Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy: Các nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
24/01/2025 15:52 PM

Sau đây là các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy: Các nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy: Các nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 18/01/2025 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2025.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy: Các nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy thì Chính phủ đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Bộ Tư pháp đã tích cực, chủ động, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kịp thời rà soát, chuẩn bị Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số nội dung liên quan, “vừa chạy, vừa xếp hàng”, “cùng một lúc thực hiện song song các bước trong quy trình chung” đến sắp xếp tổ chức bộ máy; thống nhất về sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới trong toàn hệ thống sau khi sắp xếp được bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Chính phủ cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Tư pháp về các chính sách do Bộ Tư pháp trình. Giao Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách; tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ để hoàn thiện, cụ thể như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị quyết: bao gồm tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống chính trị: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...) và các văn bản hành chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành để bảo đảm áp dụng Nghị quyết này ở tất cả các cơ quan nhà nước, thống nhất thực hiện trong thực tiễn từ trung ương đến địa phương.

- Chính sách 1: Ban hành quy định cụ thể để xử lý một số nội dung liên quan nhằm bảo đảm hoạt động của các cơ quan, xã hội, người dân, doanh nghiệp được liên tục, thông suốt, thuận lợi khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: bổ sung nguyên tắc chung bảo đảm việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia không bị gián đoạn do quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, có quy định hướng dẫn để bảo đảm hoạt động của các cơ quan, xã hội, người dân, doanh nghiệp áp dụng thống nhất khi Nghị quyết có hiệu lực, như: có ví dụ minh họa đối với các trường hợp xử lý các nội dung khi có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền; có quy định yêu cầu cơ quan, tổ chức sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy được sử dụng con dấu, thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu, thu hồi con dấu theo quy định của pháp luật.

- Chính sách 2: Ban hành quy định về trách nhiệm, thời hạn rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan liên quan để xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền ngoài các nội dung có thể thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết; quy định về thẩm quyền, trách nhiệm xử lý nội dung khác phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa được quy định tại Nghị quyết và một số nội dung cần chuyển tiếp liên quan đến áp dụng và thực hiện pháp luật sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy: tạo cơ chế “thông thoáng” để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh chưa được dự liệu tại Nghị quyết và cho phép Chính phủ ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ quan thuộc thẩm quyền của Chính phủ khác với quy định tại luật, pháp lệnh hiện hành trong giai đoạn sau sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.

Đồng thời, quy định cụ thể thời hạn trong vòng 03 tháng sau khi Nghị quyết được ban hành, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật có thay đổi sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy phải ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với tổ chức bộ máy đã được sắp xếp. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật (như một nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều nghị định; thông tư sửa đổi, bổ sung nhiều thông tư,...) và thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian thực hiện.

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị quyết, trình cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành Nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, tháng 02 năm 2025.

Xem thêm tại Nghị quyết 14/NQ-CP ban hành ngày 18/01/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]