>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về việc phân loại tai nạn lao động trong Công ty Cổ Phần

Hình từ Internet

Do mức độ, hậu quả của mỗi vụ tai nạn là khác nhau; cho nên, cần có sự phân loại tai nạn lao động để làm căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức khác đối với từng tai nạn lao động cụ thể.

Tai nạn lao động được phân thành 03 loại như sau:

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động 

Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết theo một trong các trường hợp sau đây:

- Chết tại nơi xảy ra tai nạn.

- Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu.

- Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y.

- Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng 

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương sau đây:

DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG

(theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

MÃ SỐ

TÊN CHẤN THƯƠNG

01

Đầu, mặt, cổ

011

Các chấn thương sọ não hở hoặc kín;

012

Dập não;

013

Máu tụ trong sọ;

014

Vỡ sọ;

015

Bị lột da đầu;

016

Tổn thương đồng tử mắt;

017

Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;

018

Vỡ các xương hàm mặt;

019

Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;

0110

Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.

02

Ngực, bụng

021

Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;

022

Hội chứng chèn ép trung thất;

023

Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;

024

Gãy xương sườn;

025

Tổn thương phần mềm rộng ở bụng;

026

Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong;

027

Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;

028

Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống;

029

Vỡ, trật xương sống;

0210

Vỡ xương chậu;

0211

Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;

0212

Tổn thương cơ quan sinh dục

03

Phần chi trên

031

Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên;

032

Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;

033

Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân;

034

Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay;

035

Trật, trẹo các khớp xương.

04

Phần chi dưới

041

Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới;

042

Bị thương rộng khắp ở chi dưới;

043

Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón.

05

Bỏng

051

Bỏng độ 3;

052

Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3;

053

Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3;

054

Bỏng điện nặng;

055

Bị bỏng lạnh độ 3;

056

Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3.

06

Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng

061

Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;

062

Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;

063

Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;

064

Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất;

065

Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật;

066

Các loại hóa chất độc khác thuộc danh Mục phải khai báo, đăng ký.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ 

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp Tai nạn lao động chết người và Tai nạn lao động nặng.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

31,951
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: