Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Văn phòng luật sư
1. Hoạt động hành nghề của Văn phòng Luật sư
Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư, được phép thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cụ thể:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện để thành lập văn phòng luật sư
Để thành lập văn phòng luật sư, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trưởng Văn phòng luật sư (chủ doanh nghiệp) phải là luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Mục III, Chương III của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13);
- Trưởng Văn phòng luật sư không được phép thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.
- Có trụ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Đoàn Luật sư mà Trưởng văn phòng là thành viên;
- Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, ví dụ như "Văn phòng luật sư ABC";
+ Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động (tra cứu tại đây);
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Lưu ý: Văn phòng luật sư do 01 (một) luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Hình từ Internet
Trước khi bắt đầu hoạt động, văn phòng luật sư phải thực hiện đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp, cụ thể:
Thành phần hồ sơ:
1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP)
2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng;
3. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.
5. Dự thảo Điều lệ của công ty luật.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở.
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Kết quả: Giấy đăng ký hoạt động
3. Một số lưu ý sau khi thành lập văn phòng luật sư
(1) Văn phòng luật sư chỉ được bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
(2) Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng Văn phòng luật sư phải thực hiện thông báo với Đoàn luật sư nơi mình là thành viên.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;
- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động.
(3) Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động
- Cách thức: đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp
- Nội dung công bố:
+ Tên văn phòng luật sư;
+ Địa chỉ trụ sở của văn phòng luật sư;
+ Lĩnh vực hành nghề;
+ Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của Trưởng văn phòng luật sư;
+ Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư trong nước
- Công ty luật
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Công ty luật có vốn đầu tư nước ngoài
Câu hỏi thường gặp:
- Địa chỉ Sở Tư pháp TPHCM là ở đâu? Liên hệ qua các kênh nào?
- Có phải đậu tập sự hành nghề Luật sư sẽ được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng?