CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 06/2001/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2001 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/CP NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 và Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Dân sự của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Nhằm góp phần tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Nghị định 63/CP) như sau:

1. Điều 1 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 1. Mục đích, phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về quyền sở hữu công nghiệp tại Chương II và các quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Chương III Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

Các quy định của Nghị định này chỉ áp dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và không áp dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác."

2. Điều 2 Nghị định 63/CP được bổ sung khoản 8A và khoản 8B như sau:

"8A. "Nhãn hiệu liên kết" là các nhãn hiệu hàng hoá tương tự với nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau, và các nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau.

8B."Nhãn hiệu nổi tiếng" là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi."

3. Khoản 4 Điều 4 Nghị định 63/CP được sửa đổi đoạn cuối cùng và bổ sung một đoạn vào cuối khoản như sau:

"- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật;

- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật."

4. Điểm f khoản 1 Điều 6 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"f) Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đang được bảo hộ, hoặc với chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hoá) đang được bảo hộ;"

5. Điều 8 Nghị định 63/CP được bổ sung khoản 3 như sau:

"3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng."

6. Điều 9 Nghị định 63/CP được sửa đổi và bổ sung khoản 3 như sau:

"Điều 9. Văn bằng bảo hộ, đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá, chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đăng ký quốc tế và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng".

1. Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng chỉ duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể được cấp Văn bằng, quyền tác giả của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và xác nhận khối lượng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp.

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên.

2. Các loại Văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực

a) Văn bằng bảo hộ sáng chế là Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ;

b) Văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ;

c) Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm;

d) Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm;

e) Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá là Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

3. Quyết định chấp nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá đăng ký quốc tế và nhãn hiệu nổi tiếng

Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá, Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở xác nhận tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá tương ứng được Nhà nước bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ các đối tượng đó.

Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên."

7. Điều 10 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 10. Thời hạn bảo hộ; quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

1. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ được Nhà nước bảo hộ kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ đến hết ngày kết thúc thời hạn hiệu lực hoặc đến ngày chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký quốc tế được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá, trừ trường hợp xuất hiện các yếu tố làm mất tính đặc thù quy định tại khoản 2.e) Điều 28 Nghị định này.

2. Kể từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp Văn bằng bảo hộ, nếu có người bắt đầu tiến hành sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn thì người nộp đơn có quyền thông báo về việc nộp đơn cho người sử dụng đó biết. Nếu người sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp vẫn tiếp tục việc sử dụng mặc dù đã được thông báo như trên thì sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (li-xăng) cho người khác trong khoảng thời gian tương ứng."

8. Khoản 1 Điều 11 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"1. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng hoặc yêu cầu đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá, công nhận nhãn hiệu nổi tiếng."

9. Điều 13 Nghị định 63/CP được sửa đổi tiêu đề và bổ sung khoản 1 như sau:

"Điều 13. Chuyển đổi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế thành đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích và ngược lại

1. Trong thời gian trước khi kết thúc việc xét nghiệm nội dung, theo yêu cầu của người nộp đơn, đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể đổi thành đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích và ngược lại. Mọi dữ liệu về ngày nộp, ngày ưu tiên của đơn đều xác định theo đơn trước khi chuyển đổi. Người nộp đơn phải nộp lệ phí chuyển đổi đơn.

2. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày thông báo từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế, theo yêu cầu của người nộp đơn, đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể đổi thành đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích. Mọi dữ liệu liên quan đến ngày nộp, ngày ưu tiên của đơn sẽ không bị thay đổi. Nếu đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế được chuyển đổi thì lệ phí nộp đơn, lệ phí xét nghiệm đã được nộp sẽ không được hoàn lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí chuyển đổi đơn."

10. Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/CP được bổ sung khoản d như sau:

"d) Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ có địa danh tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá, cơ quan hành chính quản lý lãnh thổ có địa danh tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá đều có quyền nộp đơn đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá."

11. Khoản 2 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"2. Mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được công nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp."

"4. Thủ tục, thời hạn xét nghiệm hình thức, công bố và xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định."

12. Khoản 3 Điều 23 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"3. Nếu người nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn để được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng bạ, Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá, ngày nộp đơn; tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá do người được cấp Giấy chứng nhận sản xuất ra; tên gọi xuất xứ hàng hoá, số đăng bạ, số Giấy chứng nhận."

13. Điều 27 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 27. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp

1. Những người sau đây có quyền khiếu nại các Quyết định, Thông báo liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu công nghiệp.

a) Khiếu nại lần đầu:

Người nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về việc từ chối chấp nhận đơn, việc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

Người nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về việc từ chối bảo hộ tại Việt nam.

Người nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về việc từ chối công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Bất kỳ người thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp Văn bằng bảo hộ, việc chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid hoặc việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng đều có quyền khiếu nại về việc đó với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp.

b) Khiếu nại lần thứ hai, khởi kiện:

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, người khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

2. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ tên (họ tên) và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ quyết định hoặc kết luận liên quan.

3. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là:

- 90 ngày tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được Thông báo từ chối nêu tại điểm a) khoản 1 Điều này, hoặc

- 5 năm tính từ ngày Văn bằng bảo hộ, đăng ký quốc tế bắt đầu có hiệu lực và trong suốt thời gian quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ; riêng đối với các trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được xác lập do động cơ không lành mạnh của người yêu cầu xác lập thì thời hiệu khiếu nại là suốt thời gian Văn bằng bảo hộ, đăng ký quốc tế có hiệu lực.

Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 4 Điều này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại lần thứ hai nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trường hợp do trở ngại khách quan, bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần thứ hai là 45 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu có thể kéo dài tới 45 ngày, lần thứ hai tới 60 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không được tính vào thời hạn nói trên.

Đơn khiếu nại được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo. Người khiếu nại phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định."

14. Điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"e) các yếu tố địa lý quyết định tính chất đặc thù bị thay đổi làm cho các tính chất đó mất tính đặc thù; trong trường hợp này, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá và Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá bị đình chỉ hiệu lực trong cùng một ngày theo quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp;"

15. Đoạn thứ nhất khoản 2 Điều 29 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"2. Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ hoàn toàn khi có cơ sở để khẳng định rằng Văn bằng bảo hộ được cấp không phù hợp với các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp Văn bằng bảo hộ với các lý do sau đây:"

16. Điều 30 Nghị định 63/CP được sửa đổi và bổ sung khoản 2 như sau:

"Điều 30. Gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá

1. Hiệu lực của Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có thể được gia hạn theo yêu cầu của chủ Văn bằng.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định thủ tục gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ"

17. Điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"a) Các đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được chấp nhận là đơn hợp lệ;"

18. Khoản 2 Điều 33 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"2. Chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid đã được chấp nhận bảo hộ ở Việt Nam; Chủ thể có nhãn hiệu hàng hoá được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;"

19. Điều 38 Nghị định 63/CP được huỷ bỏ khoản 5 và sửa đổi khoản 4 như sau:

"4. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá không được gây nên sự nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá.

Việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu liên kết chỉ được thực hiện đồng thời với tất cả các nhãn hiệu liên kết.

Việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng phải bảo đảm duy trì uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng đó."

20. Điều 41 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 41. Giá cả, phương thức thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Giá cả, phương thức thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp do hai bên thoả thuận theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

21. Điều 50 Nghị định 63/CP được sửa đổi khoản 1, khoản 2 và bổ sung khoản 3 như sau:

"Điều 50 Quyền của người sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

1. Nếu trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà có cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đã tiến hành việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đó có quyền tiếp tục sử dụng trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng trước ngày nộp đơn ("quyền sử dụng trước"). Chủ Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không được thực hiện quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện và quyền tạm thời đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác sử dụng trước nói trên nếu cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó không mở rộng thêm phạm vi, khối lượng sử dụng so với trước ngày nộp đơn.

2. Nếu sau ngày nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nêu ở khoản 1 Điều này mà cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp so với phạm vi, khối lượng sử dụng trước ngày đó thì phần mở rộng không được coi là thuộc quyền sử dụng trước.

3. Người có quyền sử dụng trước không được chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng trước cùng với cơ sở kinh doanh nơi tiến hành việc sử dụng trước."

22. Các khoản 2, 3, 6 và 8 Điều 51 Nghị định 63/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Người chiếm giữ quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện trong các trường hợp quy định tại Điều 802 Bộ luật Dân sự.

Quy định tại khoản 1 Điều 802 Bộ luật Dân sự không áp dụng cho khoảng thời gian trước khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và trước khi kết thúc 3 năm kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ.

Người bị bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực của li-xăng không tự nguyện khi tình huống dẫn đến việc cấp li-xăng đó chấm dứt và không có khả năng tái xuất hiện, với điều kiện việc đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được cấp li-xăng không tự nguyện."

"3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu cấp li-xăng không tự nguyện, ra Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện và ra Quyết định đình chỉ hiệu lực li-xăng không tự nguyện."

"6. Trong quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải ấn định các điều kiện li-xăng phù hợp với các quy định sau đây:

a) Li-xăng không tự nguyện là li-xăng không độc quyền;

b) Li-xăng không tự nguyện chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu cấp li-xăng đó;

c) Người được cấp li-xăng không tự nguyện không được chuyển giao quyền sử dụng theo li-xăng đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao cùng với cơ sở kinh doanh sử dụng li-xăng đó và không được cấp li-xăng thứ cấp cho người khác;

d) Người được cấp li-xăng không tự nguyện phải trả cho người cấp li-xăng một khoản tiền tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng theo li-xăng đó hoặc tương đương với giá chuyển giao li-xăng tự nguyện theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn li-xăng tương tự.

Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện được công bố trong Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 1 tháng tính từ ngày ký."

"8. Người bị bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện có quyền khiếu nại Quyết định cấp li-xăng không tự nguyện với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Người yêu cầu cấp li-xăng không tự nguyện có quyền khiếu nại Quyết định từ chối chấp nhận yêu cầu cấp li-xăng không tự nguyện với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các quy định về thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 27 Nghị định này cũng được áp dụng cho việc khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo quy định tại khoản này, trong đó Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là người giải quyết khiếu nại lần đầu.

Nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, người khiếu nại có quyền hoặc khiếu nại với Thủ tướng Chính phủ theo Luật Khiếu nại, tố cáo, hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính."

23. Điều 52 Nghị định 63/CP được sửa đổi và bổ sung khoản 2 như sau:

"Điều 52. Các hành vi không thuộc độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp

1. Theo Điều 803 Bộ luật Dân sự, các hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp không thuộc phạm vi độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp và chủ sở hữu công nghiệp không được thực hiện quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện quy định tại Điều 36 Nghị định này đối với người thứ ba đã thực hiện các hành vi sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh;

b) Sử dụng sản phẩm do chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, người được chuyển giao quyền sử dụng, người được cấp li-xăng không tự nguyện, người có quyền sử dụng trước đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

c) Việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của người nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Quy định tại điểm a) và những nội dung thích hợp đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá quy định tại điểm b) khoản 1 Điều này cũng được áp dụng cho nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá."

24. Điều 53 Nghị định 63/CP được huỷ bỏ khoản 3 và sửa đổi khoản 1 như sau:

"1. Việc một người không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 805 Bộ luật Dân sự và đã được cụ thể hoá tại Điều 34 Nghị định này mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, đồng thời người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại Điều 50 Nghị định này và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 51 và Điều 52 Nghị định này thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Các hành vi sau đây cũng bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu công nghiệp:

a) Sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ tương tự với hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó hoặc/và sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại, tương tự với hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá;

c) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ có uy tín mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ thể có nhãn hiệu hàng hoá được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng."

25. Điều 55 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 55. Khái niệm

Các khái niệm sử dụng trong Chương này được hiểu như sau:

"Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp" là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo pháp luật.

"Người đại diện sở hữu công nghiệp" là thành viên chuyên nghiệp của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được Cục Sở hữu công nghiệp cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp.

"Đại diện về sở hữu công nghiệp" dùng để chỉ chung Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc/và Người đại diện sở hữu công nghiệp."

26. Điều 58 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 58. Điều kiện kinh doanh, hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp

1. Điều kiện cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp

Chỉ các cá nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây mới có thể được cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp:

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có Bằng tốt nghiệp đại học, chuyên ngành pháp lý hoặc kỹ thuật;

- Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo chính quy về sở hữu công nghiệp; hoặc đã trực tiếp làm công tác chuyên môn về pháp lý sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên; hoặc đã trực tiếp làm công tác xét nghiệm các loại đơn sở hữu công nghiệp tại các cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên;

- Có chứng chỉ đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về luật sở hữu công nghiệp hiện hành của Việt Nam do Cục Sở hữu công nghiệp cấp và đang trong thời hạn có giá trị;

- Không phải là người đang làm việc cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước không phải là doanh nghiệp.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp;

- Không có vốn đầu tư nước ngoài;

- Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (được ghi nhận trong Điều lệ hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

- Có ít nhất 02 thành viên chính thức chuyên nghiệp là Người đại diện sở hữu công nghiệp trong đó 01 người là Thủ trưởng của tổ chức hoặc được Thủ trưởng của Tổ chức uỷ quyền đại diện cho Tổ chức đó."

27. Điều 59 Nghị định 63/CP được sửa đổi và bổ sung khoản 2 như sau:

"Điều 59. Thủ tục cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Thủ tục nộp đơn yêu cầu cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp, xem xét đơn và cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định.

Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh theo pháp luật về doanh nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho Tổ chức khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này. Cơ quan nói trên có quyền trưng cầu ý kiến của Cục Sở hữu công nghiệp về khả năng đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp đăng ký.

Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký phải thông báo cho Cục Sở hữu công nghiệp để Cục Sở hữu công nghiệp ghi nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia.

Danh sách cá nhân được cấp Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp và Tổ chức dịch vụ đại diện Sở hữu công nghiệp được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp."

28. Điều 61 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Điều 61. Thu hồi Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Điều kiện thu hồi Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

a) Cục Sở hữu công nghiệp thu hồi Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp và xoá tên khỏi danh sách Người đại diện sở hữu công nghiệp trong những trường hợp sau:

- Người được cấp Thẻ từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp;

- Người được cấp Thẻ không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu ở khoản 1 Điều 58 Nghị định này;

- Người được cấp Thẻ có sai sót nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của bên được đại diện hoặc của người khác, hoặc làm thiệt hại đến uy tín của cơ quan nhà nước hoặc/và của Nhà nước.

b) Trong những trường hợp sau Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc xoá bỏ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu Tổ chức còn kinh doanh trong các lĩnh vực khác):

- Tổ chức không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu ở khoản 2 Điều 58 Nghị định này;

- Tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định trong Chương này.

Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho Cục sở hữu công nghiệp để Cục Sở hữu công nghiệp xoá tên Tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong Sổ đăng ký quốc gia.

2. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đằng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

3. Trong trường hợp Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, mọi thủ tục chưa hoàn tất do Tổ chức đó thực hiện đều được phép gián đoạn và Bên được đại diện có quyền khôi phục thủ tục đó trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày công bố Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận trên Công báo sở hữu công nghiệp."

29. Tên gọi của Chương 7 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Chương 7: Quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp".

30. Điều 62 Nghị định 63/CP được thay thế bằng Điều 62 mới như sau:

"Điều 62. Quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp.

2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp;

b) Tổ chức tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp;

c) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

d) Tổ chức thi hành các quy phạm pháp luật và các chính sách về sở hữu công nghiệp;

đ) Tổ chức hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp;

e) Quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn và đại diện về sở hữu công nghiệp;

g) Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động sở hữu công nghiệp;

h) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp;

i) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp;

k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp."

31. Điều 62 và Điều 66 Nghị định 63/CP được gộp thành Điều 65 mới như sau:

"Điều 65. Bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội trong hoạt động sở hữu công nghiệp

1. Việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu công nghiệp không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

2. Các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là tài sản của Nhà nước khi chủ sở hữu công nghiệp tương ứng là tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp có phần vốn góp liên doanh của Nhà nước. Các tổ chức, doanh nghiệp nói trên có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn uy tín, phát triển giá trị của tài sản đó.

3. Sáng chế, giải pháp hữu ích mật

a) Sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc có giá trị kinh tế đặc biệt được coi là sáng chế, giải pháp hữu ích mật.

b) Tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và những người có liên quan đến việc làm, nộp đơn, xét nghiệm đơn yêu cầu bảo hộ, sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích mật có trách nhiệm giữ bí mật sáng chế, giải pháp hữu ích đó theo quy định về bảo vệ bí mật quốc gia.

4. Tên gọi xuất xứ hàng hoá Việt Nam là tài sản quốc gia. Quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá thuộc về chủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá và không được chuyển giao cho người khác bằng bất kỳ hình thức nào.

5. Chỉ có chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và chỉ trong thời hạn bảo hộ mới được nêu các chỉ dẫn rằng sản phẩm được bảo hộ hoặc thuộc độc quyền của mình, kể cả các chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu, trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.

Nếu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng thì bắt buộc phải nêu chỉ dẫn về điều đó trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.

Nếu sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nước ngoài, hoặc mang nhãn hiệu hàng hoá có thể gây cảm giác đó là nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài thì bắt buộc phải ghi một cách đầy đủ (không viết tắt) chỉ dẫn "sản xuất tại Việt Nam" trên sản phẩm.

32. Điều 63 Nghị định 63/CP được sửa đổi khoản 1, đoạn đầu khoản 2, điểm e khoản 2 và điểm a khoản 3 như sau:

"1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giúp Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định pháp luật của Nhà nước về sở hữu công nghiệp."

"2. Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng nêu tại khoản 1 Điều này."

"e) Kiểm tra trình độ nghiệp vụ và cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp và quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với các tổ chức làm dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp;"

"3. a) Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các biện pháp cụ thể hoá việc thi hành các chính sách của Nhà nước về sở hữu công nghiệp và tổ chức thực thi các biện pháp đó; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp của ngành, địa phương;"

ư33. Khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về nội dung các khoản và mức phí và lệ phí sở hữu công nghiệp, về chế độ quản lý và sử dụng phí và lệ phí đó."

"3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm rà soát các loại đặc sản; xác định khu vực canh tác hoặc sản xuất và đặc trưng phẩm chất của các nông sản và thủy sản đó và đề nghị ủy ban nhân dân địa phương tương ứng với khu vực nói trên hướng dẫn các cá nhân, tổ chức liên quan đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá dùng cho các đặc sản đó; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thuỷ sản và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về việc bảo hộ quyền của các cá nhân, tổ chức tạo ra giống cây trồng và giống vật nuôi mới."

34. Điều 65 Nghị định 63/CP được chuyển thành Điều 66, đặt trong Chương 7 và được sửa đổi như sau:

"Điều 66. Xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Các vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp"và các quy định pháp luật khác có liên quan."

35. Tên gọi của Chương 8 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

"Chương 8: Các điều khoản cuối cùng".

36. Điều 69 Nghị định 63/CP được sửa đổi như sau:

Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các đơn yêu cầu bảo hộ trên cơ sở Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 01 năm 1989 đã được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 1996, kể cả các đơn nộp qua Bưu điện có dấu bưu điện trước ngày đó, tiếp tục được xử lý theo Pháp lệnh nói trên.

2. Các Văn bằng bảo hộ được cấp trên cơ sở Điều lệ về sáng kiến, sáng chế năm 1981, Điều lệ về giải pháp hữu ích năm 1988, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá năm 1982, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp năm 1988 hoặc trên cơ sở Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 01 năm 1989 tiếp tục có hiệu lực đến hết kỳ hạn. Sau kỳ hạn hiệu lực tương ứng nói trên, nếu chủ Văn bằng bảo hộ yêu cầu thì áp dụng thủ tục gia hạn quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp tiếp tục được gia hạn. Tất cả các Bằng độc quyền sáng chế có thời hạn hiệu lực ngắn hơn 20 năm đều được gia hạn đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

3. Mọi quyền và nghĩa vụ theo Văn bằng bảo hộ (kể cả các Văn bằng bảo hộ được cấp theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 01 năm 1989) và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng, tranh chấp liên quan đến Văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo Nghị định này.

4. Các đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nộp từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 mà chưa được giải quyết thì được áp dụng theo Nghị định này."

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 06/2001/ND-CP

Hanoi, February 01, 2001

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 63/CP OF OCTOBER 24, 1996 SPECIFYING THE INDUSTRIAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code and the Resolution on the implementation of the Civil Code, adopted by the IXth National Assembly at its 8th session;
Pursuant to December 2, 1998 Law No. 09/1998/QH10 on Complaints and Denunciations;
In order to contribute to enhancing the full and effective protection of industrial property rights over inventions, utility solutions, industrial designs, trademarks and goods origin appellations;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Governments Decree No. 63/CP specifying the industrial property (hereinafter called Decree No. 63/CP) as follows:

1. Article 1 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 1.- Purpose and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provisions of this Decree shall apply only to inventions, utility solutions, industrial designs, trademarks, goods origin appellations but not to other industrial property objects."

2. Article 2 of Decree No. 63/CP is added with the following Clause 8A and Clause 8B : :

"8A. "Joint marks" are similar trademarks registered by the same subject for use with products or services being of the same or similar kinds, or inter-related, and identical trademarks registered by the same subject for use with products or services being of similar kinds or inter-related.

8B. "Well-known marks" are trademarks that are used continuously for prestigious products or services so that they become widely known."

3. Clause 4, Article 4 of Decree No. 63/CP is amended at the last paragraph and added with one paragraph at its end as follows:

"- Methods of prevention, diagnosis and treatment of human and/or animal diseases;

- Processes of biological nature (except micro-organic process) for production of plants and animals."

4. Point f, Clause 1, Article 6 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"f/ Neither identical with nor confusingly similar to a protected trade name of another person, or with/to the protected geographical indications (including goods origin appellations);"

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"3. Industrial property rights to well-known marks shall arise on the basis of competent State bodies decisions on recognition of such well-known marks."

6. Article 9 of Decree No. 63/CP is amended and supplemented with Clause 3 as follows:

"Article 9.- Titles of protection, registration of goods origin appellations, acceptance to protect internationally registered trademarks, and recognition of well-known marks."

1. Title of protection granted by the competent State body is the sole certificate of the State to certify the industrial property rights of the grantee, the rights of the author of an invention, utility solution or industrial design and to certify the scope of protection of the industrial property rights.

Titles of protection shall be valid in the whole territory of the Socialist Republic of Vietnam.

The National Office of Industrial Property under the Ministry of Science, Technology and Environment is the above-said competent State body.

2. Forms of title of protection and valid duration

a/ The title of protection of an invention is the patent for the invention, which is valid from the issuing date till the end of the 20-year duration starting from the date of filing the proper application;

b/ The title of protection of a utility solution is the patent for the utility solution, which is valid from the issuing date till the end of the 10-year duration starting from the date of filing the proper application;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The title of protection of a trademark is the trademark registration certificate which is valid from the issuing date till the end of the 10-year duration starting from the date of filing the proper application, and can be extended for many consecutive times, 10 years for each time,

e/ The title of protection of a goods origin appellation is the certificate of the right to use the goods origin appellation, which is valid indefinitely as from the issuing date;

3. Decisions on acceptance to protect goods origin appellations, internationally registered trademarks and well-known marks

Decisions on registration of goods origin appellations, decisions on acceptance to protect internationally registered marks, decisions on recognition of well-known marks, issued by the competent State body, shall serve as basis for certification of the relevant origin appellations or trademarks protected by the State and for determination of the scope of protection for these objects.

The National Office of Industrial Property under the Ministry of Science, Technology and Environment is the above-said competent State body."

7. Article 10 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 10.- Term of protection; provisional rights of owners of inventions, utility solutions or industrial designs:

1. Industrial property rights and rights of authors of inventions, utility solutions or industrial designs, established on the basis of the titles of protection, shall be protected by the State as from the issuing date of the titles of protection till the date of expiration or termination of validity of the titles of protection.

Industrial property rights over trademarks, established on the basis of international registration, shall be protected by the State from the date on which such international registration is published in the International Trademarks Gazette of the World Intellectual Property Organization till the date of expiration of validity of such international registration under the Madrid Agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Goods origin appellations shall be protected indefinitely as from the date the competent State body issues the decisions on registration of the goods origin appellations, except cases where appear factors that negate their distinctive characteristics prescribed in Clause 2.e, Article 28 of this Decree.

2. During the time from the date of publication of the application for the title of protection of an invention, utility solution or industrial design in the Industrial Property Gazette to the date of issuing of the title of protection, if a person commences to use an invention, utility solution, industrial design, which is identical with the invention, utility solution, industrial design described in the application, the applicant shall be entitled to notify such user of the filed application. If, in spite of the above notification, the user continues using the invention, utility solution, industrial design, the owner of the title of protection, after being granted the title of protection, shall be entitled to request such user to pay a pecuniary compensation equivalent to the payment for the transfer of the right to use the industrial property object in question (licensing) to another person in a corresponding period of time."

8. Clause 1, Article 11 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"1. Application for the title of protection is a set of documents expressing the applicants request for the title of protection of an invention, utility solution, industrial design, trademark or goods origin appellation with the corresponding contents and scope of protection, or for registration of a goods origin appellation or recognition of a well-know mark."

9. Article 13 of Decree No. 63/CP is amended in its heading and supplemented with Clause 1 as follows:

"Article 13.- Conversion of the application for the title of protection of an invention into the application for the title of protection of a utility solution and vice versa

1. Before completion of the content examination, at the applicants request, the application for the title of protection of an invention may be converted into the one for the title of protection of a utility solution and vice versa. All data relating to the filing date and the priority date of the application shall be determined according to the pre-conversion application. The applicant shall have to pay an application conversion fee.

2. Within 3 months from the date of notification of the rejection of granting an invention patent, and at the applicants request, the application for the title of protection of an invention can be converted into the one for the title of protection of a utility solution. All data relating to the filing date and priority date of the application shall remain unchanged. If the application for the title of protection of an invention is converted, the fees already paid for filing of the application and for examination shall not be refunded and the applicant shall have to pay an application conversion fee."

10. Clause 3, Article 14 of Decree No. 63/CP is supplemented with the following Item d:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Clause 2 and Clause 4, Article 18 of Decree No. 63/CP are amended as follows:

"2. All applications for titles of protection, which have been recognized as proper, shall be published by the National Office of Industrial Property in the Industrial Property Gazette."

"4. Procedures and time limits for the examination of the form, publication and examination of the contents of the applications for titles of protection shall be prescribed by the Minister of Science, Technology and Environment."

12. Clause 3, Article 23 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"3. If the applicant for the title of protection of a goods origin appellation satisfies all criteria for use of the goods origin appellation which has been entered into the national register, the National Office of Industrial Property shall issue the decision to grant the certificate of the right to use the goods origin appellation, clearly stating the grantees name and address; the serial number of the application, the filing date, the name of the industrial property representation service organization, the products bearing the goods origin appellation that are manufactured by the grantee, the goods origin appellation, the serial numbers of registration and of the certificate."

13. Article 27 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 27.- Complaints about decisions related to establishment of industrial property rights

1. The following persons shall have the right to complain about the National Office of Industrial Propertys decisions, notices related to establishment of industrial property rights.

a/ First-time complaints:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The applicants for international registration of trademarks under the Madrid Agreement shall be entitled to file to the director of the National Office of Industrial Property their complaints about the refusal to protect such trademarks in Vietnam.

The applicants for recognition of well-known marks shall be entitled to file to the director of the National Office of Industrial Property their complaints about the refusal to recognize well-known marks.

Any third party that has rights and interests directly related to the granting of titles of protection, the acceptance to protect internationally registered trademarks under the Madrid Agreement or the recognition of well-known marks shall be entitled to file complaints thereabout to the director of the National Office of Industrial Property.

b/ Second-time complaints, initiation of lawsuits:

If the first-time complainants disagree with complaint-settling decisions of the director of the National Office of Industrial Property, they may continue to file their complaints (second-time complaints) to the Minister of Science, Technology and Environment or initiate lawsuits according to administrative procedures.

2. The complaint must be made in writing, clearly stating the complainant’s name (full name) and address; the serial number, signing date and contents of the complained decision or notice; the serial number of the relevant application for the title of protection; the title of the object to be protected described in the application; the contents, arguments and evidences to support the complaint arguments; specific proposals on amendment or cancellation of the relevant decision or conclusion;

3. Statute of limitations for first-time complaints

- 90 days from the date the person entitled to complain receives or become aware of the refusal notice stated at Point a/, Clause 1 of this Article, or

- Five years from the date the title of protection or international registration becomes valid and throughout the duration the industrial property rights to well-known marks are protected; particularly for cases where the industrial property rights are established for unhealthy motives of the applicants for such establishment, the statute of limitations for complaints shall be the whole valid duration of the title of protection or international registration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where due to objective or force majeure obstacles the complainant fails to exercise his/her right to lodge complaint within the statute of limitations therefor, the time during which such obstacles occur shall not be calculated into the statute of limitations for complaint.

4. The time limits for settling first-time complaints and second-time complaints shall be 30 days and 45 days respectively, counting from the date of receipt of the written complaints. For complicated cases, the time limits for settling first-time complaints and second-time complaints may be 45 days and 60 days respectively, counting from the date of receipt of the written complaints. The time for amending and supplementing complaint dossiers must not be included in the above-said time limits.

Written complaints shall be processed according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations. The complainants must pay complaint fees as prescribed."

14. Point e, Clause 2, Article 28 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"e/ The geographical factors decisive to distinctive characteristics have been changed, causing the loss of the distinctiveness of such characteristics; in this case, the certificate of the right to use the goods origin appellation and the decision on registration of the goods origin appellation shall be suspended on the same date under the decision of the National Office of Industrial Property;"

15. The first paragraph of Clause 2, Article 29 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"2. The validity of a title of protection shall be entirely canceled when there emerge the following grounds to confirm that the title of protection has been granted not in compliance the law provisions that are effective at the time of granting such title of protection for the following reasons:"

16. Article 30 of Decree No. 63/CP is amended, and supplemented with Clause 2 as follows:

"Article 30.- Renewal of validity of the titles of protection of industrial designs and trademarks

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Minister of Science, Technology and Environment shall prescribe the procedures for renewal of validity of the titles of protection "

17. Point a, Clause 2, Article 31 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"a/ Applications for the titles of protection after such applications have been accepted to be valid;"

18. Clause 2, Article 33 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"2. The owner of international registration of a trademark under the Madrid Agreement, which has been accepted for protection in Vietnam; Subjects having trademarks recognized as well-known marks;"

19. Article 38 of Decree No. 63/CP has its Clause 5 cancelled and Clause 4 amended as follows

"4. The transfer of industrial property rights to trademarks must not cause confusion to distinctive characteristics or the origin of goods or services bearing such trademarks.

The transfer of the right to own joint marks shall be only effected simultaneously for all joint marks.

The transfer of the right to own well-known marks must ensure the prestige of goods or services bearing such well-known marks."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 41.- Prices, mode of payment for transfer of industrial property rights

The price and mode of payment for transfer of industrial property rights shall be agreed upon by the two parties in accordance with the legislation on technology transfer.

21. Article 50 of Decree No. 63/CP is amended in its Clause 1 and Clause 2 and supplemented with Clause 3 as follows:

"Article 50.- Rights of prior users of inventions, utility solutions, industrial designs:

1. Where an individual, legal person or another subject, before the date of filing of the application for the title of protection of an invention, utility solution or industrial design, has used the invention, utility solution or industrial design independently of the owner of the industrial property object, that individual, legal person or other object shall be entitled to continue such use within the scope and volume already used before the date of filing of the application ("The prior use right"). The holder of the title of protection, the owner of the industrial property object shall not be entitled to exercise the right to request the handling of, initiate a lawsuit against, or the provisional right toward the individual, legal person or other subject being the above prior user if the latter does not extend the scope and/or volume of use as compared to before the date of filing of the application.

2. Where an individual, legal person or another subject, after the date of filing of the application for the title of protection as stated in Clause 1 of this Article, extends the scope and/or volume of use as compared to before such date, the extension shall not be regarded under the prior use right."

3. The person with the prior use right shall not be allowed to transfer such right to another person, except for cases where he/she transfers the whole prior use right together with the business establishment where the prior use is undertaken."

22. Clauses 2, 3, 6 and 8 of Article 51 of Decree No. 63/CP are amended and supplemented as follows:

"2. The possessor of industrial property rights shall be only forced to grant non-voluntary license in cases specified in Article 802 of the Civil Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The person forced to grant non-voluntary license shall be entitled to request the suspension of the validity of such non-voluntary license when the circumstance leading to the granting of such license disappears and there is no possibility for it to reappear, on condition that the validity suspension shall not cause damage to the grantee of non-voluntary license."

"3. The Ministry of Science, Technology and Environment is the body competent to consider applications for non-voluntary license, issue decisions on compulsory granting of non-voluntary license and issue decisions suspending the validity of non-voluntary license."

"6. In a decision on compulsory granting of non-voluntary license, the Minister of Science, Technology and Environment shall set licensing conditions conformable with the following provisions:

a/ Non-voluntary license is non-exclusive license;

b/ Non-voluntary license shall be restricted within the scope and time limit sufficient to satisfy the granting purpose of such license;

c/ The grantee of non-voluntary license shall not be allowed to transfer the use right under such license to another person, except for cases he/she transfers it together with the business establishment using such license, and shall not be allowed to grant secondary license to another person;

d/ The grantee of non-voluntary license must pay to the license grantor a sum of money equivalent to the economic value of the use right under such license or to the price of contractual transfer of voluntary license with a similar scope and duration.

The decision on compulsory granting of non-voluntary license shall be published in the Industrial Property Gazette within 1 month from the date of its signing."

8. The person who is forced to grant a non-voluntary license shall be entitled to complain about the decision on the grant of non-voluntary license to the Minister of Science, Technology and Environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provisions on the procedures for lodging complaints and settlement of complaints in Article 27 of this Decree shall also apply to the complaints lodged to the Minister of Science, Technology and Environment as prescribed in this Clause, where the Minister of Science, Technology and Environment shall settle first-time complaints.

If disagreeing with the complaint-settling decisions of the Minister of Science, Technology and Environment, the complainants shall be entitled to either complain with the Prime Minister in accordance with the Law on Complaints and Denunciations or initiate a lawsuit according to administrative procedures."

23. Article 52 of Decree No. 63/CP is amended and supplemented with Clause 2 as follows:

"Article 52.- Acts not falling under the exclusive right of industrial property owners

1. Under Article 803 of the Civil Code, acts of using an invention, utility solution or industrial design shall not fall under the exclusive right of the industrial property owners who shall not be allowed to exercise, as prescribed in Article 36 of this Decree, the right to request the handling, or initiate a lawsuit against a third party who has done such acts in the following cases:

a/ The use is made not for business purposes;

b/ The use of products circulated on the market, even foreign market, by the owner of industrial property objects, the use right transferee, the grantee of non-voluntary license or person with the prior use right;

c/ The use is only for purposes of maintaining operation of foreigners’ transport means in transit or temporary presence in the Vietnamese territory.

2. The provisions at Point a/ and the appropriate contents on trademarks and goods origin appellations prescribed at Point b/, Clause 1 of this Article shall be also applicable to trademarks and goods origin appellations."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"1. Where one of the acts of using the industrial property object during its protection duration as prescribed in Article 805 of the Civil Code and specified in Article 34 of this Decree without the permission of its owner is done by a person who is neither the owner of such industrial property object nor the prior user as stipulated in Article 50 of this Decree and such act does not fall within the cases specified in Articles 51 and 52 of this Decree, it shall be regarded as infringement upon the industrial property rights.

The following acts shall be also regarded as infringement upon the rights of industrial property owners:

a/ Using industrial designs which are basically not different from the protected industrial designs;

b/ Using signs identical with the trademark protected under a trademark registration certificate or international registration for a goods or service similar or related to a goods or service on the list of registration list enclosed with such mark or/and using signs similar to such mark for a goods or service of the same kind, similar or related to a goods or service on the registration list enclosed with such mark, if such using may possibly cause confusion regarding goods origin;

c/ Using signs identical with or similar to well-known marks, or signs in form of words translated or transcribed from such marks for any goods or services, even goods and service not of the same kind, not similar nor related to the goods or services on the list of prestigious goods and services bearing the well-known mark, if such using may possibly cause confusion about goods origin or wrong impression on the relation between the user of such signs and the subject having the trademark recognized as well-known mark."

25. Article 55 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 55.- Concepts

The concepts used in this Chapter shall be construed as follows:

"Industrial property representation service organization" is an enterprise which has made business registration for industrial property representation service in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Industrial property representation" refers collectively to the industrial property representation service organization and/or the industrial property representative."

26. Article 58 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 58.- Conditions for doing business in and practicing industrial property representation

1. Conditions for being granted the industrial property representatives card.

Only those individuals who fully meet the following criteria may be granted the industrial property representatives card:

- Being a Vietnamese citizen, having full capacity for civil acts;

- Permanently residing in Vietnam;

- Having obtained a university degree in law or technique;

- Having obtained a certificate of graduation from a formal course on industrial property; or having personally involved in the legal work concerning industrial property for 5 or more consecutive years; or having personally involved in the work of examination of industrial property applications at national or international industrial property offices for 5 or more consecutive years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Not being the person who is currently working for a State agency or organization other than enterprise;

2. Conditions for provision of the industrial property representation service

Industrial property representation service organizations must meet the following conditions:

- Being an enterprise established under the legislation on enterprises;

- Having no foreign-invested capital;

- Having the function to provide the industrial property representation service (inscribed in its operation charter and business registration certificate);

- Having at least 2 official professional members who are industrial property representatives, one of them is the head of the organization or is authorized by the head of the organization to represent such organization."

27. Article 59 of Decree No. 63/CP is amended and supplemented with Clause 2 as follows:

"Article 59.- Procedures for granting of the industrial property representatives card and the certificate of registration for industrial property representation service provision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The National Office of Industrial Property under the Ministry of Science, Technology and Environment is the State body competent to grant the industrial property representatives card.

2. The State bodies competent to make business registration under the legislation on enterprises are bodies competent to grant certificates of registration for industrial property representation service provision to organizations that meet all conditions specified in Clause 2, Article 58 of this Decree. The above bodies shall be entitled to seek opinions of the National Office of Industrial Property on the registered enterprises capability to meet the conditions for provision of the industrial property representation services.

After granting a certificate of registration of industrial property representation service provision, the granting body must notify the National Office of Industrial Property thereof so that the latter can record the name of the concerned industrial property representation service organization into the national register.

The list of individuals granted the industrial property representatives card and industrial property representation service organizations shall be recorded into national register on industrial property."

28. Article 61 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 61.- Withdrawal of the industrial property representatives card, withdrawal of the certificate of registration of industrial property representation service provision

1. Conditions for withdrawal of the industrial property representatives card, withdrawal of the certificate of registration for industrial property representation service provision

a/ The National Office of Industrial Property shall withdraw the industrial property representatives card, and delete the holders name from the list of industrial property representatives in the following cases:

- The card holder discontinues the industrial property representation activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The card holder makes a serious mistake while practicing his/her representation job, causing damage to legitimate interests of the represented party or another person or harming the prestige of a State body and/or the State.

b/ In the following cases the National Office of Industrial Property shall notify the body competent to grant business registration certificates so that the latter shall withdraw the certificate of registration of industrial property representation service provision or delete the domain of provision of industrial property representation service (if the organization still conducts business in other domains):

- The organization no longer meets all the criteria specified in Clause 2, Article 58 of this Decree;

- The organization breaches law provisions, especially those in this Chapter.

The competent body must notify the National Office of Industrial Property of the withdrawal of the certificate of registration for industrial property representation service provision so that the latter shall delete the name of the organization whose business registration certificate has been withdrawn from the national register.

2. The decision on withdrawal of the certificate of registration for industrial property representation service provision or the industrial property representative’s card shall be published in the Industrial Property Gazette.

3. Where the industrial property representation service organization has its certificate of registration for industrial property representation service provision withdrawn, all unfinished procedures effected by the organization shall be permitted to be discontinued and the represented party shall be entitled to resume such procedures within 3 months from the date of publication of the decision on the certificate withdrawal in the Industrial Property Gazette."

29. The title of Chapter 7 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Chapter 7: State management over industrial property activities."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"Article 62.- State management over industrial property activities

1. The Government shall exercise uniform State management over the industrial property activities.

2. The contents of the State management over industrial property activities include:

a/ Promulgating legal documents, policies, strategies, plannings and plans on development of industrial property activities;

b/ Organizing the filling in the procedures for establishment of industrial property rights;

c/ Protecting legitimate interests of the State, organizations and individuals in the domain of industrial property;

d/ Organizing the implementation of law provisions and policies on industrial property;

e/ Organizing industrial property information activities;

f/ Managing industrial property representation and consultancy services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Undertaking international cooperation on industrial property;

i/ Guiding, inspecting and supervising the implementation of policies, observance of laws on industrial property;

j/ Settling complaints, denunciations and handling violations of the legislation on industrial property."

31. Article 62 and Article 66 of Decree No. 63/CP are combined into a new Article 65 as follows:

"Article 65.- Protection of national interests and social interests in industrial property activities

1. The establishment and exercise of industrial property rights must not infringe upon the State’s interests.

2. Protected industrial property objects of which the respective owners are State organizations and enterprises or organizations and enterprises having joint venture capital contributed by the State shall be the assets of the State. Such organizations and enterprises shall have the obligation to protect, preserve the prestige and develop the value of these assets.

3. Confidential inventions, utility solutions

a/ Vietnams inventions and utility solutions related to national defense and security or being of special economic value shall be considered confidential inventions and utility solutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Vietnams goods origin appellations are national assets. The right to use goods origin appellations shall belong to the owners of the certificates of the right to use goods origin appellations and shall not be allowed to be transferred to other persons in any forms.

5. Only owners of industrial property objects and only during the protection term may place indications that the products are protected or under their exclusive right, including indications in the form of signs, on such products, in advertisements or in transactions for business purposes.

Where the products are produced under a license, indications to this effect must be made on the products, in advertisements or in transactions for business purposes.

Where the products are produced in Vietnam under foreign licenses or bearing trademarks which are likely to create the impression that they are foreign trademarks or have foreign origins, the full (not abbreviated) indication "Made in Vietnam" must be written on the products.

32. Clause 1, the first paragraph of Clause 2, Point e of Clause 2 and Point a of Clause 3 of Article 63 of Decree No. 63/CP are amended as follows:

"1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall assist the Government in discharging the function to perform the uniform State management over the industrial property throughout the country, be responsible for organizing and directing the implementation of the States regulations, policies and law provisions on industrial property."

"2. The National Office of Industrial Property under the Ministry of Science, Technology and Environment shall be the State management body having the responsibility to assist the Minister of Science, Technology and Environment in performing the function mentioned in Clause 1 of this Article."

"e/ Organizing examinations of professional qualifications and granting the industrial property representatives cards and managing the professional activities of organizations providing industrial property representation services;"

"3.a/ Proposing to the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities measures to detail the implementation of the State’s policies on industrial property and to organize the implementation of such measures; making plans on development of industrial property activities and organizing the implementation thereof in the branches and localities;"

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"2. The Ministry of Finance shall have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in prescribing various industrial property charges and fees and rates thereof, the regimes of management and use of such charges and fees."

"3. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall have to revise specialty products of all kinds; determine areas for the cultivation or production and the properties of such agricultural and aquatic products, and requesting the relevant Peoples Committees in these areas to guide concerned individuals, organizations in registering goods origin appellations for these specialty products. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to coordinate with the Ministry of Aquatic Resources and the Ministry of Science, Technology and Environment in studying and submitting to the Government for promulgation regulations on protection of the rights of individuals and organizations that create new plant varieties and animal breeds."

34. Article 65 of Decree No. 63/CP is changed to Article 66, arranged in Chapter 7 and amended as follows:

"Article 66.- Handling of administrative violations in industrial property

Administrative violations in industrial property shall be handled according to the provisions in the Government’s Decree No. 12/1999/ND-CP of March 6, 1999 on handling administrative violations in the domain of industrial property and other relevant law provisions."

35. The title of Chapter 8 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Chapter 8: Final provisions"

36. Article 69 of Decree No. 63/CP is amended as follows:

"Article 69.- Transitional provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The titles of protection granted under the 1981 Regulation on innovations and inventions, the 1988 Regulation on Utility Solutions, the 1982 Regulation on Trademarks, the 1988 Regulation on Industrial Designs or under the January 28, 1989 Ordinance on Protection of Industrial Property shall remain valid until the expiry of their terms. After the expiry of the relevant terms as mentioned above, if the owners of the titles of protection request for extension thereof, the extension procedures prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree shall be complied with, trademark registration certificates and industrial design certificates shall continue to be extended. All invention patents having a validity duration of under 20 years shall have their validity duration extended for full 20 years counting from the date of filing of proper applications.

3. All rights and obligations under the titles of protection (including the titles of protection granted under the January 28, 1989 Ordinance on Protection of Industrial Property) and procedures for maintaining, extending, amending, assigning and settling disputes related to such titles of protection shall comply with this Decree.

4. Applications for the titles of protection filed from July 1, 1996 but not yet processed shall be dealt with in accordance with this Decree.

Article 2.- Implementation provisions

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. The Minister of Science, Technology and Environment shall have to guide the implementation of this Decree.

3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.06/2001/ND-CP, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 63/CP of October 24, 1996 specifying the industrial property.
Official number: 06/2001/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 01/02/2001 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree of Government No.06/2001/ND-CP, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 63/CP of October 24, 1996 specifying the industrial property.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status