BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
|
Hà
Nội , ngày 08 tháng 5 năm 1999
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
BỘ
LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 13/1999/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CHO VAY QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM VÀ LẬP
QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết
việc làm trong các năm tới:
Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành môt số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm:
Căn cứ Quyết định số 126/1998/QĐ-TTG ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương Trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2000.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Liên Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:
I- VỀ CHO
VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM
1- Đối tượng
được vay:
1.1- Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng
quân nhân, hộ gia đình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ
chức đoàn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm;
1.2- Tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã, Doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân, luật Công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh
dành riêng cho người tàn tật (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh), có dự án
tạo chỗ việc làm mới, thu hút thêm lao động;
Trong các đối tượng kể trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm
được vay vốn.
2- Nội dung sử dụng vốn vay:
2.1- Mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thuỷ,
hải sản để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;
2.2- Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây, con giống; các chi phí
chăm sóc cây trồng, vật nuôi đến khi thu hoạch.
3- Điều kiện để được vay vốn.
3.1- Hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi
thực hiện dự án, có đơn đề nghị vay vốn gửi chủ dự án (đối với dự án có nhiều hộ
vay); nếu là pháp nhân phải có dự án vay vốn phù hợp với ngành nghề ghi trong
giấy phép kinh doanh;
3.2- Dự án tập thể phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã, phường (đối với dự án cấp xã, phường), của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân huyện, quận (đối với dự án cấp huyện, quận) hoặc của người đứng đầu tổ chức
đoàn thể, quần chúng cấp huyện, quận đối với các dự án do đoàn thể, hội quần
chúng quản lý;
3.3- Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản thế chấp khi vay
vốn.
4- Mức vốn
cho vay:
4.1- Đối với hộ gia đình, mức vay
tối đa không quá 10 triệu đồng, ít nhất phải tạo ra một chỗ làm mới hoặc tăng
thêm thời gian làm việc tương ứng với một lao động;
4.2- Đối với dự án có nhiều hộ vay
vốn, mức vay phụ thuộc vào số hộ thực hiện dự án, nhưng mức vay của mỗi hộ tối
đa không quá 10 triệu đồng;
4.3- Đối với dự án của cơ sở sản
xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 300 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng
trên một chỗ làm việc mới.
5- Thời hạn
cho vay:
5.1- Thời hạn 12 tháng:
- Chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm;
- Nuôi thuỷ, hải sản;
- Trồng cây lương thực, hoa màu.
5.2- Thời hạn 24 tháng:
- Chăn nuôi đại gia súc lấy thịt,
con đặc sản;
-Trồng cây công nghiệp ngắn ngày,
cây dược liệu, cây cảnh....;
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
5.3- Thời hạn 36 tháng:
- Mua sắm máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải thuỷ bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ đánh bắt thuỷ, hải sản,...;
- Chăn nuôi đại gia súc để sinh sản,
lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;
- Trồng cây ăn quả lâu năm;
- Trồng cây công nghiệp dài ngày.
Nếu dự án có chu kỳ sản xuất dài
hơn thời gian được vay và thực hiện đúng dự án được duyệt, có thể được xem xét cho
vay tiếp đến khi thu hoạch.
6- Lãi xuất
cho vay:
- Nguyên tắc: Thấp hơn lãi xuất Ngân
hàng thương mại. Mức cụ thể từng thời kỳ do Bộ Tài Chính quy định sau khi thống
nhất với Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nguồn tiền lãi thu về, được sử
dụng chi quản lý phí, bù vốn rủi ro bất khả kháng, nếu còn dư bổ sung Quỹ cho
vay.
7- Xây dựng
dự án:
- Các đối tượng vay vốn phải lập
dự án (theo mẫu số 1a, 1b kèm theo Thông tư này).
- Dự án phải có xác nhận của chính
quyền địa phương nơi thực hiện dự án.
- Một đối tượng chỉ được vay theo
một kênh nhất định.
8- Thẩm định
cho vay:
8.1- Ở cấp huyện (bao gồm: quận,
Huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức thẩm định và ghi vào phiếu
thẩm định và ghi phiếu thẩm định dự án (theo mẫu số 2a, 2b kèm theo Thông tư
này); tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và ghi ý kiến đề nghị
cho vay vào biểu tổng hợp;
- Thời gian kể từ ngày nhận được
hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở cấp huyện tối đa không quá 15 ngày.
8.2- Ở Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là tỉnh):
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xem xét từng hồ sơ dự án và
thẩm định lại (khi cần thiết), tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định.Thời gian thẩm định, quyết định cho vay tối đa không quá 15 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ dự án.
8.3- Đối với dự án do cơ quan Trung
ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý:
- Các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh,
chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến
hành thẩm định dự án và trình tổ chức đoàn thể, hội quần chúng cấp trên.
Thời gian nhận, thẩm định dự án tối
đa không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án;
- Cơ quan Trung ương tổ chức đoàn
thể, hội quần chúng xét quyết định cho vay. Thời gian xét quyết định cho vay
tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.
8.4- Quyết định cho vay của Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng và
biểu tổng hợp các dự án được vay (theo mẫu số 3a, 3b kèm theo Thông tư này) phải
gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính và Kho bạc Nhà nước Trung
ương (ngaysau khi có Quyết định) để tổng hợp, theo dõi, quản lý. Trong Quyết
định, ghi rõ nguồn vốn sử dụng cho vay.
9- Chuyển
vốn cho vay:
- Căn cứ hạn mức và kế hoạch chuyển
vốn (đối với địa phương) hoặc Quyết định cho vay (đối với cơ quan Trung ương tổ
chức đoàn thể, hội quần chúng) Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Kho bạc Nhà
nước Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền để làm nguồn vốn cho vay.
Kho bạc nhà nước Trung ương căn cứ
thông báo chuyển vốn của Bộ Tài chính, chậm nhất không quá 5 ngày, chuyển vốn
về Kho bạc Nhà nước địa phương nơi có dự án được duyệt để tổ chức cho vay theo
quy định.
10- Phát
tiền vay:
10.1- Căn cứ Quyết định duyệt cho
vay của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước nơi phát tiền vay có trách nhiệm
hướng dẫn các đối tượng vay vốn làm thủ tục thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh, cùng
đại diện bên vay ký hợp đồng tín dụng theo quy định tại Thể lệ cho vay của Bộ
Tài chính.
10.2- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định cho vay, Kho bạc Nhà nước phải trực tiếp phát tiền đến
người vay. Đối với dự án có nhiều hộ vay, Kho bạc Nhà nước có thể uỷ thác cho
chủ dự án thực hiện phát tiền vay đến hộ. Việc uỷ thác phải đảm bảo quản lý tốt
nguồn vốn, thu hồi đầy đủ và đúng hạn cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
10.3- Đối với các dự án đã duyệt,
nhưng không cho vay được, Kho bạc Nhà nước phải báo cáo ngay với cơ quan ra
quyết định cho vay để xem xét, giải quyết.
11- Gia hạn
nợ, cho vay lại:
11.1- Gia hạn nợ:
- Đối với dự án đến hạn trả nợ, nhưng
sản xuất chưa được thu hoạch, chủ dự án có nhu cầu gia hạn, phải làm đơn giải
trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cho
vay để xem xét, giải quyết.
- Căn cứ đơn xin gia hạn nợ, Kho
bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra và giải quyết gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối
đa không quá 06 tháng.
11.2- Cho vay lại:
- Dự án có chu kỳ sản xuất kinh doanh
dài hơn thời hạn được vay, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chủ
dự án có nhu cầu vay thêm một thời hạn để duy trì sản xuất, ổn định việc làm
cho người lao động, thì trước khi đến hạn trả nợ, phải có báo cáo kết quả sử
dụng vốn vay và đơn đề nghị vay lại.
- Quy định thẩm định và thẩm quyền
cho vay lại thực hiện như đối với dự án vay lần đầu, nhưng không phải lập lại
dự án.
- Dự án được duyệt vay lại chưa phải
trả nợ gốc trước khi làm thủ tục vay lại, nhưng phải trả đủ số tiền lãi trong
thời hạn đã vay. Để đảm bảo tính liên tục trong quá trình sử dụng vốn, các thủ
tục duyệt cho vay lại phải hoàn chỉnh trước ngày đến hạn trả nợ.
- Đối với các đối tượng có nhu cầu
vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động, thì chủ dự
án phải có tài liệu chứng minh và gửi đến các cơ quan có liên quan để giải quyết
theo trình tự duyệt vay lần đầu.
12- Thu hồi
và sử dụng vốn thu hồi:
- Kho bạc Nhà nước tiến hành thu
hồi nợ đến hạn; chủ dự án có thể trả vốn trước hạn.
- Vốn thu hồi được dùng để cho vay
quay vòng các dự án khác do địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng
quản lý.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ quan Trung
ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng phải có kế hoạch sử dụng vốn và duyệt các
dự án phù hợp với số vốn thu hồi hàng tháng, quý; không để vốn tồn đọng ở Kho
bạc.
- Trường hợp cần thiết phải điều
chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng
hoặc thu về Kho bạc Nhà nước Trung ương, Liên Bộ sẽ có văn bản.
13- Xử lý
các dự án nợ quá hạn:
- Vốn nợ quá hạn không phải do các
nguyên nhân bất khả kháng và không thuộc đối tượng được giải quyết gia hạn hoặc
cho vay lại, chủ dự án phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho
Kho bạc Nhà nước.
- Sau 03 tháng kể từ ngày chuyển
sang nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ, nhưng chủ dự án vẫn cố tình dây dưa
thì Kho bạc Nhà nước chuyển hồ sơ cho vay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề
nghị phát mại tài sản thế chấp theo quy định hiện hành để thu hồi vốn, trường
hợp nghiêm trọng, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
II- LẬP,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG
1- Quỹ
giải quyết việc làm địa phương là một bộ phận của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm,
được trích từ Ngân sách địa phương hàng năm (Ngân sách cấp tỉnh) và các nguồn
vốn khác dành cho lĩnh vực việc làm. Quỹ được quản lý tập trung qua Kho bạc Nhà
nước.
2- Hàng
năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng của Ngân sách địa phương và nhu
cầu giải quyết việc làm tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dự toán
Ngân sách địa phương để lập Quỹ giải quyết việc làm, trình Hội đồng nhân dân
tỉnh quyết định.
3- Sử dụng
quỹ:
3.1- Cho vay theo dự án tạo việc
làm:
- Dành khoảng 80-85% nguồn Quỹ để
làm vốn cho vay giải quyết việc làm. Việc quản lý, thực hiện cho vay theo hướng
dẫn tại mục I của Thông tư này.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch bổ sung
vốn vay giải quyết việc làm trong năm được duyệt; hàng quý, Sở Tài chính - Vật
giá chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước tỉnh bằng hình thức lệnh chi tiền để làm
nguồn vốn cho vay.
3.2- Hỗ trợ vốn:
Dành khoảng 15-20% nguồn Quỹ để hỗ
trợ cơ sở vật chất các Trung tâm dịch vụ việc làm, các dự án đào tạo nghề, khuyến
nông - lâm - ngư, quản lý chương trình từ cơ sở đến tỉnh.
III- TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN
1- Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch phân bổ dự án ngân sách cấp mới và kế hoạch
sử dụng vốn thu hồi cho từng cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần
chúng, địa phương để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ xem xét
quyết định;
- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên
quan nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
theo đúng mục tiêu của Chương trình;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng
Quỹ hỗ trợ việc làm, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2- Bộ Tài
chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế, quản lý và điều
hành Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm; hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực
hiện cơ chế quản lý Quỹ giải quyết việc làm của địa phương theo quy định tại
Thông tư này;
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách cấp mới cho Chương
trình, tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hàng năm để Chính phủ xem xét, trình
Quốc hội quyết định;
- Đảm bảo ngân sách cấp mới cho Quỹ
Quốc gia hỗ trợ việc làm theo dự toán ngân sách được duyệt;
- Kiểm tra, giám sát công tác quản
lý và sử dụng quỹ.
3- Bộ Kế
hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán ngân sách cấp mới cho Chương trình,
tổng hợp, đưa vào dự toán ngân sách chung của Nhà nước hàng năm để Chính phủ
xem xét và trình Quốc hội quyết định
- Tổng hợp kế hoạch phân bổ dự toán
ngân sách cấp mới, vốn thu hồi hàng năm cho cơ quan Trung ương tổ chức đoàn
thể, hội quần chúng, và địa phương, trình Chính phủ xét và giao kế hoạch thực
hiện;
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ
chế quản lý và điều hành Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện theo đúng mục tiêu của Chương trình.
4- Các cơ
quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng:
- Tổ chức thực hiện, quản lý vốn
của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã được Chính phủ giao;
- Phân bổ cho tổ chức đoàn thể, hội
quần chúng cấp tỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (bao gồm vốn bổ sung mới, vốn thu
hồi) và chỉ tiêu giải quyết việc làm đã được Chính phủ giao;
- Hướng dẫn các cấp đoàn thể ở địa
phương xây dựng dự án vay vốn theo quy định;
- Xét và ra quyết định cho vay các
dự án thuộc phạm vi quản lý;
- Chỉ đạo các cấp đoàn thể ở địa
phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; định kỳ quý, 6 tháng, năm
báo cáo với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này).
5- Kho bạc
Nhà nước Trung ương:
- Hướng dẫn các thủ tục cho vay;
- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp dưới
thực hiện các thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ, đơn giản, tránh phiền hà cho
nhân dân;
- Quản lý, tổng hợp, phân phối tiền
lãi theo quy định;
- Định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và
năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm với Liên Bộ.
6- Ở các
địa phương:
6.1- Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Giao chỉ tiêu về việc làm và vốn
vay cho Uỷ ban nhân dân các huyện;
- Tổ chức thực hiện, quản lý vốn
hỗ trợ việc làm đã được Chính phủ giao;
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
các nguồn vốn về việc làm tại địa phương và báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, cả
năm với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này).
6.2- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
- Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới
và vốn thu hồi cho từng huyện, tổ chức đoàn thể để Sở Tài chính - Vật giá, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét quyết định;
- Chủ trì phối hợp với kho bạc Nhà
nước tỉnh kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, xem
xét quyết định; trong đó chịu trách nhiệm chính về mục tiêu, đối tượng vay vốn;
chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, giải quyết các dự án bị rủi ro theo
quy định; kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
- Hướng dẫn các đối tượng trên địa
bàn xây dựng dự án vay vốn;
- Hướng dẫn các Trung tâm dịch vụ
việc làm xây dựng các dự án hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề, dịch vụ việc làm;
chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá tổ chức
thẩm định dự án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức tuyên truyền về mục tiêu,
nội dung và các chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm.
6.3- Sở Tài chính - Vật giá:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư lập dự toán Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, thành phố)
cấp mới cho chương trình hàng năm để Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, trình Hội đồng
nhân dân tỉnh quyết định;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội lập kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới, vốn thu hồi cho
từng huyện, tổ chức đoàn thể để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, giao
kế hạch thực hiện;
- Hướng dẫn kiểm tra quyết toán sử
dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lý Chương trình tại địa phương;
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước trong
việc định giá tài sản thế chấp.
6.4- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Tài chính - Vật
giá đề xuất mức trích lập Quỹ giải quyết việc làm từ ngân sách địa phương hàng
năm, trình Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh xét, quyết định;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá phân bổ chỉ tiêu kế hoạch giải quyết việc
làm và chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (từ ngân sách Trung ương và địa phương) cho
huyện, tổ chức đoàn thể, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
6.5- Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Phối hợp với cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng kiểm tra, thẩm định
các dự án vay vốn; tổ chức cấp phát tiền vay và thu hồi nợ khi đến hạn; chịu
trách nhiệm chính về điều kiện vay, mức vay và mục đích sử dụng vốn;
- Phối hợp với cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong việc xử lý các dự án bị rủi
ro bất khả kháng và nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thực hiện phân phối tiền lãi theo
quy định; phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra, tổng hợp quyết toán
việc sử dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lý Chương trình tại địa
phương;
- Hàng tháng, quý báo cáo tình hình
cho vay, thu nợ với Ban chỉ đạo giải quyết việc làm địa phương và Kho bạc Nhà
nước cấp trên (theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước Trung ương).
IV- TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1- Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương tổ chức
đoàn thể, hội quần chúng căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, chỉ đạo
các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm thuộc phạm vi quản lý; đẩy nhanh tiến độ cho vay vốn, kịp thời
xử lý các vướng mắc phát sinh, quản lý Quỹ chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả.
2- Bộ
Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo
hệ thống nghiệp vụ của Ngành thực hiện Thông tư này.
3- Thông
tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây hướng dẫn
về chính sách vay vốn đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghị quyết
số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hết hiệu
lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn
Lương Trào
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
ký)
|
Phan
Quang Trung
(Đã
ký)
|
MẪU SỐ 1A
DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM
(Áp dụng cho dự án vùng, nhóm hộ gia
đình)
- Tên dự án:
- Họ và tên chủ dự án (dự án vùng,
đoàn thể ghi rõ chức vụ):
- Địa điểm thực hiện:
- Tổng số vốn thực hiện:
Trong đó:
+ Vốn tự có (vốn đối ứng):
+ Vốn cần vay:
- Tổng số hộ tham gia dự án:
- Tổng số lao động được tạo việc
làm:
- Dự kiến thời gian bắt đầu thực
hiện dự án:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
Huyện:
Tỉnh, thành phố:
...,
năm.......
DỰ
ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM
Tên dự án:
- Họ và tên chủ dự án (dự án vùng,
đoàn thể ghi rõ chức vụ).
- Địa điểm thực hiện dự án:
- Tổng số vốn thực hiện dự án:
Trong đó:
+ Vốn tự có (vốn đối ứng):
+ Vốn cần vay:
- Tổng số hộ tham gia dự án:
- Tổng số lao động được tạo việc
làm:
- Dự kiến thời gian bắt đầu thực
hiện dự án:
I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:
- Điều kiện thực hiện dự án:
+ Kinh tế:
+ Tự nhiên: đất đai, khí hậu, địa
lý.
+ Xã hội: ngành nghề truyền thống
hay phong tục canh tác...
Chỉ nêu những điều kiện liên quan
đến dự án
- Mục tiêu của dự án:
II. NỘI DUNG DỰ ÁN:
1- Quy mô dự án:
- Số diện tích gieo, trồng
- Số con gia súc
- Số hộ, số lao động tham gia dự
án.
2- Nhu cầu vốn vay:
- Nhu cầu vốn đầu tư:
+ Dự tính đầy đủ nhu cầu vốn đầu
tư cho một đơn vị diện tích, một đầu con vật nuôi, trên cơ sở này tính nhu cầu vốn
đầu tư để thực hiện dự án.
+ Vốn tự có
+ Vốn cần vay (tính trên cơ sở những
nội dung sản xuất được vay)
+ Sản lượng tăng thêm
3- Mục đích sử dụng vốn vay:
- Đầu tư mua con, cây giống, công
cụ lao động, máy móc, chủng loại, số lượng, thành tiền.
- Đầu tư mua vật tư, nguyên vật liệu.
- Mua sắm khác. Nội dung này tính
toán trên cơ sở nội dung 2.
4- Hiệu quả sản xuất và khả năng
hoàn trả vốn:
5- Thời hạn vay:
6- Điều kiện vay:
- Vay bằng tín chấp: Người hay cơ
quan bảo lãnh, tín chấp.
III. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN:
- Quản lý và có trách nhiệm đôn đốc
các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo đảm trả vốn và lãi
cho Quỹ đúng quy định.
Ngày......
tháng..... năm......
Chủ
dự án
(Ký
tên, đóng dấu)
MẪU SỐ 1B
DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM
(Áp dụng cho cơ sở sản xuất kinh
doanh)
Tên dự án:
Họ và tên chủ dự án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện dự án:
Mục tiêu dự án: - Phát triền sản
xuất, kinh doanh:
- Giải quyết việc làm mới cho lao
động
Tổng số vốn thực hiện dự án:
Trong đó: - Vốn tự có:
- Vốn vay:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
Huyện:
Tỉnh, thành phố:
....,
năm .....
DỰ
ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM
Tên dự án:
Họ và tên chủ dự án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện dự án:
Mục tiêu dự án: - Phát triển sản
xuất, kinh doanh:
- Giải quyết việc làm mới cho lao
động
I. BỐI CẢNH:
- Đặc điểm, tình hình doanh nghiệp.
- Bối cảnh xã hội.
- Khả năng phát triền doanh nghiệp
trong dự án.
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN:
1. Đầu tư phát triển doanh nghiệp,
mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm, doanh thu, tăng lợi nhuận.
2. Tạo chỗ làm việc mới, thu hút
lao động vào làm việc:
- Thu hút lao động mới vào làm việc.
- Đảm bảo việc làm ổn định cho người
lao động.
- Đảm bảo thu nhập từ..... đồng ổn
định cuộc sống.
III. LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT
CỦA DỰ ÁN:
1. Chủ thể dự án:
- Tên gọi:
- Chức năng:
- Người đại diện:
- Trụ sở sản xuất:........... Văn
phòng giao dịch: .............................
- Điện thoại:
- Giấy phép thành lập:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh:
- Tài khoản tiền gửi:
- Vốn pháp định:
2. Mặt bằng sản xuất:
Ghi cụ thể diện tích văn phòng, nhà
xưởng, kho bãi,...
3. Nguồn vốn: Tổng số
Trong đó: - Cố định:.................
Lưu động:.........
- Vốn tự có:.............. Vốn
vay:...........
4. Năng lực sản xuất:
- Xưởng: gồm:
- Trang bị máy móc: (các loại)
5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (2
năm gần nhất):
- Doanh thu:
- Thuế:
- Lợi nhuận:
- Tiền lương công nhân:
6. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh, phát triển doanh nghiệp:
a- Đầu tư trang thiết bị:
- Máy móc:
- Phương tiện:
- Vật tư:
b- Đầu tư vốn lưu động:
- Mua nguyên vật liệu:
- ...................................
c- Nhu cầu sử dụng lao động:
- Lao động hiện có:..............
người
- Tăng thêm:.........................
người
d- Số vốn xin vay:
- Tổng số vốn xin vay:....... đồng
(% so với tổng số vốn vay cho) dự án:
- Mục đích sử dụng:
7- Thời hạn vay:............
tháng
8- Tài sản thế chấp (ghi cụ thể các
tài sản và giá trị)
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ
ÁN:
1. Đối với doanh nghiệp:
a- Tăng năng lực sản xuất:
b- Tăng doanh thu:
d- Lãi gộp:
e- Lãi ròng (Sau khi trả thuế lợi
tức):
g- Tỷ lệ lãi trên đồng vốn:
2. Hiệu quả đối với người lao động:
- Thu hút và đảm bảo việc làm cho
lao động (số lượng)
- Tiền lương:
V. PHẦN CAM KẾT:
- Thu hút lao động:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã nêu
ra trong dự án.
- Đảm bảo thời hạn hoàn trả vốn.
- Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ:
thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, bảo hiểm đối với người lao động
và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Xác
nhận của Uỷ ban nhân dân xã phường về địa bàn hoạt động của dự án
|
Ngày...
tháng... năm...
Chủ
dự án
(Ký
tên đóng dấu)
|
MẪU SỐ 2A
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
....
, ngày... tháng.... năm 199 ....
PHIẾU THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
(Áp dụng đối với dự án tập thể)
1- Tên dự án:..............................................................................................
2- Tên chủ dự án (hoặc hộ gia
đình):.........................................................
4- Đối tượng quản lý dự
án:.......................................................................
A- THÀNH PHẦN THAM GIA THẨM ĐỊNH
1- Ông (bà)
.........................chức vụ.............. đại diện
..............................
2- Ông (bà)........................
chức vụ.............. đại diện...............................
3- Ông (bà) .........................
chức vụ ............. đại diện.............................
B- NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1- Mục tiêu tạo việc làm cho người
lao động (số lao động tại gia đình, số hộ tham gia, tình hình việc làm và thu
nhập thực tế của các hộ):..............................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2- Thực trạng sản xuất kinh doanh
và mục tiêu của dự án (ngành nghề lựa chọn, khả năng hiện có, nhu cầu và mục
đích vay vốn):
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3- Cơ sở đảm bảo tiền vay:
.........................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
4- Kết luận (tính khả thi, hiệu quả
kinh tế và khả năng giải quyết việc làm):
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
C- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CHO VAY
Căn cứ dự án xin vay và kết quả kiểm
tra, thẩm định; chúng tôi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho vay
với nội dung cụ thể như sau:
1- Mức vốn đề nghị cho vay (bằng
số):....................... đồng.
2- Thời hạn cho vay....... tháng.
Lãi suất tiền vay....... % tháng.
3- Số hộ vay:.................. hộ
4- Mục đích sử dụng tiền vay:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chủ
dự án
Ký,
ghi rõ họ tên
|
Đại
diện tổ chức đoàn thể
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Đại
diện cơ quan LĐTB-XH
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Đại
diện Kho bạc nhà nước
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ý
kiến của UBND quận, huyện hoặc cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, thành phố
(Ghi
rõ ý kiến đề nghị, sau đó ký tên và đóng dấu)
MẪU 2B
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
......
ngày.... tháng.... năm 199....
PHIẾU THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
(Áp dụng đối với dự án của cơ sở sản
xuất kinh doanh)
1- Tên dự án:.............................................................................................
3- Chủ dự án:.................................
Đối tượng cho vay:............................
4- Địa chỉ:
................................................................................................
A- THÀNH PHẦN THAM GIA THẨM ĐỊNH
1- Ông
(bà)......................... chức vụ.............. đại diện
.............................
2- Ông (bà).........................
chức vụ.............. đại diện..............................
3- Ông (bà).........................
chức vụ.............. đại diện..............................
B- NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1- Mục tiêu tạo việc làm cho người
lao động (số lao động hiện có tại cơ sở, thuộc đối tượng nào, tình trạng việc
làm và thu nhập thực tế của người lao động):
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2- Thực trạng sản xuất kinh doanh
và mục tiêu của dự án (khả năng hiện có, tăng thêm cho dự án, mục tiêu phát
triển ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhu cầu và mục đích vay vốn):......................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3- Về tình hình tài sản thế chấp:
...............................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
4- Kết luận (tính khả thi, hiệu quả
kinh tế, khả năng giải quyết việc làm)
...................................................................................................................
...................................................................................................................
C- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CHO VAY
Căn cứ dự án xin vay và kết quả kiểm
tra, thẩm định; chúng tôi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho vay
với nội dung cụ thể như sau:
1- Mức vốn đề nghị cho vay (bằng
số):.............................. đồng.
2- Thời hạn cho vay...... tháng.
Lãi suất tiền vay................ % tháng.
Để giải quyết việc làm cho:.........................
người, trong đó:
- Tạo việc làm ổn định cho:.........................
người hiện có tại cơ sở.
- Tạo việc làm mới cho:................................
người sẽ thu hút thêm.
3- Mục đích sử dụng tiền vay:
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Đại
diện tổ chức
đoàn thể
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Đại
diện cơ quan
LĐTB-XH
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Đại
diện Kho bạc
nhà nước
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Ý
kiến của UBND quận, huyện
hoặc cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, thành phố
(Ghi rõ ý kiến đề nghị, sau đó ký tên và đóng dấu)