4. Bộ luật hình sự 2015
Bộ luật này bãi bỏ 11 tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự 1999, đơn cử như: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tội kinh doanh trái phép, Tội tảo hôn, Tội sử dụng trái phép chất ma túy,…
Đồng thời, bổ sung thêm 34 tội danh mới trải đều trên các lĩnh vực, chẳng hạn: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219),…
Lần đầu tiên đưa pháp nhân thương mại vào phạm vi đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một số tội danh cụ thể như: Tội buôn lậu (Điều 188), Tội trốn thuế (Điều 200), Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213),…
Ngoài ra, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng được làm rõ tại một số tội phạm như: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội cướp tài sản,…
5. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Luật này quy định rõ các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, ngoài các quyền cơ bản như quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản, được bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở,…người bị tạm giữ, tạm giam còn được thực hiện các quyền quan trọng khác, nổi bật như:
- Được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình;
- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam,…
Đồng thời, chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng được quy định cụ thể, đặc biệt là chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong nhà tạm giữ, tạm giam.
Luật này cũng quy định rõ hệ thống tổ chức cơ quan quản lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam so với Quy chế tạm giữ, tạm giam hiện hành.
6. Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017
Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định rõ các điều kiện để các đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh.
Theo đó, bổ sung các điều kiện mới so với quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008. Cụ thể bao gồm:
- Được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép;
- Không làm mất quyền sở hữu về tài sản công, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;
- Tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định;
- Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
7. Luật du lịch 2017
Nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch được đơn giản hóa so với quy định hiện hành, đơn cử như:
Để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch thay vì phải gửi hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thẩm định rồi mới gửi đến Tổng cục Du lịch.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, Luật này cũng đồng thời bổ sung một số điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Cụ thể là:
- Phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
(Còn nữa - tiếp tục cập nhật)
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY