Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài
Dịch vụ gia công, tái chế, sữa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2018/TT-BTTTT) là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, kể từ ngày 15/5/2018, điều kiện kinh doanh đối với loại hình dịch vụ này được nêu bên dưới đã không còn được áp dụng (bởi Nghị định 187/2013/NĐ-CP và Thông tư 31/2015/TT-BTTTT đã hết hiệu lực).
Theo đó, kể từ ngày 15/5/2018, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định việc gia công hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài được áp dụng trước ngày 15/5/2018: Việc thực hiện hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là hoạt động gia công) phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện sau: 1. Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương nơi thực hiện hoạt động phê duyệt. 3. Tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài sau quá trình gia công, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam. 4. Được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép thực hiện hoạt động gia công. Để thực hiện hoạt động gia công, thương nhân nước ngoài cần thực hiện các thủ tục sau: Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị thực hiện hoạt động gia công của tổ chức (theo Mẫu 02 của Phụ lục 02 của Thông tư 31/2015/TT-BTTTT). - Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư). - Hồ sơ năng lực của tổ chức bao gồm: hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công khả thi, hiệu quả đối với từng loại sản phẩm; nhân lực phù hợp với quy mô sản xuất và có đủ năng lực tài chính. - Bản sao có chứng thực Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình thực hiện hoạt động gia công đối với từng loại sản phẩm, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng điều kiện thứ hai quy định trên. Nơi nộp hồ sơ: Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin). Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng (không bao gồm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự)
- Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử
- Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu
- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên
- Kinh doanh dịch vụ bưu chính