>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

1. Cơ cấu tổ chức quản lý và họat động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình hoạt động. Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của công ty được thực hiện như sau:

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Trong đó:

(i) Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.

Hội đồng thành viên sẽ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Đồng thời, có nghĩa vụ giải quyết các công việc quan trọng của công ty như:

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; quyết định dự án đầu tư phát triển công ty; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản, hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty… (Xem chi tiết tại Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020).

Tham khảo thêm công việc: Quyết định / Nghị quyết của Hội đồng thành viên.

(ii) Chủ tịch Hội đồng thành viên: do Hội đồng thành viên bầu ra, nhiệm kỳ do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

- Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

- Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

Tham khảo thêm công việc: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác,... (Xem chi tiết tại khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020).

Tham khảo thêm công việc: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc).

2. Ban kiểm soát trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không bắt buộc phải có ban kiểm soát mà do công ty quyết định. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát quy định tại khoản 2 Điều 168 và Điều 169 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Tham khảo thêm công việc: Thành lập Ban kiểm soát.

16,475
Bài viết liên quan: