Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong TTHS

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/04/2022 11:03 AM

Người làm chứng và người chứng kiến là 02 chủ thể tham gia tố tụng nhằm giúp làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được 02 chủ thể này. Sau đây là một số đặc điểm giúp mọi người phân biệt được người làm chứng và người chứng kiến.

Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong TTHS

Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến trong TTHS (Ảnh minh họa)

Tiêu chí

Người làm chứng

(Điều 66 BLTTHS 2015)

Người chứng kiến

(Điều 67 BLTTHS 2015)

Khái niệm

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối tượng không được làm người làm chứng/ người chứng kiến

- Người bào chữa của người bị buộc tội;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

- Người dưới 18 tuổi;

- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Quyền

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015;

- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

 

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 67 BLTTHS 2015;

- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

- Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

- Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 

>>> Xem thêm: Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự hay không? Người làm chứng có được từ chối khai báo không?

Người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng hay không? Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?

Trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa xét xử vụ án dân sự mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì giải quyết như thế nào?

Những ai không được làm người chứng kiến? Lời khai của người chứng kiến có được xem là chứng cứ trong tố tụng hình sự hay không?

Xuân Thảo

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 68,419

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn