Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Đăng ký lưu hành thuốc thú y

Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.

Thuốc mới là thuốc có công thức bào chế chứa hoạt chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất, thuốc có dạng bào chế mới, thuốc có chỉ định mới hoặc thuốc có đường dùng mới. 

Hoạt chất mới là hoạt chất lần đầu đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

1. Trường hợp phải đăng ký lưu hành thuốc thú y

Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y phải đăng ký lưu hành thuốc thú y trong trường hợp sau:

- Thuốc thú y mới sản xuất trong nước;

- Thuốc thú y lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để buôn bán, sản xuất.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thú y cần những gì?

(Hình từ internet)

2. Thủ tục đăng ký lưu hành thuốc thú y

Thành phần hồ sơ:

Trường hợp

Thành phần hồ sơ

Thuốc thú y mới dạng dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học

1. Đơn đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học (Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

3. Mẫu nhãn sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng;

4. Giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) đối với một số loại hóa chất thông dụng, giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với thuốc nhập khẩu;

5. Quy trình sản xuất;

6. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;

7. Báo cáo về các số liệu chứng minh độ an toàn bao gồm cả tài liệu nghiên cứu về độc tính (độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, trường diễn, độc tính tế bào, khả năng gây ung thư);

8. Báo cáo về các số liệu chứng minh hiệu lực của sản phẩm bao gồm cả các tài liệu nghiên cứu về dược lý thực nghiệm; về dược lực học, dược động học và sinh khả dụng của sản phẩm;

9. Những nghiên cứu về tồn dư trong tất cả các loài động vật được chỉ định dùng thuốc để xác định thời gian ngừng sử dụng thuốc;

10. Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định và hạn sử dụng của thuốc;

11. Tài liệu nghiên cứu về liều dùng và liệu trình Điều trị đối với từng loài động vật được chỉ định;

12. Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp;

13. Kết quả khảo nghiệm;

14. Bản cam kết không vi phạm các quy định của luật sở hữu trí tuệ (Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

15. Các thông tin kỹ thuật khác (nếu có).

Thuốc thú y dạng dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học được miễn khảo nghiệm

1. Đáp ứng các  hồ sơ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 14, 15 nêu trên tại trường hợp Thuốc thú y mới dạng dược phẩm, hóa chất, chế phẩm sinh học;

2. Những thông tin về thuốc gốc, thuốc Generic (tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, công thức, dạng bào chế, công dụng, chỉ định Điều trị, chống chỉ định, liều lượng sử dụng, thời gian ngừng sử dụng thuốc, những lưu ý đối với động vật được chỉ định, với người sử dụng và các đặc tính kỹ thuật khác của sản phẩm).

Vắc xin, kháng thể

1. Đơn đăng ký lưu hành vắc xin, kháng thể (Mẫu tại Phụ lục II ban hành, kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

3. Mẫu nhãn sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng;

4. Giấy chứng nhận GMP, giấy phép lưu hành sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với sản phẩm nhập khẩu;

5. Quy trình sản xuất;

6. Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm vắc xin, kháng thể;

7. Báo cáo về các số liệu chứng minh độ an toàn, hiệu lực của sản phẩm, bao gồm tài liệu nghiên cứu về hàm lượng và độ dài miễn dịch đối với vắc xin, kháng thể;

8. Những nghiên cứu về tồn dư trong tất cả các loài động vật được chỉ định để xác định thời gian ngừng sử dụng vắc xin, kháng thể;

9. Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định, hồ sơ tóm tắt sản xuất từng lô của 3 lô liên tiếp và đề xuất hạn sử dụng;

10. Phương pháp xác định liều dùng và liệu trình sử dụng đối với từng loài động vật được chỉ định;

11. Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất, phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam;

12. Báo cáo kết quả khảo nghiệm về hiệu lực, an toàn của sản phẩm;

13. Các tài liệu liên quan bao gồm: xuất xứ, lịch sử và độ ổn định của chủng vi sinh vật gốc dùng để chế vắc xin, kháng thể; thông tin và đặc tính của chủng vi sinh vật gốc dùng để sản xuất vắc xin, kháng thể đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các tài liệu liên quan đến bản quyền và áp dụng chứng chỉ sản xuất vắc xin, kháng thể (nếu có);

14. Các thông tin kỹ thuật khác như kết quả khảo nghiệm trong phạm vi phòng thí nghiệm, số liệu về việc sản phẩm đã được lưu hành tại các nước khác trên thế giới (nếu có);

Chế phẩm sinh học để chuẩn đoán (KIT xét nghiệm)

1. Đơn đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

3. Mẫu nhãn sản phẩm; tờ hướng dẫn sử dụng;

4. Giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc giấy chứng nhận khác tương đương, giấy phép lưu hành sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với sản phẩm nhập khẩu;

5. Phiếu phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của cơ sở sản xuất, phiếu phân tích chất lượng chế phẩm sinh học do cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp;

6. Báo cáo về các số liệu chứng minh độ nhạy phân tích;

7. Báo cáo về các số liệu chứng minh tính đặc hiệu của sản phẩm;

8. Quy trình sản xuất;

9. Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm chế phẩm sinh học;

10. Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định, hồ sơ tóm tắt sản xuất từng lô của 3 lô liên tiếp và đề xuất hạn sử dụng;

11. Báo cáo kết quả khảo nghiệm, bao gồm nội dung khảo nghiệm về độ nhạy phân tích, tính đặc hiệu của sản phẩm;

12. Các tài liệu liên quan bao gồm: xuất xứ, lịch sử của chủng vi sinh vật gốc dùng để sản xuất chế phẩm sinh học; các tài liệu liên quan đến bản quyền và áp dụng chứng chỉ sản xuất chế phẩm sinh học (nếu có);

13. Các thông tin kỹ thuật khác (nếu có).

Thuốc thú y từ dược liệu

1. Đơn đăng ký lưu hành thuốc thú y từ dược liệu (Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

3. Mẫu nhãn sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng;

4. Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với thuốc nhập khẩu;

5. Quy trình sản xuất;

6. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;

7. Báo cáo về các số liệu chứng minh độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm;

8. Những nghiên cứu về tồn dư trong tất cả các loài động vật được chỉ định dùng thuốc để xác định thời gian ngừng sử dụng thuốc;

9. Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định và hạn sử dụng của thuốc;

10. Tài liệu nghiên cứu về liều dùng và liệu trình Điều trị đối với từng loài động vật được chỉ định;

11. Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp;

12. Bản cam kết không vi phạm các quy định của luật sở hữu trí tuệ (Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

13. Các thông tin kỹ thuật khác (nếu có).

Thuốc thú y đã có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam sản xuất gia công, san chia

1. Đơn đăng ký sản xuất gia công, san chia (Mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt thông tin sản phẩm (tên, thành phần, dạng bào chế, quy cách đóng gói, công dụng, cách dùng, hạn sử dụng);

3. Mẫu nhãn sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng (nhãn đã đăng ký, nhãn gia công, san chia);

6. Hợp đồng sản xuất gia công, san chia thuốc thú y giữa cơ sở đặt gia công, san chia và cơ sở nhận gia công, san chia;

7. Quy trình sản xuất của bên đặt gia công, san chia;

8. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên, phụ liệu ban đầu, bán thành phẩm và thành phẩm của bên đặt gia công, san chia;

9. Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ sở nhận gia công, san chia.

Thuốc thú y không có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam sản xuất để xuất khẩu

1. Đơn đăng ký sản xuất để xuất khẩu (Mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

2. Tóm tắt đặc tính của sản phẩm (Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT);

3. Mẫu nhãn sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng;

4. Giấy chứng nhận GMP của cơ sở sản xuất;

5. Quy trình sản xuất;

6. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;

7. Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp;

8. Bản cam kết thuốc sản xuất để xuất khẩu không tiêu thụ ở Việt Nam;

9. Bản cam kết không vi phạm các quy định của luật sở hữu trí tuệ (Mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT).

Nơi nộp hồ sơ: Cục thú y.

Thời hạn giải quyết: 

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Cục Thú y có trách nhiệm thông báo cho tổ chức đăng ký biết để hoàn thiện đối với những trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu;

- Cục Thú y có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả trong thời hạn như sau:

+ 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đăng ký sản xuất để xuất khẩu, sản xuất gia công, san chia;

+ 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đăng ký thuốc được miễn khảo nghiệm, chế phẩm sinh học để chẩn đoán;

+ 06 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đối với hồ sơ đăng ký thuốc mới, vắc xin, kháng thể, thuốc từ dược liệu.

Lưu ý: 

Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.

- Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y sản xuất gia công, san chia có hiệu lực bằng thời gian hiệu lực của Hợp đồng sản xuất gia công, san chia thuốc thú y cộng với thời hạn sử dụng của sản phẩm và tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,675
Công việc tương tự: