BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1999/TTLB-BKHĐT-BNN

Hà Nội , ngày 06 tháng 10 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 03/1999/TTLB-BKHĐT-BNN NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
(Theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

Căn cứ Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Quyết định số 531/TTg ngày 8 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia; Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia;
Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NSVSMTNT), Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điểm như sau:

I- MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1- đến năm 2000: nâng tỷ lệ người được sử dụng nước sạch lên khoảng 45%; Cải thiện vệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và vùng nông thôn khó khăn khác.

2- Đến năm 2005: Khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sach; 50% số hộ có hố xí hợp vệ sinh; 30% chuồng trại và 10% số làng nghề xử lý được chất thải. Đại bộ phận các trường học, bệnh viện trạm xá, chợ và công trình công cộng khác ở nông thôn có nước sạch và giữ môi trường sạch sẽ, phần lớn cư dân nông thôn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

3- Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.

II- NGUYÊN TẮC CHUNG:

- Nhà nước tạo môi trường pháp lý bao gồm xây dựng qui hoạch, công nghệ, mô hình, truyền thông, đào tạo để dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người, các vùng nông thôn khó khăn và đề ra các cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn với mọi hình thức nhằm xã hội hoá được lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, huy động các nguồn lực bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại cho địa phương, nguồn của các tổ chức quốc tế, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội, huy động nguồn lực các tổ chức cá nhân và các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình; Đưa mục tiêu và các giải pháp về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vào mục tiêu chung trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

- Việc đầu tư và xây dựng các công trình phải được thực hiện công khai, dân chủ, có sự bàn bạc và tham gia của người hưởng lợi từ khâu lập kế hoạch thiết kế thi công công trình đến quản lý vận hành, bảo dưỡng, đảm bảo cho công trình hoạt động bền vững.

III- PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Để đảm bảo việc cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường cho các vùng nông thôn theo đúng mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt bao gồm:

- Quản lý, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn;

- Quản lý và đầu tư xây dựng các công trình gắn với việc xử lý chất thải của người và gia súc như xây dựng các hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở các làng nghề nông thôn;

- Góp phần bảo vệ nguồn nước, chống cạn kiệt, chống ô nhiễm trong quá trình khai thác sử dụng đảm bảo giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường;

Chương trình được triển khai cho các vùng nông thôn bao gồm cả thị trấn có số dân nhỏ hơn 3 vạn người (Theo Chiến lược Quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn).

IV- NỘI DUNG ĐẦU TƯ:

1- Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình và nguyên tắc sử dụng:

a) Nguồn vốn đầu tư cho chương trình gồm:

- Vốn ngân sách; ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn từ các chương trình mục tiêu khác được lồng ghép trên địa bàn;

- Vốn Quốc tế: Nguồn từ các tổ chức Quốc tế viện trợ cho chương trình theo các hiệp định đã được ký kết, nguồn từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO);

- Vốn tín dụng: Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh;

- Vốn của dân: Huy động sự đóng góp của nhân dân theo mức được qui định tại Thông tư Liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 103/1999/TTLT/BTC-NN và PTNT ngày 21 tháng 8 năm 1999 và vốn của các tổ chức cá nhân tham gia đóng góp đầu tư vào chương trình;

- Vốn do dân tự đầu tư.

b) Sử dụng các nguồn vốn:

b.1) Vốn ngân sách (Trung ương, địa phương và viện trợ Quốc tế), chủ yếu thực hiện:

- Xây dựng quy hoạch về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện chương trình;

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nhân dân có nhu cầu;

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng vật liệu thiết bị mới về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình;

- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình điểm;

- Đối ứng với vốn viện trợ của Quốc tế;

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người, và các vùng nông thôn khó khăn khác.

b.2) Vốn của dân và vốn vay tín dụng: chủ yếu thực hiện việc xây dựng các công trình dưới mọi hình thức khác nhau như:

- Góp một phần kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh có vốn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Quốc tế;

- Đầu tư xây dựng công trình để kinh doanh thu tiền nước, tiền dịch vụ về vệ sinh môi trường ở nông thôn;

- Đầu tư xây dựng vận hành và chuyển giao công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo hình thức BOT;

- Các hình thức đầu tư khác.

2- Dự án đầu tư: Bao gồm các công trình cấp nước tập trung, công trình cấp nước phân tán, công trình về vệ sinh môi trường với qui mô thôn, bản, xã hoặc liên xã và các dự án nước sạch môi trường nông thôn khác.

3- Chủ đầu tư dự án: tuỳ theo qui mô tính chất của từng dự án mà Uỷ ban nhân dân tỉnh, bộ, ngành tham gia chương trình Quyết định số Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cơ quan chuyên ngành làm chủ đầu tư.

4- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án:

Việc lập, phần duyệt các dự án đầu tư theo các qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;

Dự án đầu tư sau khi được phê duyệt, Ban chủ nhiệm (hoặc Ban chỉ đạo) Chương trình của tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) để tổng hợp làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm;

V- CƠ CHẾ ĐẦU TƯ

1- Việc đầu tư và xây dựng phải theo dự án, trong đó:

a) Đối với các dự án trong các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29 tháng 4 năm 1999 về quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền nuí và vùng sâu vùng xa.

b) Đối với các dự án trong các vùng khác được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng).

2- Mức hỗ trợ vốn đầu tư của Nhà nước cho các dự án được thực hiện theo Thông tư Liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 103/1999/TTLT/BTC-NN&PTNT về hướng dẫn quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

VI- CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ:

1- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch.

a) Việc đầu tư dựa trên cơ sở các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hàng năm theo sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố (gọi tắt là các tỉnh), Thủ trưởng của các Bộ, ngành tham gia Chương trình phải có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm báo cáo, đề xuất nhu cầu của năm kế hoạch gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

c) Căn cứ vào mục tiêu của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình của năm kế hoạch bao gồm nguồn vốn Nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế), vốn đóng góp của dân, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (kèm theo bảng phân bổ vốn đầu tư, mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình cho các tỉnh, Bộ, ngành tham gia chương trình).

2- Giao kế hoạch:

a) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành tham gia chương trình tổng vốn Nhà nước của chương trình trong năm kế hoạch (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn viện trợ của các tổ chức Quốc tế).

b) Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch hàng năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành tham gia chương trình về mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu vốn đầu tư, danh mục dự án (nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ), đồng thời thông báo kế hoạch tổng hợp của chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để làm căn cứ chỉ đạo.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không giao kế hoạch cho hệ thống ngành dọc ở địa phương, mà chỉ hướng dẫn nghiệp vụ, giải pháp về kỹ thuật công nghệ và cơ chế, chính sách để thực hiện kế hoạch.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Bộ, ngành tham gia chương trình giao chỉ tiêu chi tiết tới từng dự án cho các đơn vị h với các nội dung sau:

- Danh mục dự án, mục tiêu và nhiệm vụ của từng dự án.

- Nguồn vốn thực hiện: tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình (vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn viện trợ Quốc tế, vốn của các tổ chức, cá nhân, vốn dân đóng góp).

VII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

- Căn cứ Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm huy động cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện được mục tiêu của Chương trình.

- Các ngành, các cấp theo chức năng của mình tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng tinh thần nội dung của Thông tư này.

- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì chưa phù hợp, đề nghị phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghiên cứu bổ sung.

Nguyễn Thiện Luân

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Thảo

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 03/1999/TTLT-BKH-BNN

Hanoi, October 6, 1999

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE EXECUTION OF THE NATIONAL TARGET PROGRAM FOR RURAL CLEAN WATER AND ENVIRONMENTAL HYGIENE
(Under the Prime Minister’s Decision No.237/1998/QD-TTg)

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.237/1998/QD-TTg of December 3, 1998 ratifying the national target program for rural clean water and environmental hygiene; Decision No.531/TTg of August 8, 1996 on the management of national programs; and Decision No.05/1998/QD-TTg of January 14, 1998 on the management of national target programs;
With a view to well executing the national target program for rural clean water and environmental hygiene (RCWEH), the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development hereby jointly guide a number of points as follows:

I. THE PROGRAM’S OBJECTIVES:

1. By the year 2000: To raise the rate of clean water users to about 45%; and to improve the environmental hygiene, with priority being given to border areas, islands, areas inhabited by ethnic minority people and other rural areas meeting with difficulties.

2. By the year 2005: About 80% of the rural population to be supplied with clean water; 50% of households to have hygienic latrines; waste from 30% of the animal farms and stables and 10% of craft villages to be treated. Most schools, hospitals, medical stations, markets and other public works in rural areas to be supplied with clean water and surrounded by clean environment, and most of the rural people to properly keep their personal hygiene.

3. To contribute to the combat against the dry-up and pollution of water sources as well as to the protection of the quality thereof.

II. GENERAL PRINCIPLES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall manage and mobilize various resources, including revenues from agricultural land use tax which are left to their localities, resources from international organizations, from integrated socio-economic development programs, and resources mobilized from organizations, individuals and various population strata in their respective localities, in order to achieve the program’s objectives; and incorporate the rural clean water supply and environmental hygiene objectives and solutions into the general objectives set in the annual socio-economic development plans of their localities.

- The investment and construction of projects must be carried out in a transparent and democratic manner, with the beneficiaries’ discussion and participation in various processes, from the planning, designing and construction to management, operation and maintenance of such projects, ensuring the sustainable operation thereof.

III. THE PROGRAM’S SCOPE:

To ensure that the clean water supply and environmental hygiene improvement in rural areas are carried out according to the objectives already ratified by the Government, the program shall cover:

- Management of and investment in the construction of clean water supply projects in service of the rural population community;

- Management of and investment in the construction of projects in combination with the treatment of human and animal wastes, such as the construction of hygienic latrines and animal farms and stables, and treatment of wastes from rural craft villages;

- Contribution to the protection of water sources, the combat against dry-up and pollution thereof in the course of exploitation and use, ensuring the protection of environmental hygiene and scenes;

The program shall be executed in rural areas, including small district townships with a population of less than 30,000 each (according to the national strategy for rural water supply and hygiene).

IV. INVESTMENT CONTENTS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Investment capital sources for the program include:

- Budgetary capital: from the central-level budget, local budgets, and from other target programs integrated with this program in the localities;

- International capital: aid from various international organizations to the program according to the already concluded agreements and from non-governmental organizations (NGOs);

- Credit capital: lent by the State with preferential interest rates, for investment in the construction of water supply and sanitation projects;

- Capital mobilized from the people: People’s contributions shall be mobilized at the level prescribed in Joint Circular No.103/1999/TTLT/BTC-NN & PTNT of August 21, 1999 of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development, as well as the capital contributed to and invested in the program by organizations and individuals;

- Capital invested by the people by themselves.

b/ Use of the capital sources:

b.1. Budgetary capital (central-level and local budgets and international aids), which shall be used mainly for:

- Elaboration of the planning on rural clean water supply and environmental hygiene;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Training in order to raise the capacity of officials taking part in the national target program for rural clean water and environmental hygiene and people who wish to be trained;

- Technological research, application and/or transfer, supply of new materials and equipment for the rural clean water supply and environmental hygiene;

- Formulation of mechanisms and policies for the execution of the program;

- Support of funds for the building of pilot models;

- Supply of reciprocal capital matching international aids;

- Support of investment funds for the construction of daily-life water supply and environmental sanitation projects in border areas, islands, areas inhabited by ethnic minority people and other rural areas meeting with difficulties.

b.2. The people’s capital and credit loans: shall be used mainly for the construction of projects in various forms, below:

- Contribution of a part of fund to the investment in the construction of water supply and sanitation projects, with support capital from the State and international organizations;

- Investment in the construction of projects for commercial operation with charges for water supply and environmental sanitation services in rural areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other investment forms.

