>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Truy thu BHXH, BHYT, BHTN trong Công ty Hợp Danh

Hình từ Internet

Truy thu là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, TNN) đối với công ty hợp danh trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

1. Các trường hợp bị truy thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với công ty hợp danh

Công ty hợp danh thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy thu tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN:

- Truy thu do trốn đóng: Công ty hợp danh trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian đóng và mức lãi suất chậm đóng (xem chi tiết tại mục 2).

- Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ - BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

- Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu

- Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

- Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

3. Số tiền truy thu

- Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.

- Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:

 (1)

Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;

v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

y: số năm phải truy thu;

Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;

Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 - Tij) - 1 (2)

Trong đó:

T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

kj: lãi suất tính lãi truy thu (%)

Đối với trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN thì phải áp dụng mức lãi suất như sau:

Trốn đóng trước ngày 01/01/2016

Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng theo tháng áp dụng đối với năm 2016.

Trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi:

Mức lãi suất được tính theo mức lãi suất chậm đóng theo tháng áp dụng đối với từng năm.

Công ty hợp danh thuộc đối tượng bị truy thu BHXH, BHYT, BHTN phải nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi công ty hợp danh đặt trụ sở các giấy tờ theo quy định tại Phụ lục 02 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cụ thể:

- Đối với lao động theo Hợp đồng lao động: HĐLĐ từ 03 tháng trở lên (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn);

- Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;

- Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh ….., hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có);

* Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian dưới 03 tháng: cán bộ thu chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục 02 trước khi truy thu.

* Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian từ 03 đến 06 tháng: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH phê duyệt.

*Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian trên 06 tháng trở lên: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH thực hiện thanh tra đột xuất và xử lý theo quy định.

Trong vòng 10 ngày, cơ quan BHXH sẽ giải quyết truy thu đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì thời gian giải quyết không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,870
Câu hỏi thường gặp: