BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ NGOẠI GIAO-BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/TTLB

Hà Nội , ngày 19 tháng 1 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, TƯ PHÁP,NGOẠI GIAO, NỘI VỤ SỐ 01/TTLB NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TẠM THỜI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 145/HĐBT NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG (NAY LÀ CHÍNH PHỦ)

Ngày 29-4-1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 145/HĐBT ban hành Quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rời, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Căn cứ Điều 11 Quy định tạm thời, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TẠM THỜI

1. Quy định tạm thời chỉ áp dụng đối với việc người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật, hiện đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Các cơ sở nuôi dưỡng này bao gồm:

- Các cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Các cơ sở do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương quản lý.

2. Người nước ngoài nói trong Quy định tạm thời là người không có quốc tịch Việt Nam vào thời điểm xin nuôi con nuôi, bao gồm:

- Người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch, kể cả người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Những người nói trên khi xin nhận con nuôi phải lớn tuổi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

II- HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC XIN NHẬN CON NUÔI

1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi bao gồm các giấy tờ sau:

a) Đơn xin nhận con nuôi: trong đơn phải ghi rõ họ; tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú; địa chỉ liên lạc; nghề nghiệp và ghi rõ mục đích chính đáng của việc xin nhận con nuôi; cam kết thực hiện các khoản 2, 3, 4 và 5 theo Điều 8 của Quy định tạm thời. Đơn có kèm theo ảnh của người xin nhận con nuôi.

Trường hợp người xin nhận con nuôi đã biết rõ về trẻ em mà họ xin nhận làm con nuôi thì ghi đủ họ; tên; giới tính; tuổi và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó.

Trường hợp người xin nhận con nuôi chưa biết về trẻ em mà họ xin nhận làm con nuôi, thì trong đơn nêu rõ về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ của trẻ em; nếu xin nhận trẻ em bị tàn tật làm con nuôi thì ghi rõ loại tàn tật.

Nếu người xin nhận con nuôi đang có vợ hoặc chồng, thì đơn phải có đủ chữ ký và ghi rõ họ, tên của cả vợ và chồng.

b) Giấy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước mà người xin nhận con nuôi là công dân hoặc thường trú chứng nhận người đó có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và việc xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thừa nhận là hợp pháp và hợp thức.

c) Giấy chứng nhận của một cơ sở y tế có thẩm quyền ở nước ngoài đó là công dân hay thường trú bảo đảm người xin nhận con nuôi không mắc bệnh truyền nhiễm và tâm thần.

d) Giấy xác nhận về mức thu nhập hàng năm đủ đảm bảo việc nuôi dưỡng con nuôi.

e) Giấy khai sinh.

g) Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu.

Giấy chứng nhận trong điểm b, giấy xác nhận mức thu nhập, giấy tờ xác nhận về y tế (nếu được cấp ở nước ngoài) của người xin nhận con nuôi phải được hợp pháp hoá tại các cơ quan Đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại Vụ Lãnh sự - Bộ Ngoại giao. Nếu người xin nhận con nuôi đang có vợ hoặc chồng thì các giấy tờ ở điểm c, d, e, g phải có đủ của cả hai người.

Tất cả các giấy tờ nói trên phải được dịch ra tiếng Việt và bản dich phải được công chứng theo pháp luật Việt Nam.

2. Trẻ em được xin nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ sau:

a) Giấy thoả thuận của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Trong trường hợp còn cha, mẹ hoặc người đỡ đầu thì phải có giấy của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu về việc tự nguyện đồng ý cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài.

b) Giấy khai sinh; có kèm theo ảnh;

c) Giấy của trẻ em đó về việc tự nguyện đồng ý làm con nuôi người nước ngoài nếu trẻ em từ 9 tuổi trở lên;

d) Giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ của trẻ em đó;

e) Các giấy tờ khác theo yêu cầu chính đáng của người xin nhận con nuôi.

Những giấy tờ trên đây do cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện và phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trình tự và thủ tục giải quyết:

Người nước ngoài xin nhận con nuôi phải gửi hồ sơ đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. Nếu hồ sơ chưa đủ theo qui định tại mục 1 phần II trên đây thì yêu cầu đương sự bổ sung đầy đủ;

a) Trường hợp người xin con nuôi đã biết rõ về trẻ em xin làm con nuôi:

- Hồ sơ được chuyển ngay về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, xác minh và đề xuất ý kiến để Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết. Trong quá trình kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan hữu quan (Công an, Ngoại vụ...). Nếu có vấn đề nảy sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết thì các ngành hữu quan phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chủ quản.

Sau khi nhận được ý kiến của Sở Tư pháp và các ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép (hoặc không cho phép) người nước ngoài nhận con nuôi. Bản sao quyết định này được gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thông báo cho người nước ngoài xin nhận con nuôi biết.

- Thời gian giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi người nước ngoài chậm nhất không quá 2 tháng, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh nhận được hồ sơ.

- Khi nhận được thông báo chấp thuận, người nước ngoài phải trực tiếp đến Việt Nam để ký bản cam kết với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và làm các thủ tục giao nhận con nuôi. Trong trường hợp thật đặc biệt mà người đó không thể đến Việt Nam vào thời điểm giao nhận con nuôi, thì có thể uỷ quyền cho một thân nhân của người nhận con nuôi, nếu không có thân nhân thì có thể uỷ quyền cho người của tổ chức nói ở điểm 2 Điều 8 của Quy định tạm thời đến Việt Nam để làm thủ tục và nhận hộ con nuôi. Người được uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người xin nhận con nuôi. Giấy uỷ quyền phải được hợp pháp hoá theo quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này và được dịch ra tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Việc giao nhận con nuôi cần phải được tiến hành đơn giản, trang trọng tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, nơi có cơ sở nuôi dưỡng của trẻ em đó với sự tham gia của các thành phần sau:

+ Đại diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Đại diện cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

+ Người xin nhận con nuôi (hoặc người được uỷ quyền hợp pháp).

Tại lễ giao nhận, Sở Tư pháp tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi vào sổ hộ tịch và lưu trữ hồ sơ.

b) Trường hợp người xin nhận con nuôi chưa biết rõ về trẻ em xin làm con nuôi thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm chọn và giới thiệu trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Nếu người nước ngoài xin nhận con nuôi chấp thuận thì sẽ tiến hành các thủ tục như đã quy định tại điểm a mục 3 phần II của Thông tư này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan thuộc ngành về mặt chuyên môn; đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện Quy định tạm thời của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với nước ngoài mà người xin nhận con nuôi là công dân có các quy định khác với các quy định của Quy định tạm thời, thì áp dụng các quy định đó của Điều ước quốc tế.

3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, đồng thời chấm dứt hiệu lực Thông tư 06/LĐ-TBXH-TT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 1-6-1992.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư Liên bộ này, nếu có vướng mắc, cơ quan chức năng ở các địa phương cần xin ý kiến trực tiếp của ngành mình.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Hiến

(Đã ký)

 

Lê Minh Hương

(Đã ký)

Nguyễn Duy Niên

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF JUSTICE
THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
THE MINISTRY OF HOME AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No. 01/TTLB

Hanoi, January 19, 1993

 

INTER - MINISTERIAL CIRCULAR

INSTRUCTIONS ON IMPLEMENTING THE TEMPORARY REGULATIONS ISSUED IN ACCOMPANY WITH THE DECISION No 145/HDBT ON APRIL 29, 1992 BY THE COUNCIL OF MINISTERS (NOW THE GOVERNMENT)

On April 29, 1992 , the Council of Ministers (now the Government) issued the Decision No 145/HDBT on Temporary Regulations to allow foreign people to adopts Vietnamese children who are orphaned, abandoned or disabled living in feeding institutions administered by the Labour, Invalids and Social Affairs authorities.

Basing upon the Article 11 of the Temporary Regulations, the Ministries of Labour, Invalids and Social Affairs, Justice Foreign Affairs and Interior issue the following instructions on the implementation:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. The Temporary Regulations on adoption are only applied to foreign people adopting those Vietnamese children who are orphaned, abandoned or disabled, living in the feeding facilities administered by the Labour, Invalids and Social Affairs authorities. The said facilities comprise:       

- The institutions administered by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

- The institutions administered by the local Departments of Labour, Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- People who have foreign citizenship or no citizenship; including the foreign people living in Vietnam.

At the moment of adoption, the above-mentioned people should be 20 years older than the adopted.

II. DOSSIER AND FORMALITIES FOR THE ADOPTION

1. The dossier of the adoption applicant shall comprise:

a. Adoption Application: indicating name, birth date, nationality, residence, address, profession, justified purpose for the adoption and commitment to perform the Temporary Regulations, Article 8, positions 2, 3, 4 and 5. The application should be accompanied with the photograph of the applicant.

In case the applicant is aware of the child to be adopted, the former should indicate clearly the name, sex, age of the child and the feeding institution where the child is being supported.

If the applicant does not know about the child to be adopted, the former should indicate clearly in the application the age, sex and health of the child. If a disabled child is desired, the type of disability should also be known.

If the applicant has got a spouse, the application should bear the signatures and full names of both husband and wife.

b. The legal paper certifying that the applicant has got sufficient conditions to satisfy the requirements of supporting an adopted in accordance with the laws of the applicant's country, and that the adoption of Vietnamese children is thereby recognized to be legal and legitimate. The paper should be issued by the relevant competent authorities in the country in which the applicant is a citizen or a resident.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. The certification on annual income being sufficient to support the adopted.

e. A Certificate of Birth.

g. A copy of the passport or any substitute.

The certified paper under position b and certificates on annual income, health (if issued abroad) of the applicant shall be made legitimate at overseas Vietnamese Diplomatic Missions, Consulate or at the Consular Department-Ministry of Foreign Affairs. If the applicant has got a spouse, the paper under position c, d, e, g for both the husband and wife shall be available.

All above-mentioned dossier shall be translated into Vietnamese and the translation should be notarized in accordance with Vietnamese laws.

2. The child who is proposed to be adopted shall have the following paper:

a. Written agreement by the Director of the feeding institution on allowing the child to be adopted by foreign people.

If the child has got a father, mother or guardian, the latter should make a written statement on his (her) free approval of the adoption by foreign people.

b. A Certificate of birth with photographs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. A Health certificate of the child.

e. Other paper as reasonably requested by the applicant.

All above-mentioned dossier shall be prepared by the feeding institution and notarized in accordance with Vietnamese laws.

3. Formalities and Procedures:

The foreign adoption applicant shall send the dossier to the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs of Vietnam. If the dossier is not a sufficient as stipulated under Part II, Section 1, the applicant will be requested to provide supplement.

a. In case the applicant has been aware of the proposed adopted:

- The dossier will be transferred immediately to the People's Committees of the Provinces, Cities affiliated to the central administration (hereinafter referred to briefly as the Provincial People's Committees) where the child's feeding institution is situated. The provincial Department of Justice should assist the provincial People's Committee in making the inspection, investigation and suggestion to the provincial People's Committee for solution.

During the inspection and investigation, the Justice Department should co-operate with authorities involved (Police, External Affairs Service ...). If problems arise beyond their competency, the authorities involved should ask for the instructions from their relevant Ministry.

After having received the opinions form the Justice Department and authorities concerned, the provincial People's Committee shall make the decision on allowing (or disallowing) the foreign applicant to adopt the child. A copy of the decision is sent to the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs for notifying the foreign applicant.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Upon receiving the notification of approval, the foreign applicant should come himself to Vietnam to sign on the commitment with the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs and fulfill other adoption formalities. In a very special case, where the applicant can not come himself to Vietnam at the moment of delivery, he can entrust one of his relatives or (if the latter is not available) a person of the organization stipulated in Article 8, Position 2 of the Temporary Regulations to come to Vietnam to fulfill procedures of adoption on his behalf. The entrusted person should have a legal credentials of the applicant. The credentials shall be legitimate as stipulated under Part II, Section 1 of this Circular and be translated into Vietnamese. The translation should be notarized in accordance with Vietnamese laws.

- The delivery ceremony should be held simply but seriously at the Provincial People's Committee of the province where the feeding institution is situated with the participation of the following authorities:

- Representative from the Provincial People's Committee.

- Representative from feeding institution.

- The adoption applicant (or his (her) legal representative.

At the ceremony, the local Justice Department will have the adoption registered in the Family Identity Record and filed.

b. In case the applicant does not know specifically about the child, the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs will make the choice and recommendation on the children who are orphaned, abandoned or disabled living in the feeding institutions administered by the Labour, Invalids and Social Affairs authorities. If the proposed child is accepted by the applicant, the procedures will be implemented as stipulated under Part II, Section 3, position a of this Circular.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. In accordance with the functions and assignments, the Ministries of Labour, Invalids and Social Affairs, Justice, Foreign Affairs and Interior will direct and instruct their inferior agents on technical implementation. They shall simultaneously co-ordinate closely with one another to execute the Temporary Regulations issued by the Council of Ministers (now the Government) and solve all problems arising during the course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. This circular shall come into force from the day of signing and the Circular No 06/LD-TBXH of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs issued on June 1, 1992, is hereby repealed.

4. During the course of the implementation of this Inter-Ministerial Circular, the local functional authorities should consult their relevant Ministry in case of problems arising.

 

FOR THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Thi Hang

FOR THE MINISTRY OF JUSTICE
VICE MINISTER





Nguyen Ngoc Hien

FOR THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Dy Nien

FOR THE MINISTRY OF HOME AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Minh Huong

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint Circular No. 01/TTLB of January 19, 1992, instructions on implementing the temporary regulations issued in accompany with the Decision No 145/HDBT on April 29, 1992 by The Council of Ministers.
Official number: 01/TTLB Legislation Type: Joint circular
Organization: The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, The Ministry of Foreign Affairs, The Ministry of Home Affairs, The Ministry of Justice Signer: Le Minh Huong, Nguyen Duy Nien, Nguyen Ngoc Hien, Nguyen Thi Hang
Issued Date: 19/01/1993 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Joint Circular No. 01/TTLB of January 19, 1992, instructions on implementing the temporary regulations issued in accompany with the Decision No 145/HDBT on April 29, 1992 by The Council of Ministers.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status