉ: 66 Lê Hồng Phong - Qui
Nhơn - Bình Định
Điện thoại: 056.822964 -
056.823538
Fax: 056.822964(823538)
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.
Các trạm cửa khẩu: Nha Trang; Bờ
Y; Đức Cơ; Buprăng; Đắc Bơ.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
V:
Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di - Đống Đa
- Hà Nội
Điện thoại: 04.8513500
Fax: 04.5330043
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Bắc Giang, Bắc
Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Hoà
Bình.
Các trạm cửa khẩu: TP. Hà Nội;
Sân bay Nội Bài
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
VI:
Địa chỉ: 28 Trần Phú - Thành Phố
vinh - Nghệ An
Điện thoại: 038.842992
Fax:
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Các trạm cửa khẩu: Cầu Treo;
Chalo.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
VII:
Địa chỉ: 98B Ngô Quyền, phường
Đông Kinh - Thị xã Lạng Sơn
Điện thoại: 025.875797 -
025.875798
Fax: 025.872941
E-mail:
Địa bàn phụ trách: Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Các trạm cửa khẩu: Hữu Nghị; Đồng
Đăng; Tân Thanh; Chi Ma; Cổng Trắng; Tà Lùng; Trà Lĩnh; Hà Quảng; Sóc Giang.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
VIII:
Địa chỉ: Thị xã Lào Cai
Điện thoại: 020.830503 -
020.830097
Fax: 020.830503
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La.
Các trạm cửa khẩu: Lào Cai; Ga
Lào Cai; Bát Sát; Mường Khương; Quang Kim; Lục Cẩu; Km 6; Thanh Thuỷ; Ma lư
Thàng; Pay Chang; Chiềng Khơi; Si Ma Cai; Tây Trang.
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
IX:
Địa chỉ: 386B đường Cách mạng
tháng tám - Thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 071.826709 -
071.883551
Fax: 071.828408
E-mail: [email protected]
Địa bàn phụ trách: Cần Thơ, An
Giang, Kiên Giang, Cà mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre.
Các trạm cửa khẩu: Cảng Mỹ Thới;
Tịnh Biên; Vĩnh Hội Đông; Vĩnh Xương; Khánh Bình.
Ghi chú:
1. Danh mục hàng hoá(vật thể) xuất
khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch thực vật hiện hành theo Quyết định số 56/2001/QĐ/BNN-BVTV ngày 23 tháng 05 năm 2001 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Khi triển khai các trạm kiểm
dịch mới, cơ quan Kiểm dịch thực vật sẽ thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu
biết để phối hợp.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh,
thành phố khi được Cục Bảo vệ thực vật uỷ quyền được phép thực hiện công tác kiểm
dịch tại cửa khẩu theo phạm vi được uỷ quyền.
PHỤ LỤC I
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH
VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN
KIỂM DỊCH THUỶ SẢN
Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản -
Bộ Thuỷ sản
Địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan
- Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04.8345953 -
04.7718298 - 04.351759
FAX: 04.8353363
Địa bàn phụ trách: Cả nước
Ghi chú:
1. Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản
có thể uỷ quyền việc xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản cho
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh có cửa khẩu.
2. Đối với các cửa khẩu không có
trạm kiểm dịch thuỷ sản đề nghị liên hệ với Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản để được
hướng dẫn.
3. Danh mục đối tượng kiểm dịch
đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản (Theo Thông tư số 02/TS-TT ngày
25/6/1994 của Bộ Thuỷ sản):
- Các loài cá, giáp xác, thân mềm,
da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, trứng của chúng và động vật có vú
- Sản phẩm tươi, sống, sản phẩm
được xử lý, sơ chế (ướp đông, phơi tái, ướp muối...) còn có thể mang tác nhân
gây bệnh cho động vật thuỷ sản.
PHỤ LỤC 2
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày tháng năm
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH (*)
Kính
gửi:
.......................................(**)..............................................
Tên tổ chức, cá nhân đăng
ký:........................................................................
Địa chỉ.............................................................................................................
Điện thoại............................................................
Fax/E-Mail........................
Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch lô
hàng(***):... (xuất khẩu, nhập khẩu...)......
1. Tên hàng
2. Nơi sản xuất
3. Số lượng
4. Kích cỡ cá thể (đối với hàng
hoá là thuỷ sản)
5. Trọng lượng tịnh
6. Trọng lượng cả bì
7. Loại bao bì
8. Số Hợp đồng hoặc số chứng từ
thanh toán ( L/C, TTr..... )
9. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu
10. Nước xuất khẩu
11. Cửa khẩu xuất
12. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
13. Nước nhập khẩu
14. Phương tiện vận chuyển
15. Cửa khẩu nhập
16. Mục đích sử dụng
17. Giấy cho phép kiểm dịch nhập
khẩu (nếu có)
18. Địa điểm kiểm dịch
19. Địa điểm nuôi trồng (nếu có)
20. Thời gian kiểm dịch
21. Địa điểm giám sát (nếu có)
22. Thời gian giám sát
23. Số bản giấy chứng nhận kiểm
dịch cần cấp
Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản
nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng
ký và chỉ đưa hàng hoá ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấychứng nhận
kiểm dịch (****).
TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(ký,
đóng dấu, ghi rõ họ tên)
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH:
Đồng ý đưa hàng hoá về địa điểm................................................................
để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi...
giờ ngày.... tháng.... năm....
Vào
sổ số..............., ngày... tháng... năm....
..........................(*).............................
(ký,
đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Xác
nhận của Cơ quan Hải quan
(trong trường hợp lô hàng không
được nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào
Việt nam vì lý do:..........................
.................................................................................................................
...,
ngày... tháng... năm....
Chi
cục Hải quan cửa khẩu.............
(ký,
đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(*) Đăng ký theo Mẫu này được thể
hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4
(**) Tên Cơ quan Kiểm dịch
(***) Phải có đầy đủ các tiêu
chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng.
(****) Cam kết này chỉ ghi khi
đăng ký kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có
con dấu phải ghi rõ số Giấy Chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.