CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 67/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 1 5 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 2. Các chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư.

Điều 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi

Điều 5. Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 4 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng.

Điều 6.

1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;

b) Hộ gia đình có người bị thương nặng;

c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

e) Người bị đói do thiếu lương thực;

g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN

Điều 7.

1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số l); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp.

2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau:

Bảng 1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

ĐỐI TƯỢNG

HỆ SỐ

TRỢ CẤP

 

 

1

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 1 8 tháng tuổi trở lên.

- Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4.

- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên.

 

 

1,0

 

 

120

 

 

 

2

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng.

- Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.

- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

1,5

 

 

 

180

 

 

 

 

3

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS.

- Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4.

- Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trữ lên.

- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng.

- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

240

4

 

- Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIĐS

2,5

300

 

5

- Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng.

 

3,0

 

360

6

- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng.

4,0

480

Bảng 2. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

ĐỐI TƯỢNG

HỆ SỐ

TRỢ CẤP

1

 

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4

2,0

240

Bảng 3. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội:

Đơn vi tính: nghìn đồng

TT

ĐỐI TƯỢNG

HỆ SỐ

TRỢ CẤP

1

 

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.

- Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4.

2,0

240

 

2

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi.

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

- Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.

 

2,5

 

300

 

Điều 8. Các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 9.

1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, không còn học văn hoá thì được giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống.

3. Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm, nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:

1. Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.

2. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người.

3. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:

a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;

b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000 đồng/người/năm;

c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP ĐỘT XUẤT

Điều 12. Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:

1. Đối với hộ gia đình:

a) Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;

b) Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;

c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;

d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/1hộ.

2. Cá nhân:

a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trứ bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;

c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.

Điều 13. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại Điều 12 Nghị định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:

1. Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề.

2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.

3. Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Điều 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.

Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Chương 5:

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Điều 15. Nguồn kinh phí trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì đó ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 16. Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:

1. Ngân sách địa phương tự cân đối.

2. Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.

3. Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

Điều 18. Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

Chương 6:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội và có trách nhiệm:

a) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này;

b) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương; kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở các địa phương;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai của các địa phương, tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Hướng dẫn việc miễn giảm học phí học nghề cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện bảo trợ xã hội và kết luận tình trạng bệnh tật của người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và người bị thương do thiên tai gây ra để thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định của Nghị định này.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai ở các địa phương để hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ đột xuất.

5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

6. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.

Điều 20. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc địa phương.

2. Tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho các đối tượng quy định tại Nghị định này.

3. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tại địa phương hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội.

4. Bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo thực hiện chính sảch trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định này.

5. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

Điều 21.

1. Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tích cực thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này.

2. Đề nghị Mặt trận Tở quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên quyên góp giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là nạn nhân do thiên tai gây ra.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Tổ chức, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các chế độ trợ cấp, trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

3. Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Điều 6 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Điều 6, Điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Điều 5 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

Điều 25. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 67/2007/ND-CP

Hanoi , April 13, 2007

 

DECREE

ON SUPPORT POLICIES FOR SOCIAL PROTECTION BENEFICIARIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on State Budget;
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Child Protection, Care and Education;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on HIV/AIDS Prevention and Control;
Pursuant to the July 30, 1998 Ordinance on Disabled Persons;
Pursuant to the April 28, 2000 Ordinance on Elderly People;
Pursuant to the August 24, 2000 Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree provides for support policies and regimes for disadvantaged persons, referred to as social protection beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The State encourages and creates conditions for political, socio-political, economic, socio-political and professional, social, and socio-professional organizations; Vietnamese individuals; foreign organizations and individuals; and overseas Vietnamese to voluntarily assist social protection beneficiaries.

Chapter II

SOCIAL PROTECTION BENEFICIARIES

Article 4.- Social protection beneficiaries entitled to monthly allowance and under the management of communes, wards or townships include:

1. Orphans, children who are abandoned or have nobody to rely on; fatherless or motherless children whose living parent is missing according to Article 78 of the Civil Code or is incapable of raising his/her child(ren) according to law; children whose parents or whose mother or father are/is serving imprisonment sentence and who have no person to rely on; and HIV/AIDS- infected children in poor households.

Minors aged between full 16 years and under 18 years who are still following general education or vocational training and have the same circumstances like the above-stated children.

2. Lonely elderly people in poor households; elderly people in poor households (according to the poverty line stipulated by the Government in each period) whose spouse is old and weak and who have no child, grandchild, or relative to rely on.

3. People aged 85 or older who have no pension or social insurance allowance.

4. Seriously disabled persons in poor households who have no working or self-serving capacity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. HIV/AIDS-infected persons in poor households who have lost their working capacity.

7. Families and individuals adopting orphans or abandoned children.

8. Households having two or more seriously disabled persons who have no self-serving capacity.

9. Single persons under the poor household category who are raising child(ren) under 16 years of age; if their child(ren) is (are) following general education or vocational training, they are entitled to the allowance until their child(ren) reach(es) 18 years of age.

Article 5.- Social allowance beneficiaries specified in Clauses 1, 2, 4, 5 and 6, Article 4 of this Decree who meet with special difficulties and are incapable of taking care of themselves shall be considered for admission to social protection establishments or social houses in their communities.

Article 6.-

1. Beneficiaries of extraordinary (one-time) support are persons or households who meet with difficulties caused by natural disasters or other force majeure circumstances, including:

a/ Households having dead or missing person(s);

b/ Households having seriously injured person(s);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Households that lose production equipment, thereby suffering hunger;

e/ Households subject to urgent relocation due to landslide and inundation risks;

f/ Persons who suffer hunger caused by food shortage;

g/ Persons who suffer serious injuries due to incidents occurring outside their residential places, which is unknown to their families;

h/ Collected beggars awaiting to be sent back to their residential places.

2. Commune-level People's Committees, hospitals, agencies or units shall organize burial services for persons who die in incidents occurring outside their residential places and whose death is unknown to their families.

Chapter III

REGULAR SUPPORTS

Article 7.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The lowest monthly social allowance levels set for each group of social protection beneficiaries prescribed in this Decree are as follows:

Table 1. Lowest monthly social allowance levels set for social protection beneficiaries living in communities managed by communes or wards

Unit of calculation: VND thousand

No.

Beneficiaries

Coefficient

Allowance

1

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged 18 months or older.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Persons specified in Clause 9 of Article 4 who are raising child(ren) of 18 months or older.

1.0

120

2

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged under 18 months; or aged 18 months or older and being disabled or HIV/AIDS-infected.

- Persons specified in Clause 2 of Article 4, being seriously disabled.

- Persons specified in Clauses 5 and 6 of Article 4.

- Persons specified in Clause 9 of Article 4 who are raising child(ren) of under 18 months or of 18 months of age or older and being disabled or HIV/AIDS-infected.

1.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged under 18 months and being seriously disabled or HIV/AIDS-infected.

- Persons incapable of self-serving specified in Clause 4 of Article 4.

- Persons/households specified in Clause 7 of Article 4, adopting children aged 18 months or older.

- Households specified in Clause 8 of Article 4, having two seriously disabled persons.

- Persons specified in Clause 9 of Article 4, raising child (ren) under 18 months of age, or being disabled, or HIV/AIDS-infected.

2.0

240

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5

300

5

- Persons/households specified in Clause 7 of Article 4, adopting children under 18 months of age and being disabled or HIV/AIDS-infected.

- Households specified in Clause 8 of Article 4, having three seriously disabled persons.

3.0

360

6

Households specified in Clause 8 of Article 4, having four seriously disabled persons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



480

Table 2. Lowest monthly social allowance levels set for social protection beneficiaries living in community-based social houses managed by communes or wards

Unit of calculation: VND thousand

No.

Beneficiaries

Coefficient

Allowance

 

Persons specified in Clauses 1, 2, and 6 of Article 4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



240

Table 3. Lowest monthly social allowance levels set for social protection beneficiaries living in social protection establishments

Unit of calculation: VND thousand

No.

Beneficiaries

Coefficient

Allowance

1

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged 18 months or older.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.0

240

2

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged under 18 months.

- Persons specified in Clause 1 of Article 4, aged 18 months or older and being disabled or HIV/AIDS infected.

- Persons specified in Clauses 5 and 6 of Article 4.

 

2.5

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Persons specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6; orphaned or abandoned children who are raised by individuals or households specified in Clause 7; disabled persons of households specified in Clause 8; and children of single persons specified in Clause 9, Article 4 of this Decree are entitled to health insurance cards issued under the Government's Decree No. 63/2005/ND-CP of May 16, 2005, promulgating the Regulation on Health Insurance, or to free medical examination and treatment in public health establishments according to Article 18 of the Government's Decree No. 36/2005/ND-CP of March 17, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Child Protection, Care and Education.

Article 9.-

1. Children aged 13 years or older living in community-based social protection establishments or social houses who no longer follow general education shall be recommended for admission to vocational training establishments in accordance with current state regulations.

2. Commune-level People's Committees and families are responsible for receiving and creating conditions for grown-up orphans who no longer follow general education or vocational training; rehabilitated disabled persons; stably recovered metal disease patients who are sent back from social protection establishments to localities (where they lived prior to admission to social protection establishments), to have jobs and stabilize their life.

3. Social protection establishments and localities where social protection establishments are located are responsible for providing support to create jobs and accommodations for and granting allowances to grown-up abandoned children who no longer follow general education or vocational training, till they can live on their own but for no more than 24 months.

Article 10.- Apart from monthly allowances prescribed in Article 7 of this Decree, persons specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6; orphaned or abandoned children who are raised by families or individuals specified in Clause 7; disabled persons incapable of self-serving in households specified in Clause 8; and children of single persons specified in Clause 9, Article 4 of this Decree, are entitled to the following supports:

1. Persons who are following general education or vocational training are entitled to exemption or reduction of school fees and free textbooks, notebooks and learning equipment according to law.

2. An allowance of VND 2,000,000 per person as support for burial costs when they die.

3. Apart from the supports specified in Clauses 1 and 2 of this Article, persons living in state-run social protection establishments are entitled to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ An allowance to buy ordinary medicines; HIV/AIDS-infected persons are entitled to an allowance of VND 150,000 each per year to support opportunistic infection treatment;

c/ A monthly personal hygiene allowance for women of reproductive age.

Article 11.- On the basis of specific conditions of localities or units, provincial/municipal People's Committee presidents; ministers, heads of central-level branches and organizations (that have social support establishments) shall decide on allowance and support levels for social protection beneficiaries under their management, which must not be lower than the above prescribed levels.

Chapter IV

EXTRAORDINARY SUPPORT REGIME

Article 12.- The lowest extraordinary support level for beneficiaries specified in Article 6 of this Decree are as follows:

1. For households:

a/ Having dead or missing person (s): VND 3,000,000 per person;

b/ Having seriously injured person (s): VND 1,000,000 per person;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Subject to urgent relocation due to landslide or inundation risks: VND 5,000,000 per household.

2. Individuals:

a/ Food allowance: 15 kg of rice per person per month for between one and three months;

b/ Persons who are seriously injured due to incidents occurring outside their residential places, which is unknown to their families: VND 1,000,000 per person;

c/ Collected beggars awaiting to be sent back to their residential places: VND 10,000 per person per day, but for no more than 30 days. In special cases where extension is required, the allowance granting period must not exceed three months and the allowance level is equal to the monthly food allowance level at social protection establishments.

3. Persons dying in incidents occurring outside their residential places, which is unknown to their families and whose burial is arranged by commune-level People's Committees, hospitals, agencies or units, these agencies or units are entitled to burial cost support of VND 2,000,000 at least.

Article 13.- Households whose main laborer (s) is (are) dead or missing; households losing production equipment; households whose houses are fallen, collapsed, drifted, burnt or seriously destroyed, thereby suffering hunger due to food shortage, apart from the allowances specified in Article 12 of this Decree, may be considered and granted the following supports till they escape from poverty:

1. Exemption or reduction of school fees for persons who are following general education or vocational training.

2. Health insurance cards or free medical examination and treatment at public health establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- For the cases specified at Item d, Clause 1 of Article 6, presidents of provincial/municipal People's Committees shall decide on specific allowance levels suitable to local resource mobilization capacity and realities.

The State encourages localities to adopt allowance and support levels higher than the lowest levels set in Article 12 of this Decree.

Chapter V

FUNDS FOR IMPLEMENTATION

Article 15.- Funds for regular supports in communities; funds for rearing activities, organizational operation and capital construction investment of community-based social protection establishments and social houses at each level shall be taken from the local budget of that level in accordance with the current decentralization under the Law on State Budget and guiding documents.

Article 16.- Community-based social protection establishments and social houses may receive, use and manage funds and contributions in kind (if any) from donating organizations and individuals; ensuring proper use for proper beneficiaries and making payments and financial settlements in accordance with current financial regulations.

Article 17.- Funds for extraordinary support include:

1. Local budget balanced by localities.

2. Donations given by domestic and foreign organizations and individuals to localities directly or via the Government or social organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Estimation, allocation, payment and settlement of funds for implementation of social support policies must comply with the Law on State Budget and guiding documents.

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19.- Responsibilities of ministries and branches

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the state management of social protection work and has the responsibilities:

a/ To guide and coordinate with relevant ministries and branches in guiding the implementation of this Decree;

b/ To coordinate with the Ministry of Finance in allocating social support funds to ministries, branches and localities; and supervise the allocation and use of funds for implementation of social protection policies in localities;

c/ To determine and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries, the Ministry of Finance and provincial/municipal People's Committees in determining the levels of damage regarding living conditions and food shortages caused by natural disasters to localities and summing up and proposing the levels of supports to be allocated from the central budget and submit them to the Prime Minister for decision;

d/ To guide the exemption or reduction of vocational training fees for trainees who are social protection beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Education and Training shall guide the exemption or reduction of school fees for students who are social protection beneficiaries according to this Decree.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in determining the levels of damage regarding living conditions and food shortages caused by natural disasters to localities for guiding the provision of extraordinary supports.

5. The Ministry of Finance shall allocate social support funds to ministries, branches and localities according the current state budget decentralization and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in supervising the allocation and use of funds for the implementation of social protection policies.

6. Relevant ministries and branches shall, based on their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding and implementing this Decree.

Article 20.- Provincial/municipal People's Committees have the responsibilities:

1. To manage social protection beneficiaries and direct the construction of local social protection establishments and social houses.

2. To organize the implementation of social support regimes for beneficiaries specified in this Decree.

3. To instruct local Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and functional branches to guide organizations and individuals to support social protection beneficiaries.

4. To include funds in annual local budget estimates and submit them to People's Councils of the same level for decision, ensuring the implementation of social protection policies prescribed in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.-

1. News, press, radio and television agencies shall actively cover, disseminate and mobilize people to implement support policies for social protection beneficiaries prescribed in this Decree.

2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations are requested to propagate and mobilize their members and people to give donations to social protection beneficiaries, especially disaster victims.

Chapter VII

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 22.- Organizations and individuals making great contributions and achievements to activities in support of social protection beneficiaries are entitled to commendation and reward according to law.

Article 23.- Organizations and individuals violating the provisions of this Decree shall, depending on the severity of violation, be disciplined and administratively sanctioned; if causing material damage, they shall pay compensations therefore in accordance with law or be examined for penal liability.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. The allowance and support regimes for social protection beneficiaries prescribed in this Decree are implemented from January 1, 2007.

3. This Decree replaces the Government's Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000, on social relief policies, and Decree No. 168/2004/ND-CP of September 20, 2004, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000, on social protection policies; Article 6 of the Government's Decree No. 55/1999/ND-CP of July 10, 1999, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Disabled Persons; Articles 6 and 9 of the Government's Decree No. 30/2002/ND-CP of March 26, 2002, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Elderly People; the Government's Decree No. 120/2003/ND-CP of October 20, 2003, amending Article 9 of the Government's Decree No. 30/2002/ND-CP of March 26, 2002, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Elderly People; Article 5 of the Prime Minister's Decision No. 38/2004/QD-TTg of March 17, 2004, on financial support policies for families and individuals adopting orphaned and abandoned children; the Prime Minister's Decision No. 16/2004/QD-TTg of February 5, 2004, supporting families having two or more persons incapable of self-serving as the consequence of toxic chemicals used by American troops during the Vietnam war; Clauses 1, 2 and 3, Article 1 and Clauses 1, 2 and 3, Article 2 of the Prime Minister's Decision No. 313/2005/QD-TTg of December 2, 2005, on a number of regimes for HIV/AIDS-infected persons and persons directly managing, treating and taking care of HIV/AIDS-infected persons in state-run social protection establishments.

Article 25.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 67/2007/ND-CP of April 13, 2007, on support policies for social protection beneficiaries.
Official number: 67/2007/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Nguyen Tan Dung
Issued Date: 13/04/2007 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 67/2007/ND-CP of April 13, 2007, on support policies for social protection beneficiaries.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status