Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Điều kiện để được kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi.
- Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
+ Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
+ Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
+ Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Hình từ Internet
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất).
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: bản chính (tại Mẫu 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
3. Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ: bản chính (Tổ chức tín dụng cần sử dụng Mẫu Giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT).
4. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
5. Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: bản chính.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương.
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ nêu trên được tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.
Lưu ý:
- Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
- Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ , xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực
- Xuất khẩu gạo
- Điều kiện để được kinh doanh khoáng sản
- Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
- Kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh khí
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9799:2013 Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007: Kính gương - kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9799:2013 Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007: Kính gương - kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt