Xây dựng nội quy và sơ đồ về an toàn phòng cháy, chữa cháy trong Công ty Cổ Phần
I. Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Trường hợp cơ sở thuộc danh mục Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
2. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
5. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
6. Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp khác mà pháp luật quy định.
Trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại các mục 1, 2, 4 trong trường hợp trên. Nếu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
2. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
3. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
II. Nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy:
Nội quy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt;
+ Quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy:
Sơ đồ phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
Lưu ý: Nội quy an toàn, sơ đồ về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
- Từ khóa:
- nguy hiểm về pccc
- nội quy pccc
- sơ đồ pccc
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7540:2013: Động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Phần 1)
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 công nghệ thông tin-Bộ mã kí tự tiếng Việt 16-bit
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6447:1998: cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE điện áp làm việc đến 0,6KV
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015: Quản lý cáp-Hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp
- Các nội dung cần có trong nội quy lao động 2024