>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

đối thoại tại nơi làm việc

Ảnh minh họa (Nguồn từ Internet)

Định kỳ ít nhất 01 năm một lần, khi có yêu cầu của các bên hoặc khi có vụ việc cần thiết nhưng nội dung vẫn đảm bảo đúng theo Bộ Luật Lao động 2019 quy định, công ty TNHH 2 thành viên trở lên căn cứ vào quy chế dân chủ tại cơ sở, tổ chức việc đối thoại với những người lao động đang làm việc về các nội dung sau:

1. Nội dung đối thoại

Nội dung đối thoại phải bao gồm các trường hợp theo luật quy định như sau:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

 - Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

- Phương án sử dụng lao động.

- Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

- Thưởng.

- Nội quy lao động.

- Tạm đình chỉ công việc.

Ngoài các nội dung mà bên trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

- Điều kiện làm việc.

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động.

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động.

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Lưu ý: Nếu không tổ chức việc đối thoại định kỳ; thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng với hành vi không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

2. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

Về số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động bên phía người sử dụng lao động và người lao động được quy định chi tiết tại Điều 38 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Công ty phải xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động theo hướng dẫn tại Điều 38 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP và việc xác định này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần, công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.

>> Xem thêm Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở. 

3. Tiến hành đối thoại định kỳ

 

Đối thoại định kỳ được Công ty TNHH 2 thành viên trở lên quy định chi tiết trong quy chế dân chủ cơ sở.

- Chuẩn bị đối thoại: Gửi nội dung đề nghị đối thoại bằng văn bản cho công ty chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ.

- Đối thoại:

 

- Khi tiến hành đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại thể hiện tinh thần hợp tác, chia sẻ, vì lợi ích chung để thảo luận đạt được đồng thuận đối với các nội dung đối thoại. Trường hợp phát sinh những nội dung mới thì đề nghị công ty cho hội ý trao đổi nội bộ hoặc tạm dừng đối thoại để thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp hoặc chuyển nội dung sang cuộc đối thoại tiếp theo.

- Lập biên bản đối thoại phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện công đoàn, người đại diện tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có). Cuộc đối thoại được phép ghi âm, ghi hình theo thống nhất của hai bên.

- Ngay sau khi kết thúc đối thoại, hai bên hoàn thiện biên bản đối thoại, thống nhất hướng giải quyết các nội dung chưa đạt kết quả trong cuộc đối thoại (nếu có).

 

- Công bố kết quả đối thoại: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối thoại kết thúc, Công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể người lao động; đề nghị công ty công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.

Lưu ý: Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngoài đối thoại định kỳ, đối thoại tại nơi làm việc còn có thể được tiến hành khi một bên có quyền yêu cầu. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn tham gia đối thoại đột xuất thực hiện như đối thoại định kỳ nhưng quy trình, thủ tục, thời gian cần nhanh, gọn, khẩn trương hơn. Đối thoại đột xuất cần tránh để bên yêu cầu đối thoại phải chờ đợi, tạo ra những bức xúc trong quá trình giải quyết. Thời hạn trả lời đối thoại của bên được đề xuất tối đa không quá 24 giờ kể từ khi một bên gửi yêu cầu đối thoại cho bên kia.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,301
Bài viết liên quan: