10. Thêm tiêu chuẩn ăn trong tháng đối với người bị tạm giữ, tạm giam
Đây là quy định đáng chú ý tại Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam do Chính phủ ban hành ngày 06/11/2017.
Theo đó, định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam bao gồm:
- 17 kg gạo tẻ loại trung bình;
- 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá;
- 0,5 kg đường loại trung bình, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt;
- Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than;
- 45 kw/h điện, 3 m3 nước.
Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Như vậy, định mức ăn trong tháng của người bị tạm giữ, tạm giam được bổ sung thêm tiêu chuẩn về chất đốt, điện, nước so với quy định trước đây.
11. Đối tượng được quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) về thi hành tạm giữ, tạm giam
Ngày 06/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định xây dựng, quản lý, sử dụng CSDL về thi hành tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, các đối tượng dưới đây được quyền khai thác, sử dụng CSDL về thi hành tạm giữ, tạm giam thông qua mạng máy tính nội bộ hoặc bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp:
- Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam;
- Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Cơ quan kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Cơ quan tiến hành tố tụng;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Việc khai thác, sử dụng CSDL về thi hành tạm giữ, tạm giam trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử phải được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.
Xem thêm các quy định khác về xây dựng, quản lý CSDL về thi hành tạm giữ, tạm giam tại Nghị định 121/2017.
12. Thời hạn nộp báo cáo định kỳ về điều tra hình sự
Nghị định 128/2017/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự; trong đó, thời hạn nộp báo cáo định kỳ được quy định như sau:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ gửi báo cáo theo quy định dưới đây:
+ Trước ngày 15/01 đối với báo cáo 03 tháng;
+ Trước ngày 15/4 đối với báo cáo 06 tháng;
+ Trước ngày 15/7 đối với báo cáo 09 tháng;
+ Trước ngày 15/10 đối với báo cáo năm.
- Bộ Công an định kỳ gửi báo cáo trước ngày 15/02 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15/5 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15/8 đối với báo cáo 09 tháng và trước ngày 15/11 đối với báo cáo năm.
Trong đó, Bộ Công an gửi báo cáo đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các cơ quan còn lại gửi báo cáo đến Chính phủ (thông qua Bộ Công an).
Xem chi tiết nội dung và thời điểm lấy số liệu của báo cáo định kỳ về điều tra hình sự tại Điều 8 của Nghị định 128/2017.
13. Tiêu chí xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa
Theo Nghị định 114/2017/NĐ-CP (ban hành ngày 09/10/2017), đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa được xác định khi có một trong các tiêu chí sau:
- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, xã đảo, vùng biển có địa hình tự nhiên phức tạp, hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm hành chính cấp huyện.
- Đóng quân và quản lý các xã miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,2 trở lên và phụ cấp đặc biệt từ 30% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đóng quân và quản lý các xã, phường thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Việc xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa phải phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách tư pháp.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY