TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN) về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại về vật chất hoặc bị tổn hại về tinh thần do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án (sau đây gọi chung là người đã tiến hành tố tụng) gây ra khi tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Điều 2. Các trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường

Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong các trường hợp sau đây:

1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (sau đây viết tắt là BPKCTT) trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN)

a) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng dân sự

a1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS).

Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 9 Điều 102 và Điều 111 BLTTDS về việc cho bán hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đang tranh chấp mà bị đơn đang chiếm giữ, nhưng Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc bị đơn đang chiếm giữ hàng hóa này phải bán ngay ra thị trường. Sau đó, đương sự khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

a2) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS khi không có đủ các điều kiện theo quy định tại các điều 103, 104, 105, 106 và 107 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 3 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.

a3) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 8 Điều 102 và Điều 110 BLTTDS về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, nhưng Tòa án áp dụng BPKCTT kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại khoản 6 Điều 102 và Điều 108 BLTTDS. Đương sự khiếu nại yêu cầu hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án nêu trên, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

a4) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Công ty A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 10 Điều 102 và Điều 112 BLTTDS về việc phong tỏa tài khoản năm trăm triệu đồng tại Ngân hàng Z của Công ty B. Tuy nhiên, Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT phong tỏa toàn bộ tài khoản 10 tỷ đồng của Công ty B tại Ngân hàng Z. Công ty B có đơn khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT nêu trên.

Trong trường hợp này, nếu người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu của người yêu cầu, thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

b) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng hành chính

b1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT khi không có đơn yêu cầu của người yêu cầu.

b2) Người đã tiến hành tố tụng áp dụng BPKCTT không đúng với yêu cầu của đương sự.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh N ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1000 ha đất cho doanh nghiệp A để xây dựng khu đô thị mới. Khi doanh nghiệp A đang tiến hành xây dựng khu đô thị thì người dân cư trú xung quanh khu đô thị đang được xây dựng khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp A của Ủy ban nhân dân tỉnh N vì cho rằng quyết định này là trái pháp luật và việc bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Đồng thời với đơn khởi kiện, người dân có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng một phần khu đô thị giáp với nơi người dân đang sinh sống. Tuy nhiên, Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng toàn bộ khu đô thị. Doanh nghiệp A khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp A có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

2. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN) khi có đủ hai điều kiện sau đây:

a) Bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.

Điều 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng

1. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT (trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 125 BLTTDS hoặc Điều 71 Luật Tố tụng hành chính.

2. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là một trong các văn bản sau đây:

a) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật xác định người đã tiến hành tố tụng đó phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án;

b) Các quyết định gồm Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự vì lý do người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 Bộ Luật hình sự.

c) Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án xác định người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết.

d) Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đối với người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hành vi này.

Điều 4. Thủ tục ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này

1. Trường hợp người bị thiệt hại cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng nhưng người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang trong quá trình bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết, thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại, tố cáo tới Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng xét thấy việc khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo là có căn cứ, thì ban hành quyết định thành lập Hội đồng tư vấn gồm ít nhất ba thành viên giúp Chánh án xem xét hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.

Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn được ban hành theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Thành viên Hội đồng tư vấn phải có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại các điểm b và c khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch này.

3. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. Ý kiến của Hội đồng tư vấn được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của từng thành viên Hội đồng tư vấn. Trường hợp các thành viên Hội đồng tư vấn có ý kiến khác nhau thì văn bản báo cáo Chánh án cần ghi rõ ý kiến của từng thành viên.

4. Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, Chánh án Tòa án xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, xác định có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.

Chánh án Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo Mẫu số 02, kết luận nội dung tố cáo theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo này phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án cấp tỉnh, người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại tới Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp của Chánh án Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của người khiếu nại, tố cáo hoặc người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo, người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo và Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, thì quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.

Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường

1. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc Hội đồng xét xử ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.

2. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày văn bản xác định hành vi trái pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này được ban hành.

Trường hợp văn bản xác định hành vi trái pháp luật là bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày bản án, quyết định hình sự đó có hiệu lực pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường

1. Sau khi thực hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng gây ra đối với mỗi vụ việc, Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết bồi thường và báo cáo Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao về các nội dung sau đây để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường:

a) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường;

b) Ban hành quyết định giải quyết bồi thường;

c) Người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước;

d) Thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường;

e) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng.

Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường.

2. Sau khi giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án đã giải quyết tranh chấp gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

3. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao về công tác giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính của Tòa án các cấp địa phương mình.

Chương II

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

Điều 7. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường cũng được xác định theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày các khoản tiền được nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền (kê biên tài sản tranh chấp, phong tỏa tài khoản,...) đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường nhà nước.

Điều 8. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân

Thu nhập thực tế của cá nhân quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định như sau:

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu đối với cơ quan Nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của hai năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại và được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ hai năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.

Chương III

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 9. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này.

Điều 10. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các văn bản sau đây:

a) Đơn yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Tài liệu, chứng cứ kèm theo bao gồm:

b1) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.

b2) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này và quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm hủy bản án, quyết định trái pháp luật do người đã tiến hành tố tụng đã ban hành.

b3) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường như các giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh thiệt hại,…

2. Trường hợp vì lý do khách quan, người yêu cầu chưa thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thì người yêu cầu phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết bồi thường.

Trường hợp người yêu cầu đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể làm văn bản yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết bồi thường đúng đắn.

Điều 11. Gửi và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường

1. Người yêu cầu bồi thường gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường đến Tòa án có trách nhiệm bồi thường bằng một trong các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án.

b) Gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

2. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, Tòa án phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Tòa án đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo cho người yêu cầu bồi thường, người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Tòa án đã nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, sau đó xét thấy không thuộc trách nhiệm giải quyết bồi thường của mình thì thông báo trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến Tòa án có trách nhiệm giải quyết.

Điều 12. Phân công cán bộ giải quyết bồi thường

1. Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án cùng thảo luận, thống nhất cử một cán bộ đại diện chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.

Người thân thích của người đã tiến hành tố tụng hoặc của người bị thiệt hại là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại, con rể, con dâu, anh em kết nghĩa, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,… với người đã tiến hành tố tụng hoặc người bị thiệt hại mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết.

2. Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đối với Tòa án cấp huyện thì người đại diện là Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện là lãnh đạo cấp phòng trở lên; đối với Tòa án nhân dân tối cao thì người đại diện là lãnh đạo cấp vụ trở lên;

b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường;

c) Không phải là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

3. Trong trường hợp không có người đại diện đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường cử 01 Thẩm phán đại diện giải quyết bồi thường.

Điều 13. Xác minh thiệt hại

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường.

2. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật TNBTCNN. Trường hợp cần phải tiến hành định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản để xác định thiệt hại về tài sản, thì Tòa án có trách nhiệm giải quyết bồi thường áp dụng tương tự quy định tại Điều 90 và Điều 92 BLTTDS và các văn bản pháp luật có liên quan. Chi phí định giá, giám định được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước.

Điều 14. Thương lượng việc bồi thường

Thương lượng việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật TNBTCNN. Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 15. Ban hành quyết định giải quyết bồi thường

Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người đại diện phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để báo cáo Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường.

Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 20 Luật TNBTCNN. Quyết định giải quyết bồi thường được ban hành theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 21 Luật TNBTCNN.

Điều 16. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường

1. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án có trách nhiệm bồi thường, Tòa án nhân dân tối cao và người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

2. Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.

3. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi cho Tòa án cấp trên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường và Tòa án nhân dân tối cao kèm theo báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Điều 17. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường được ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật TNBTCNN.

2. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật TNBTCNN mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định giải quyết bồi thường.

Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước

1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước là Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN.

2. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN là Tòa án có trách nhiệm bồi thường thì Tòa án nhân dân cấp huyện báo cáo Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của Tòa án đó lấy vụ án lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Điều 19. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước

Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 20. Chi trả tiền bồi thường

Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước, Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Chương VI Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.

Chương IV

THỦ TỤC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ CỦA NGƯỜI ĐÃ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 21. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng đã gây thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất ban hành quyết định thành lập Hội đồng.

2. Thành phần Hội đồng bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường.

Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất cử một Phó Chánh án là Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện tổ chức công đoàn của Tòa án có trách nhiệm bồi thường;

c) Đại diện bộ phận tổ chức, cán bộ của cơ quan đang quản lý người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;

d) Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của Tòa án có trách nhiệm bồi thường;

đ) Chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan.

Trường hợp có nhiều người đã tiến hành tố tụng thuộc các Tòa án khác nhau cùng gây ra thiệt hại thì đại diện lãnh đạo của các Tòa án này phải tham gia Hội đồng.

Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại, mức độ lỗi của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;

2. Xác định điều kiện kinh tế của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;

3. Kiến nghị với Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp nếu Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường là người gây ra thiệt hại về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả đối với từng người gây thiệt hại;

4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 23. Ban hành quyết định hoàn trả

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng để ban hành quyết định hoàn trả theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại thì Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả.

2. Trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng thì có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.

Điều 24. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả

1. Người có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức hoàn trả ghi trong quyết định hoàn trả.

2. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì người đã tiến hành tố tụng có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

3. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì việc xác định mức hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thực hiện theo quy định của Điều 57 Luật TNBTCNNĐiều 16 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.

4. Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải thu và nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 25. Xử lý người đã tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả

1. Người có nghĩa vụ hoàn trả đã được Tòa án có trách nhiệm bồi thường thông báo đến lần thứ ba về việc hoàn trả mà không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả đã chuyển công tác đến cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thì cơ quan nhà nước đang trực tiếp quản lý người có nghĩa vụ hoàn trả có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và quyết định biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này và thông báo với Tòa án có trách nhiệm bồi thường, người đã ra quyết định hoàn trả.

3. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Xử lý trách nhiệm hoàn trả khi Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả bị chết

Trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường đã ban hành quyết định hoàn trả mà người có trách nhiệm hoàn trả bị chết, thì những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả phải thực hiện nghĩa vụ của người có trách nhiệm hoàn trả.

Trường hợp những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả không thực hiện nghĩa vụ, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2012.

2. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp Tòa án xét xử người đã tiến hành tố tụng về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì Tòa án tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để giải quyết theo quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp đã có bản án, quyết định hình sự xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án mà đã giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong bản án, quyết định hình sự đó, thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định hình sự về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (nếu có) được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Tống Anh Hào

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thủy Khiêm

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG





Phạm Quý Tỵ

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /QĐ-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Hội đồng tư vấn giúp Chánh án xem xét hành vi ... của người đã tiến hành tố tụng

CHÁNH ÁN TOÀ ÁN

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Xét đơn khiếu nại/ tố cáo của(3) ……… về hành vi(4) …….... của (5)…………… trong quá trình giải quyết vụ việc(6)………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng tư vấn gồm các ông bà có tên sau đây:(7)

1.…………..;

2…………..;…

Điều 2. Hội đồng tư vấn giúp Chánh án xem xét hành vi(8) ……………. của(9) ………………….. trong quá trình giải quyết vụ việc(10)…………….

Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét và báo cáo Chánh án về việc có hay không có hành vi(11) ………….. của(12)…………………….. trong quá trình giải quyết vụ việc(13) ............................

Điều 3. Hội đồng tư vấn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
(14) … (để biết);
(15) … (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

----------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 01:

(1) Ghi tên của Toà án ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (4), (8), (11) Tùy từng nội dung khiếu nại, tố cáo mà ghi rõ Hội đồng xem xét về hành vi nào của người tiến hành tố tụng: hành vi“ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật”, hoặc hành vi “ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật” hoặc hành vi “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”.

(3) Ghi họ tên, địa chỉ của người khiếu nại/tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(5), (9), (12), (15) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại/tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(6), (10), (13) Ghi tóm tắt vụ việc người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.

(7) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của những thành viên Hội đồng tư vấn. Cần lưu ý, tuy theo giới tính mà ghi Ông hoặc Bà trước khi ghi họ tên (ví dụ: Ông Trần Đình G).

(14) Ghi họ tên của người khiếu nại/tố cáo. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).

 

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-BTNN

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết khiếu nại.

CHÁNH ÁN TÒA ÁN

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Xét đơn khiếu nại đề ngày … tháng … năm ……… của(3) ........................................

Địa chỉ.........................................................................................................................

Khiếu nại đối với hành vi(4) ……………………………. của(5) .....................................

Nội dung khiếu nại(6) ..................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Kết quả nghiên cứu, xem xét nội dung khiếu nại(7).....................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Căn cứ(8).....................................................................................................................

....................................................................................................................................

Kết luận(9) ...................................................................................................................

....................................................................................................................................

Từ các căn cứ nêu trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác định(10) ....................................................................................................

....................................................................................................................................

Điều 2.(11) ...................................................................................................................

....................................................................................................................................

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực(12)........................................................................

....................................................................................................................................

Điều 4. (13)...................................................................................................................

và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
(14) ....... (để thực hiện);
(15) …… (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(16) …… (để báo cáo);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN 
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

--------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 02:

(1) Ghi tên của Toà án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi tên vụ việc khiếu nại, đối với ai.

(3) Ghi họ tên, địa chỉ của người khiếu nại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(4) Ghi hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại.

(5) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(6) Ghi tóm tắt nội dung và diễn biến vụ việc khiếu nại (ghi theo nội dung đơn khiếu nại).

(7) Ghi rõ nhận định của Chánh án Tòa án giải quyết khiếu nại về nội dung vụ việc khiếu nại.

(8) Ghi các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại.

(9) Ghi kết luận rõ nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (Nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).

(10) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại và xác định người này có hay không có hành vi trái pháp luật bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(11) Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại, người khiếu nại (ghi rõ họ tên) và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại (ghi rõ họ tên) có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp (ghi rõ tên Tòa án) của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (ghi rõ tên Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại).

Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân tối cao thì không có Điều này.

(12) Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi “Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại (ghi rõ họ tên) và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại (ghi rõ họ tên) nhận được Quyết định này, trừ trường hợp người khiếu nại và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại không đồng ý và khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp (ghi rõ tên Tòa án) của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại (ghi rõ tên Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại).

Nếu là Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân tối cao thì ghi “Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký”.

(13) Ghi họ tên của người khiếu nại và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(14) Ghi họ tên của người khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(15) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(16) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

 

Mẫu số 03 

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /QĐ-BTNN

………, ngày … tháng … năm………

 

KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO

CHÁNH ÁN TÒA ÁN

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Xét đơn tố cáo đề ngày … tháng … năm ……… của(2) ..................................................

Tố cáo hành vi(3) ……………………………. của(4) ...................................................

Nội dung tố cáo(5) .....................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Kết quả xác minh, xem xét nội dung tố cáo(6)...........................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Căn cứ(7)...................................................................................................................

..................................................................................................................................

Kết luận về việc có hay không những hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo(8)

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

 

Nơi nhận:
(9) ...... (để thực hiện);
(10) …… (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(11) …… (để báo cáo);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN 
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

--------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 03:

(1) Ghi tên của Toà án ban hành kết luận nội dung tố cáo. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(3) Ghi hành vi của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo.

(4) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(5) Ghi tóm tắt nội dung và diễn biến vụ việc tố cáo (ghi theo đơn tố cáo).

(6) Ghi rõ những nhận định của Chánh án Tòa án giải quyết tố cáo về nội dung vụ việc tố cáo.

(7) Ghi các căn cứ pháp luật để giải quyết tố cáo.

(8) Ghi kết luận rõ nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (Nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong kết luận nội dung tố cáo). Người đã tiến hành tố tụng bị tố cáo có thực hiện hành vi trái pháp luật bị tố cáo hay không.

(9) Ghi họ tên của người khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(10) Ghi tên của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(11) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành kết luận nội dung tố cáo. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

 

Mẫu số 04a

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------

ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với cá nhân bị thiệt hại)

Kính gửi(1):..................................................................................................................

Tôi tên là: ..................................................................................................................

CMTND số:…………………… cấp ngày ……………… tại .......................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................

Căn cứ(2) ……………….. số ………….. ngày …. tháng .… năm ………….. của(3) …………………. về(4) ………………..., tôi yêu cầu Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản:.................................................................................................................

Đặc điểm của tài sản (loại tài sản, hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …)

.......................................................................................................................

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ..................................................

....................................................................................................................................

Giá trị tài sản khi mua: ...............................................................................................

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .................................................................................

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ....................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ..........................................................................................

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

.........................................................................................................................

...........................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Thiệt hại khác (nếu có)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh)

4. Tổng thiệt hại

Tổng số tiền:...................................................................................................

Viết bằng chữ:.................................................................................................

5. Tổng số tiền yêu cầu Tòa án bồi thường

Tổng số tiền:...................................................................................................

Viết bằng chữ:.................................................................................................

Đề nghị Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

 

 

…….. ngày … tháng … năm ……
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

-------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 04a:

(1) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(3) Ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát/ Tòa án) ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(4) Ghi trích yếu nội dung văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

 

Mẫu số 04b

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------

ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(đối với tổ chức bị thiệt hại)

Kính gửi(1): …………………………………………………………………....................

Tên tổ chức: ..............................................................................................................

Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số:...........................................................

Địa chỉ (trụ sở tổ chức): ............................................................................................

Căn cứ(2) …………………… số ………….. ngày … tháng … năm ………….. của(3) …………………. về(4)…………………….., yêu cầu Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: .......................................................................................................................

Đặc điểm của tài sản (loại tài sản, hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):

 ......................................................................................................................

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):...................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Giá trị tài sản khi mua: ...............................................................................................

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .................................................................................

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ....................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ..........................................................................................

...................................................................................................................................

2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

.........................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Thiệt hại khác (nếu có)

...........................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh)

4. Tổng thiệt hại

Tổng số tiền:...................................................................................................

Viết bằng chữ:.................................................................................................

5. Tổng số tiền yêu cầu Tòa án bồi thường

Tổng số tiền:...................................................................................................

Viết bằng chữ:.................................................................................................

Đề nghị Quý Tòa xem xét, giải quyết bồi thường cho(5) ……………..….về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

 

 

…….. ngày … tháng … năm ……
Đại diện hợp pháp
của tổ chức yêu cầu bồi thường (6)

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

----------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 04b:

(1) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(3) Ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra/Viện kiểm sát/ Tòa án) ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(4) Ghi trích yếu nội dung văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(5) Ghi tên của tổ chức yêu cầu bồi thường.

(6) Ghi chức danh của người đại diện hợp pháp của tổ chức yêu cầu bồi thường. 

 

Mẫu số 05

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:...../TB-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Kính gửi: (2).................................................................................................................

Địa chỉ: (3)...................................................................................................................

Ngày….. tháng…… năm……., Tòa án nhân dân.......................................................

đã thụ lý đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(4)...........................................

Địa chỉ (5).....................................................................................................................

Những vấn đề cụ thể người yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết bao gồm: (6)

1..................................................................................................................................

2..................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại, người yêu cầu đã nộp các tài liệu, chứng cứ sau đây: (7)

....................................................................................................................................

1..................................................................................................................................

2..................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Căn cứ vào Điều 17 Luật TNBTCNN, Tòa án nhân dân .......................... thông báo cho (8) ……………………………………… được biết.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người được thông báo phải nộp (gửi) bổ sung cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ sau (nếu có)(9): ...........................................

...................................................................................................................................

 

Nơi nhận:
- Như trên;
(10)...... (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 

 

---------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 05:

(1) Ghi tên của Toà án đang giải quyết đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3), (4), (5) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).

(6) Ghi cụ thể những vấn đề mà người yêu cầu yêu cầu Toà án giải quyết.

(7) Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người yêu cầu gửi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại.

(8) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ và tên (ví dụ: Thông báo cho Ông được biết; Thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(9) Ghi rõ những tài liệu, chứng cứ mà người được thông báo phải bổ sung.

(10) Ghi tên người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

 

Mẫu số 06 

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:...../TB-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

THÔNG BÁO TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Kính gửi :(2)................................................................................................................

Địa chỉ: (3)...................................................................................................................

Sau khi xem xét đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(4)……………… và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) về việc yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng gây ra (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại).............

...................................................................................................................................

Xét thấy đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (5) ................................................

Căn cứ vào(6)..............................................................................................................

Toà án nhân dân……………………………….. trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) và thông báo cho người yêu cầu được biết.

Căn cứ vào(7)..............................................................................................................

Đề nghị ông (bà)(8) .....................................................................................................

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 06:

(1) Ghi tên của Toà án ra thông báo trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là Toà án ra thông báo trả lại đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

(4) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(5) Khi không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của Điều 28 Luật TNBTCNN hoặc không thuộc trách nhiệm giải quyết bồi thường nhà nước của Tòa án nhận được đơn yêu cầu bồi thường, thì ghi rõ lý do trả lại đơn yêu cầu bồi thường theo trường hợp đó.

(6) Trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trường hợp nào thì căn cứ vào điểm, khoản, điều luật cụ thể đó.

(7), (8) Căn cứ vào quy định về việc hướng dẫn khi thụ lý yêu cầu bồi thường để hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

 

Mẫu số 07

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

----------------------------

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Cử người đại diện giải quyết bồi thường

CHÁNH ÁN TOÀ ÁN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;

Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Để giải quyết yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(2)…………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cử ông/bà(3) …………………… là người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của(4) ……………..

Điều 2. Ông/bà(5) …………… có trách nhiệm tổ chức việc xác minh thiệt hại, tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở kết quả xác minh thiệt hại và thương lượng với người bị thiệt hại, ông/bà(6) ……………….. hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án nhân dân(7) …………… trình Chánh án Tòa án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông/bà(8) ……………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
(9) …… (để biết);
(10) …… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

------------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 07:

(1), (7) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (4) Ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

(3), (5), (6), (8) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được cử làm người đại diện Tòa án giải quyết bồi thường.

(9) Ghi họ tên của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(10) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

 

Mẫu số 08

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------

BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ...................................................................

.............................................................................................. , chúng tôi gồm:

Tòa án nhân dân(1)........

Do Ông (Bà) ……………. Chức vụ: ............................... là người đại diện.

Người yêu cầu bồi thường

(Trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân)

Ông (Bà): ..................................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................

Là đại diện của Ông, Bà: ……………… (trong trường hợp người bị thiệt hại có người đại diện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường).

(Trường hợp người bị thiệt hại là tổ chức)

Ông (Bà): ..................................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................

Là đại diện của tổ chức: ...........................................................................................

Có sự tham gia của Ông (Bà) …………………………………. là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại (nếu có),

Đã cùng nhau tiến hành thương lượng về việc bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại của(2)

.............................................................................................................

1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

2. Ý kiến của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại (nếu có)

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

3. Ý kiến của đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường

..........................................................................................................................

4. Ý kiến của đại diện các cá nhân, cơ quan liên quan khác (nếu có)

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

5. Những nội dung thương lượng thành

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

6. Những nội dung thương lượng không thành

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe và cùng ký tên dưới đây:

 

 

Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

………., ngày … tháng … năm ……

Đại diện Tòa án nhân dân(3)............
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

----------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 08:

(1), (3) Ghi tên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

 

Mẫu số 09

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /QĐ-BTNN

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết bồi thường đối với

CHÁNH ÁN TÒA ÁN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Căn cứ(3) ……………. số ……… ngày … tháng … năm ……… của………...;

Căn cứ Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại ngày …… tháng ….. năm ………… giữa Tòa án(4) …............... với(5)……………………………….,

NHẬN THẤY(6)

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

XÉT THẤY(7)

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho:(8)..............................................................................

Địa chỉ:(9)......................................................................................................................

Số tiền là: ....................................................................................................................

(bằng chữ: .................................................................................................................. )

Điều 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường,(10).……………………. có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày(11) …………….. nhận được quyết định, trừ trường hợp(12)…………………… không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 4. (13)..........................................................................................................................

và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
(14) ....... (để thực hiện);
- Tòa án nhân dân(15) … (để báo cáo);
- Tòa án nhân dân tối cao (để báo cáo);
(16) …… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc. 

CHÁNH ÁN 
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

-----------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 09:

(1), (4) Ghi tên của Toà án ban hành quyết định giải quyết bồi thường nhà nước. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (8), (10), (11), (12), (13), (14) Ghi tên của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).

(3) Ghi loại văn bản (Bản án hoặc Quyết định hoặc Kết luận nội dung tố cáo) xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

(5) Ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).

(6) Ghi tóm tắt quá trình áp dụng BPKCTT hoặc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính dẫn tới hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng; những lý do mà cá nhân, tổ chức bị thiệt hại yêu cầu Tòa án bồi thường; những thiệt hại, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho thiệt hại của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; quá trình thụ lý đơn yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt và quá trình xác minh thiệt hại và thương lượng bồi thường thiệt hại.

(7) Ghi nhận định của Toà án. Phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu, đề nghị cụ thể của cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Cần viện dẫn điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật và những chứng cứ mà Toà án căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận.

(9) Ghi địa chỉ của cá nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường.

(15) Ghi tên của Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(16) Ghi họ tên của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

 

Mẫu số 10

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /QĐ-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả

CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;

Căn cứ Điều 21 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Căn cứ quyết định giải quyết bồi thường số(2) …/… ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân(3)…………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả gồm các ông bà có tên sau đây(4):

1..……..;

2………;…

Điều 2. Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của(5) .....................................................

do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho(6) ...........................................................................

Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại, mức độ lỗi của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;

2. Xác định điều kiện kinh tế của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại;

3. Kiến nghị với Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp nếu Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường là người gây ra thiệt hại về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả đối với từng người gây ra thiệt hại.

Điều 3. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
(7)… (để biết);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

--------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 10:

(1), (3) Ghi tên Toà án đang xem xét trách nhiệm hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường.

(4) Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của những thành viên Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Cần lưu ý, tùy giới tính mà ghi Ông hoặc Bà trước khi viết họ tên (ví dụ: Ông Trần Đình G).

(5), (7) Ghi họ tên người đã tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả. Cần lưu ý, tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).

(6) Ghi họ tên, địa chỉ của người bị thiệt hại. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại (ghi theo đơn yêu cầu). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

 

Mẫu số 11

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính)

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)…..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /QĐ-TA

………, ngày … tháng … năm………

 

QUYẾT ĐỊNH HOÀN TRẢ

CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12;

Căn cứ Điều 23 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;

Căn cứ quyết định giải quyết bồi thường số(2) …/… ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân(3)…………………;

Xét kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả được thành lập theo Quyết định số(4) …./…. ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân…………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Các ông/bà có tên sau đây có trách nhiệm hoàn trả cho ngân sách Nhà nước số tiền như sau(5):

1. Ông/bà ……………………………… có trách nhiệm hoàn trả số tiền ………..…….. (Viết bằng chữ ………………………………………………….);

2. Ông/bà …………………………..…. có trách nhiệm hoàn trả số tiền……………….. (Viết bằng chữ ……………………………………….);…..

Điều 2. Các ông/bà có tên tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm nộp tiền hoàn trả vào tài khoản số(6) ……………. của Tòa án nhân dân(7) ……………. mở tại Kho bạc(8) …………………. trước ngày(9) … tháng … năm ……………

Điều 3. Các ông bà có tên tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện Quyết định này theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký nếu người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này.

Các ông bà có tên tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu: VT, hồ sơ vụ việc.

CHÁNH ÁN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

---------------------------------

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11:

(1), (3) Ghi tên Toà án ban hành quyết định hoàn trả. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường.

(4) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm và Tòa án ban hành quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.

(5) Ghi họ tên từng người có trách nhiệm hoàn trả, tổng số tiền bằng số và bằng chữ mà từng người có trách nhiệm hoàn trả phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước.

(6), (7) Ghi số tài khoản mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường chỉ định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền hoàn trả và tên Tòa án là chủ tài khoản này.

(8) Ghi tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án có trách nhiệm bồi thường lập tài khoản được chỉ định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền hoàn trả.

(9) Ghi ngày tháng năm mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường ấn định để người có trách nhiệm hoàn trả nộp tiền vào tài khoản của Tòa án.

 

THE SUPREME PEOPLE'S COURT - THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY - THE MINISTRY OF JUSTICE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Hanoi, September 18, 2012

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING RESPONSIBILITY TO PAY COMPENSATION OF THE STATE IN CIVIL AND ADMINISTRATIVE PROCEEDINGS

Pursuant to the Law on State Compensation Liability, which was passed on June 18th 2009, by the 12th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 5th session;

The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and the Ministry of Justice guide the responsibility to pay compensation of the State in civil and administrative proceedings as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Joint Circular guides the implementation of some regulations of the Law on State’s responsibility to pay compensation (hereinafter referred to as the Law) on the State's liability to pay compensations to the persons that suffer from material damage or mental injuries caused by illegal acts committed by the persons that conduct proceedings (hereinafter referred to as conductors) when conducting civil or administrative proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In civil or administrative proceedings, the court shall pay compensation in the following cases:

1. The interim urgent measures are taken in civil or administrative proceedings (in the cases specified in Clauses 1, 2 and 3 Article 28 of the Law)

a/ The interim urgent measures are taken in civil proceedings

a.1/ The conductors have issued a decision on the implementation of interim urgent measures in the cases not being specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 102 of Civil Procedure Code No. 24/2004/QH11 dated June 15th 2004, amended and supplemented in the Law No. 65/2011/QH12 dated March 29th 2011, amending and supplementing a number of articles of the Civil Procedure Code (hereinafter referred to as the Code).

Example: In a civil case, the plaintiff does not request the court to take an interim urgent measure as prescribed in Clause 9 Article 102 and Article 111 of the Code applicable to the permission for the sale of goods being frozen foods in dispute which is in the possession of the defendant, but the court decides to take an interim urgent measure for compelling the defendant to immediate sell them on the market. Later, the litigant requests the court to cancel the implementation of such measure, and a competent court makes a decision on calcelling the implementation of the interim urgent measure. In this case, if the litigant claims compensation and suffers from damage caused by the implementation of the interim urgent measure decided by the court, the court shall consider and pay compensation to the damage sufferer.

a.2/ The conductors have issued a decision on the implementation of interim urgent measures in on of the cases specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 102 of the Code, but fail to satisfy all the conditions specified in Articles 103, 104, 105, 106 and 107 of the Code and the Section 3 of Resolution No. 02/2005/NQ-HDTP dated April 27th 2005, of the Judges' Council of the Supreme People's Court, guiding the implementation of some regulations in Chapter VIII - Interim urgent measures - of the Civil Procedure Code .

a.3/ The conductors have issued a decision on the implementation of interim urgent measures other than the interim urgent measures requested by organizations and individuals.

Example: In a civil case, the plaintiff requests the court to take an interim urgent measure as prescribed in Clause 8, Article 102 and Article 110 of the Code applicable to the preservation of the status quo of property in dispute, but the court takes interim urgent measures for distraining property as prescribed in Clause 6, Article 102 and Article 108 of the Code. The litigant requests the cancellation of the decision on the implementation of the interim urgent measures made by the court, and a competent court makes a decision on terminating the implementation of interim urgent measures. In this case, if the litigant claim compensation, and suffers from actual damage caused by the implementation of interim urgent measures decided by the court, the court shall consider and pay compensation to the damage sufferer.

a.4/ The conductors have issued a decision on the implementation of interim urgent measures beyond the request made by organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this case, if the damage sufferer claims compensation and suffers from actual damage caused by the implementation of the interim urgent measures decided by the court beyond the request of the requester, the court shall consider and pay compensation to the damage sufferer.

b/ Interim urgent measures are taken in administrative proceedings

b.1/ The conductor has made a decision on taking interim urgent measures without written requests.

b.2/ The conductor has taken interim urgent measures other than those requested by litigants.

For example: The People's Committee of province N issues certificate of right to use 1,000 hectares of land to enterprise A for building a new urban area. While enterprise A is building the urban area, the residents living around the construction site file administrative lawsuit against the decision made by the People's Committee of province N' on issuing the land use right certificate to enterprise A, presuming that this decision was unlawful and the compensation for ground clearance is not satisfactory. In addition to the lawsuit, the residents request the court to take interim urgent measures for compelling enterprise A to stop building the urban sections adjacent to their residence. However, the court makes a decision on taking interim urgent measures for compelling the enterprise A to suspend the construction of the whole urban area. Enterprise A the makes request the court to cancel the implementation of such measures. In this case, if enterprise A claims compensation and suffers from actual damage caused by the implementation of the measures decided by the court, the court shall consider and pay compensation to the damage sufferer.

2. The judgment or decision is made in the knowledge that it is unlawful, or the case file is deliberately falsified (prescribed in Clause 4 Article 28 of the Law), and the following conditions are both met:

a/ The judgment or decision on settlement of a civil case or an administrative case had been annulled according to cassation or reopening procedures;

b/ The documents indicating the illegal acts specified in Clause 2 Article 3 of this Joint Circular are issued.

Article 3. The documents indicating illegal acts committed by conductors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A document indicating a the illegal acts committed by a conductor that issued a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file (as specified in Clause 4, Article 28 of the Law and guided in Clause 2, Article 2 of this Joint Circular) is any of the following documents:

a/ A legally effective criminal court judgment or decision indicating the conductor has committed a crime being making an unlawful judgment, or making an unlawful decision, or falsifying the case file.

b/ An investigation agency's decision on investigation the cessation prescribed in Point a, Clause 2, Article 164 of the Criminal Procedure Code, a procuracy's decision on the cessation of the case prescribed in Clause 1, Article 169 of the Criminal Procedure Code, a court's decision on the cessation of the case under Article 180 of the Criminal Procedure Code for the reason that the conductor, who has made a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or deliberately falsified the case file, is exempt from criminal liability prescribed in  Article 25 of the Criminal Code.

c/ A court president's decision on the settlement of complaint or conclusion on denunciation contents determining that the conductor has committed the act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file in this conductor is not prosecuted, or he/she dies during the investigation, prosecution, or trial.

d/ A decision on disciplining the conductor who issued a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file in case he/she is not liable to criminal liability for such act.

Article 4. Procedures for issuing documents indicating illegal acts committed by conductors as prescribed in Point c. Clause 2, Article 3 of this Joint Circular

1. In case a damage sufferer claims that he/ she suffers from damage caused by a conductor's act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file, but such conductor is not prosecuted, or he/she dies during the investigation, prosecution, or trial for such act, the damage sufferer may send a complaint or denunciation with the court president in charge of that conductor.

2. Within 10 days from the date on which the complaint or denunciation is received, if the court president in charge of the conductor finds that the complaint or denunciation is grounded, he/she shall issue a decision on establishing an advisory council with at least 3 members to assist him/ her in examining the conductor's complained act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file.

The to form advisory councils shall be made in accordance with the form No 1 enclosed with this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An advisory council shall consider and determine whether a conductor has committed the complained act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file. Opinions of the advisory council may be recorded in writing and certified with the signatures of all council members. In case council members hold divergent opinions, the written report to be sent to the court president must contain opinion(s) of each member.

4. Based on the report of the advisory council, within 30 days after issuing the decision to form the advisory council, the court president shall consider issuing a decision on complaint settlement or conclusion on denunciation contents, determining whether a conductor has committed the complained act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file.

Court presidents shall issue decisions on complaint settlement or conclusion on denunciation contents according to the form No 03 enclosed with this Joint Circular. These decisions must be promptly sent to complaint makers and complained conductors.

5. Within 15 days after receiving a decision on complaint settlement or conclusion on denunciation contents of a district- or provincial court president, a complaint maker and complained conductor may file a complaint with the court president directly superior to the court president who has issued such decision. Within 15 days after receiving a complaint of the complaint maker or complained conductor, the immediate superior court president shall issue a complaint settlement decision as the final decision and send it to the complaint maker or complained conductor and the court that issued the decision on complaint settlement.

For decisions on complaint settlement or conclusion on denunciation contents of the Supreme People's Court President for complaints or denunciations about its conductors' acts of issuing judgments or decisions in the knowledge that they are unlawful, or of deliberately falsifying case files, decisions on complaint settlement or conclusion on denunciation contents of the Supreme People's Court President are final.

Article 5. Statute of limitations for claiming compensation

1. The statute of limitations for making a compensation claim in the cases specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 28 of the Law is 2 years after a competent court president or trial panel issues a document indicating an illegal act of a conductor specified in Clause 1, Article 3 of this Joint Circular.

2. The statute of limitations for making a compensation claim in the case specified in Clause 4, Article 28 of the Law is 2 years after a document indicating an illegal act specified in Clause 2, Article 3 of this Joint Circular is issued.

In case a document indicating an illegal act is a criminal judgment or decision of a competent court determining that a conductor has committed a crime of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsified the case file, the statute of limitations for making a compensation claim is 2 years after such criminal judgment or decision becomes legally effective.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. After settling compensation for damage caused by an illegal act committed by a conductor in each case, a court liable to pay compensations in civil or administrative proceedings shall send the decision on compensation payment and report to its immediate superior court and the Supreme People's Court on the following contents to serve the state management of compensations:

a/ The reception of the compensation claim;

b/ The issuance of the decision on compensation payment;

c/ The damage sufferer’s filing a lawsuit to request the court to settle a dispute over the state compensation;

d/ The procedure for compensation payment;

e/ The fulfillment of the reimbursement liability of the conductor.

The report must be enclosed with copies of documents relevant to the compensation payment.

2. After settling a dispute over state compensation in civil or administrative proceedings, the dispute-settling court shall send the legally effective judgment or decision to its immediate superior court and the Supreme People's Court to serve the state management of compensations in civil and administrative proceedings.

2. Every six months and every year, people's courts of provinces and centrally run cities shall summarize and report on payment of compensations in civil and administrative proceedings of courts at all levels in their localities to the Supreme People's Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DETERMINATION OF COMPENSABLE DAMAGE

Article 7. Damage caused by property infringement

1. The damage caused by property infringement will be determined in accordance with Article 45 of the Law. For infringed property being land use rights, houses, constructions or other property attached to land, compensable damage shall be determined in accordance with Article 45 of the Law and relevant regulations.

2. The duration for calculation of interests on the amount of money specified in Clause 4, Article 45 of the Law is counted from the date such amounts are remitted into the state budget under decisions of competent state agencies, confiscated, kept for judgment enforcement or deposited as security at competent agencies (distraining property in dispute, freezing of accounts,...) to the date of issuance of decisions on compensation payment by courts liable to pay compensations or judgments or decisions of courts settling disputes over state compensations.

Article 8. Damage due to loss of or decrease in actual incomes

1. Damage due to loss of or decrease in actual incomes of individuals

Actual incomes of individuals specified in Article 46 of the Law shall be determined as follows:

In case a damage sufferer earns stable incomes from state payroll salary or wage under a labor contract before the damage occurs, his/her actual incomes must be determined based on his/her salary or wage amount of the month preceding the month when the damage occurs.

In case a damage sufferer has a job and earns unstable incomes before the damage occurs, his/her actual incomes shall be determined based on his/her average income level in 3 consecutive months prior to the month when the damage occurs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Damage due to loss of or decrease in actual incomes of organizations

Damage due to loss of or decrease in actual incomes of an organization specified in Article 46 of the Law shall be determined based on the average income level of 2 consecutive years prior to the time the damage occurs and according to lawful financial statements of such organization. If having no financial statement, the organization may evidence its lost or decreased incomes with other lawful documents or evidences prescribed by relevant laws.

Actual incomes of organizations which have operated for 2 years or under by the time the damage occurs shall be determined based on an average income earned during the period of its actual operation.

Chapter III

PROCEDURES FOR SETTLING COMPENSATION

Article 9. The entitlement to claim compensation

Damage sufferers may request courts to pay compensation when having documents indicating illegal acts committed by conductors specified in Article 3 of this Joint Circular.

Article 10. Compensation claim dossiers

1. A compensation claim dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Enclosed documents and evidences, including:

b.l/ The compensation claim in the cases specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 28 of the Law, must contain one of the documents specified in Clause 1, Article 3 of this Joint Circular.

b.2/ For compensation claims in the case specified in Clause 4, Article 28 of the Law, a compensation claim dossier must contain one of the documents specified in Clause 2, Article 3 of this Joint Circular or a decision on trial of the case according to cassation or reopening procedures, annulling the illegal judgment or decision issued by the conductor.

b.3/ Documents and evidences relevant to the compensation claim, such as documentary evidences of incomes or damage.

2. In case the claimant fails to immediately submit all documents and evidences specified at Point b, Clause 2 of this Article for an objective reason, he/she may additionally submit them at the request of the court in the course of settlement of his/her claim.

In case the claimant has taken all necessary measures but remains unable to gather documents and evidences for the satisfactory settlement of his/her compensation claim, he/ she may request in writing the court to do so.

Article 11. Sending and receiving of compensation claims

1. A compensation claimant shall send one compensation claim dossier set to the court liable to pay compensation by either of the following methods:

a/ Submission directly at the court;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When receiving a compensation claim dossier, the court shall examine and determine the validity of the claim and enclosed documents and evidences; in case the dossier is incomplete, the court shall notify such in writing to the claimant for modification and supplementation within 15 days after being notified by the court.

3. Within 5 working days after receiving a compensation claim and valid enclosed documents and evidences, if seeing that this compensation claim falls under its settling competence, the dossier-receiving court shall accept the dossier and send a notice of acceptance, made according to a the form No. 05 enclosed with this Joint Circular, to the claimant and the conductor who has committed the damage-causing illegal act.

In case the court receives a compensation claim but sees that this claim falls beyond its settling competence, it shall send a notice thereof, made according to the from No. 06 enclosed with this Joint Circular, together with the compensation claim dossier, to the claimant, guiding the latter to send the claim to a court competent to settle it.

Article 12. Appointing persons to settle compensation claims

1. Right after accepting a compensation claim, the president of a court liable to pay compensation shall issue a decision, made according to the form No. 07 enclosed with this Joint Circular, to appoint a representative to settle the compensation claim (hereinafter referred to as the representative).

In case the court president is the conductor who has caused the damage or a relative of this person or the damage sufferer, the collective leadership of the court shall discuss and reach agreement on appointment of a representative to settle the compensation claim.

A relative of a conductor or damage sufferer is his/her spouse, grand parent, real or adoptive parent, real or adopted child, sibling, grandchild, son or daughter in law, sworn brother or sister, or a person related by marriage, in a working or economic relationship with him/her, with clear evidences that there is an intimate relationship between them.

2. A representative must fully satisfy the following conditions:

a/ For a district-level court, its representative may be its president or vice president; for a provincial court, its representative may be a divisional or higher-level leader; for the Supreme People's Court, its representative may be a departmental or higher-level leader;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Being not a relative of the conductor who has caused the damage, or of the damage sufferer.

3. In case there is no representative fully satisfying the conditions specified at Point a. Clause 2 of this Article, a court liable to pay compensation shall appoint a judge as its representative to settle compensation claims.

Article 13. Damage verification

1. Within 5 working days from the date on which the compensation claim is received, a representative shall organize the verification of the damage. The time limit for verification of the damage is 20 days after the compensation claim is accepted. For a damage involving many complicated circumstances or requiring verification at different places, the time limit for verification may be prolonged but must not exceed 40 days from the date of acceptance of the compensation claim.

2. The damage shall be verified in accordance with Article 18 of the Law. In case of necessity to value a property or assess its damage in order to determine the damage, courts liable to pay compensation shall apply the provisions of Articles 90 and 92 of the Code and relevant legal documents. Expenses for such valuation and assessment comply with the Ordinance on Assessment and Valuation Expenses; for the payment for witnesses and interpreters in procedures shall be covered covered by the state budget.

Article 14. Negotiations on compensation

Negotiations on compensation shall comply with Article 19 of the Law. Written records of negotiations on compensation for damage must be made according to a the form No. 08 enclosed with this Circular.

Article 15. Issuance of decisions on compensation settlement

Right after the conclusion of negotiations, the representative shall finalize the draft compensation settlement decision and report it to the president of the court liable to pay compensation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The effect of decisions on compensation settlement is determined under Article 21 of the Law.

Article 16. Delivery of decisions on compensation settlement

1. Decisions on compensation settlement shall be sent to damage sufferers, immediate superior courts of courts liable to pay compensation, the Supreme People's Court and conductors that have committed damage-causing illegal acts.

2. Decisions on compensation settlement must be sent to damage sufferers under Article 10 of the Government's Decree No. 16/2010/ND-CP of March 3, 2010, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on State Compensation Liability.

3. Decisions on compensation settlement shall be sent to superior courts of courts liable to pay compensation and the Supreme People's Court, enclosed with reports on compensation settlement specified in Clause 1, Article 6 of this Joint Circular.

Article 17. Initiation of lawsuits to request courts to settle disputes over state compensation

A damage sufferer may file a lawsuit and request a court to settle a dispute over state compensation in the following cases:

1. The damage sufferer disagrees with the decision on compensation settlement made by the court liable to pay compensation as prescribed in Clause 1, Article 20 of the Law.

2. The court liable to pay compensation fails to issue a decision on compensation settlement after the deadline prescribed in Clause 1 Article 22 of the law..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Courts competent to settle disputes over state compensation are district-level people's courts as specified in Clause 1, Article 23 of the Law.

2. In case district-level people's courts as specified in Clause 1, Article 23 of the Law are those liable to pay compensation, they shall report to their immediate superior people's courts for settling the disputes according to first-instance procedures.

Article 19. Procedures for settling disputes over state compensation

Procedures for settlement of disputes over state compensation at courts comply with the law on civil procedure.

Article 20. Compensation payment

Based on their own legally effective decisions on compensation settlement or legally effective judgments or decisions of courts which have settled disputes over state compen­sation, courts liable to pay compensation shall pay compensations to damage sufferers under Chapter VI of the Law and guiding documents.

Chapter IV

PROCEDURES FOR PERFORMANCE OF THE REIMBURSEMENT LIABILITY OF CONDUCTORS

Article 21. Formation of councils to examine reimbursement liability

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the court president is the conductor who has caused the damage, the collective leadership of the court liable to pay compensation shall discuss and reach agreement on issuance of a decision to form a council.

2. A council is composed of:

a/ A chairman who is the president of the court.

In case the court president is the conductor who has caused the damage or a relative of this person or the damage sufferer, the collective leadership of the court shall discuss and reach agreement on appoint­ment of a vice president as the chairman;

b/ A representative of the trade union organization of the court;

c/ A representative of the organization and personnel section of the agency managing the conductor who has caused the damage;

d/ The person in charge of the financial and accounting works of the court;

e/ Experts in related economic, technical and legal fields.

In case many conductors from different courts have jointly caused the damage, representatives of these courts' leaderships shall join the council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Tasks and powers of councils

A council has the following tasks and powers:

1. Consider and assess the level of damage caused to sufferers and the level of fault of each conductor who has caused the damage;

2. Identify economic conditions of each conductor who has caused the damage;

3. Recommend the level of reimburse­ment and method applicable to each damage-causing person to the president of the court liable to pay compensation or the president of the immediate superior court in case the president of the court liable to pay compen­sation is the one who has caused the damage;

4. Dissolve itself upon completion of its tasks.

Article 23. Issuance of reimbursement decisions

1. Within 30 days after the compensation is paid off, the president of the court liable to pay compensation liability shall base himself/herself on recommendations of the council to issue a reimbursement decision according to the form No. 11. In case the court president is the conductor who has caused the damage, the president of the immediate superior court is competent to issue a reimbursement decision.

2. In case the person competent to issue reimbursement decisions has opinions different from recommendations of the council, he/she may decisions based on his/her own opinions and take responsibility before law for such decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons liable for the reimbursement shall make reimbursements within time limits, at levels and by methods stated in reimbursement decisions.

2. In case there is one of the documents specified at Points a and b, Clause 2, Article 3 of this Joint Circular indicating an illegal act of the conductor, such person is liable to reimburse the whole money amount paid by the State as compensation to the damage sufferer.

3. In case there is one of the documents specified in Clause 1 and at Points c and d, Clause 2, Article 3 of this Joint Circular indicating an illegal act of the conductor, the determination of an amount to be reimbursed by such person complies with Article 57 of the Law and Article 16 of the Government's Decree No. 16/2010/ND-CP of March 3,2010, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on State Compensation Liability.

4. Courts liable to pay compensation shall fully and promptly collect and remit all reimbursed money amounts into the state budget under the Law and guiding documents.

Article 25. Handling of conductors who fail to perform the reimbursement liability

1. A person who has been notified of his/ her reimbursement liability thrice by a court liable to pay compensation but fails to perform his/her reimbursement liability shall be disciplined under law.

2. In case a person liable for the reimbursement has been transferred to another agency in the state apparatus, the state agency currently managing him/her shall urge the performance of the reimbursement liability, decide on handling measure(s) under Clause 1 of this Article, and notify such to the court liable to pay compensation and the person who has issued the reimbursement decision.

3. In case persons liable for the reimbursement no longer work in state agencies, agencies liable to pay compensation shall take measures to recover reimbursed money amounts under law.

Article 26. Settlement of the reimbursement liability when courts liable to pay compensation issue reimbursement decisions in case persons liable for the reimbursement die

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case heirs of a person liable for the reimbursement fail to perform the liability, a court liable to pay compensation shall take measures to recover the reimbursed money amount under law.

Chapter V

REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION

Article 27. Effect

1. This Joint Circular takes effect on November 12th 2012.

2. From the effective date of this Joint Circular, a court that tries a conductor for his/her act of issuing a judgment or decision in the knowledge that it is unlawful, or of deliberately falsifying the case file shall separately settle the state compensation liability under the Law and guiding documents.

3. From the effective date of this Joint Circular, if there has been a criminal judgment or decision identifying a conductor who had committed the crime being issuing an unlawful judgment or decision or falsifying a case file in which the state compensation liability has been settled in such criminal judgment or decision, the guidance in this Joint Circular shall not be applied to separate the settlement of the state compensation liability. The appeals against criminal judgments and decisions on the settlement of the state compensation liability (if any) must be settled in accordance with the criminal procedures.

Article 28. Organization of implementation

Organizations and individuals are recommended to report the difficulties arising in the course of implementation to the Supreme People's Court for consideration and settlement in cooperation with the Supreme People's Procuracy and the Ministry of Justice./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLE COURT
DEPUTY PRESIDENT




Tong Anh Hao

PP THE DIRECTOR OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
DEPUTY DIRECTOR



Nguyen Thi Thuy Khiem

PP THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER




Pham Quy Ty

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint circular No. 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP of September 18, 2012, guiding responsibility to pay compensation of the state in civil and administrative proceedings
Official number: 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Legislation Type: Joint circular
Organization: The Ministry of Justice, The Supreme People's Court, The Supreme People's Procuracy Signer: Nguyen Thi Thuy Khiem, Pham Quy Ty, Tong Anh Hao
Issued Date: 18/09/2012 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint circular No. 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP of September 18, 2012, guiding responsibility to pay compensation of the state in civil and administrative proceedings

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status