Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Tham khảo tại công việc “Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn”.
2. Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
3. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề.
4. Đảm bảo vốn pháp định như sau:
- Vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam
- Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
5. Đảm bảo điều kiện đối với thành viên là tổ chức:
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
- Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 203/2012/TT-BTC).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư 203/2012/TT-BTC).
4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.
5. Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc).
6. Bản sao Điều lệ công ty.
7. Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn (theo mẫu quy định tại phụ lục IV Thông tư 203/2012/TT-BTC), trong đó phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch; Số và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (đối với các cá nhân là kiểm toán viên hành nghề).
- Tên, địa chỉ đặt trụ sở, số và ngày quyết định thành lập (hoặc đăng ký kinh doanh) đối với tổ chức; Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đối với cá nhân được cử là người đại diện phần vốn góp của tổ chức.
- Số vốn góp theo đăng ký, giá trị vốn đã thực góp, tỷ lệ sở hữu, thời hạn góp vốn.
8. Văn bản xác nhận về vốn đối với công ty TNHH, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp thành lập mới phải có:
+ Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập;
+ Trường hợp số vốn được góp bằng tiền: thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
+ Trường hợp số vốn góp bằng tài sản: thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả thẩm định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: phải có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).
Yêu cầu:
- Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ gửi Bộ Tài chính.
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp phải bổi sung, sửa đổi theo thông báo và gửi về Bộ Tài chính.
- Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Bộ Tài chính không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Hoạt động kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
- Công ty hợp danh kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam
- Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
Bài viết liên quan:
- Sửa hơn 200 nội dung về kế toán doanh nghiệp tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (đề xuất)
- Tài khoản 791 (doanh thu khác)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 17)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 16)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 14)
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
- Sửa hơn 200 nội dung về kế toán doanh nghiệp tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (đề xuất)
- Tài khoản 791 (doanh thu khác)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 17)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 16)
- Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 14)