2. Investment projects: including centralized water supply projects and scattered water supply projects, environmental sanitation projects on the village, hamlet, commune or inter-commune scale, and other clean water and rural environment projects.

3. Project investors: Depending on the scale and characteristics of each project, the provincial People’s Committee, ministry or branch taking part in the program shall decide a commune or district People’s Committee or a specialized agency to act as the project investor.

4. Project elaboration, evaluation and approval:

The elaboration and approval of investment projects shall comply with the current regulations on investment and construction management;

Investment projects, after being approved, shall be submitted by the provincial program management boards (or the steering boards) to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Management Board of the National Target Program for Rural Clean Water and Environmental Hygiene) for being synthesized and serving as basis for the elaboration of annual investment plans;

V. INVESTMENT MECHANISM:

1. The investment and construction must be carried out according to projects, in which:

a/ For projects in communes meeting with great difficulties, they shall comply with Joint Circular No.416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD of April 29, 1999 on management of investment in and construction of infrastructure projects in mountainous, remote and deep-lying communes meeting with great difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The level(s) of the State’s investment capital in support of projects shall comply with Joint Circular No.103/1999/TTLT/BTC-NN and PTNT of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development guiding the management, allocation and settlement of funds for the National Program on Rural Clean Water and Environmental Hygiene.

VI. PLANNING WORK

1. Elaboration and synthesization of plans:

a/ The investment shall be made on the basis of projects already approved by the competent authorities;

b/ Annually, under the guidance of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred to as the provinces for short), the ministers and the heads of the branches taking part in the program shall have to evaluate the execution of the reporting year’s plan, and propose the plan year’s demand to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

c/ Basing itself on the program’s objectives, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall synthesize and propose the program’s objectives, tasks and investment capital demand in the plan year, including the State’s capital source (development investment capital, non-business capital, credit capital and international aids), capital contributed by the people and capital mobilized from organizations and individuals, to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (together with the table for distribution of investment capital, and assignment of the program’s tasks and objectives to the participating provinces, ministries and branches).

2. Plan assignment:

a/ The Prime Minister shall allocate to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People’s Committees of the participating provinces and branches the program’s total State capital in the plan year (budgetary capital, credit capital and international organizations’ aids).

b/ The Prime Minister shall authorize the Minister of Planning and Investment to assign annual plans to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the provincial People’s Committees and the ministries and branches taking part in the program in terms of objectives, tasks, investment capital structure and list of projects (with capital supported by the State budget), and at the same time notify the Ministry of Agriculture and Rural Development of the program’s general plans which shall serve as basis for direction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The presidents of the provincial People’s Committees, the heads of the ministries and branches that participate in the program, shall assign each project’s detailed criteria to the execution units with the following contents:

- Project list, objectives and tasks of each project.

- Capital source for execution: The total investment capital and the investment capital structure for the program’s execution (the State budget capital, credit capital, international aids, capital mobilized from organizations and individuals, and capital contributed by the people).

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

- Basing themselves on this Circular, the presidents of the provincial People’s Committees shall formulate mechanisms and policies suitable to the characteristics and circumstances of their respective localities, in order to fully mobilize all resources for the achievement of the program’s objectives.

- The branches and levels, within their respective functions, shall direct, inspect, supervise and urge the execution of the program in this Circular’s spirit.

- This Circular takes effect after its signing. Any irrationalities arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Planning and Investment for study and appropriate supplements.

 

FOR THE MINISTER
OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Nguyen Xuan Thao

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint circular No. 03/1999/TTLB-BKH-BNN of October 6, 1999, guiding the execution of the national target program for rural clean water and environmental hygiene
Official number: 03/1999/TTLB-BKH-BNN Legislation Type: Joint circular
Organization: The Ministry of Planning and Investment, The Ministry of Agriculture and Rural Development Signer: Nguyen Thien Luan, Nguyen Xuan Thao
Issued Date: 06/10/1999 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint circular No. 03/1999/TTLB-BKH-BNN of October 6, 1999, guiding the execution of the national target program for rural clean water and environmental hygiene

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status