5 . TANDTC hướng dẫn những trường hợp được coi là phạm tội lần đầu
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực ngày 09/6/2018) hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Trong đó, có giải thích các trường hợp người phạm tội được coi là phạm tội lần đầu; cụ thể, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định những trường hợp được coi là phạm tội lần đầu nếu:
- Người phạm tội trước đó chưa phạm tội lần nào;
- Đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;
- Đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
- Đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.
Phạm tội lần đầu là một trong những điều kiện để xem xét tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
6. Thêm tiền thưởng cho Thẩm phán và Thư Ký Tòa án từ ngày 08/6/2018
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân ban hành ngày 24/4/2018.
Theo đó, Thông tư 01/2018/TT-TANDTC bổ sung một khoản tiền thưởng là tiền khung dành cho những cá nhân, tập thể làm việc trong ngành Tòa án, cụ thể:
- Mức tiền thưởng không quá 0,2 lần mức lương cơ sở đối với 01 khung bằng khen, giấy chứng nhận dành cho các giải thưởng cá nhân;
- Riêng với các giải thưởng tập thể thì mức tiền khung không quá 0,15 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, các mức tiền thưởng và chế độ ưu đãi khác sẽ được tính theo quy định tại các điều từ 68 đến điều 75 của Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.
Thông tư 01/2018/TT-TANDTC có hiệu lực ngày 08/6/2018, thay thế Thông tư 04/2016/TT-TANDTC ngày 16/9/2016.
7. Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho cá nhân sản xuất nông nghiệp
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/6/2018) được Chính phủ ban hành nhằm quy định về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).
Theo đó, các cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp (SXNN) nằm trong chính sách hỗ trợ BHNN của Nhà nước sẽ được hưởng mức hỗ trợ như sau:
- Cá nhân SXNN thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí BHNN;
- Cá nhân SXNN không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí BHNN;
- Tổ chức SXNN có quy mô lớn áp dụng KHCN và quy trình sản xuất tiên tiến, hướng tới nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí BHNN.
Bảo hiểm nông nghiệp sẽ hỗ trợ nếu các đối tượng nằm trong các rủi ro:
- Rủi ro thiên tai: Bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán, rét hại,...thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước (CQNN);
- Rủi ro bệnh dịch: Dịch bệnh của động vật, dịch hại thực vật, dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của CQNN.
8. Quy chế xét thăng hạng giảng viên đại học công lập
Từ ngày 01/6/2018, Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, công tác xét thăng hạng được chuẩn bị như sau:
- Cơ quan, đơn vị được phân công xây dựng kế hoạch và ra quyết định thành lập Hội đồng xét thăng hạng CDNN giảng viên hạng II; trình Bộ Nội vụ ra quyết định đối với giảng viên hạng I;
- Hội đồng xét thăng hạng thông báo nội dung xét thăng hạng CDNN viên chức;
- Tổ Thư ký tổng hợp danh sách ứng viên dự xét thăng hạng CDNN; trình Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng quyết định danh sách ứng viên tham dự;
- Trước ngày tổ chức xét thăng hạng ít nhất 01 ngày, Tổ Thư ký phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét thăng hạng, chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét thăng hạng.
9. Hướng dẫn làm hồ sơ công nhận nghề truyền thống
Nghị định 52/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2018) quy định một số nội dung, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có);
- Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Theo quy định, UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí và trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong vòng 30 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn và ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY